BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2780/TCHQ-GSQL | Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2020 |
Kính gửi: Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Trả lời công văn số 692/HQBRVT-GSQL ngày 18/3/2020 của Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về hướng dẫn thủ tục tạm nhập tái xuất trực thăng, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Về loại hình xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan, chính sách thuế:
- Về loại hình xuất nhập khẩu:
Trường hợp của Công ty Helitechco đưa tàu bay vào Việt Nam dưới dạng tháo rời, qua quá trình sửa chữa, bảo dưỡng và khi đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam dưới dạng lắp ráp hoàn chỉnh, nếu hàng hóa tái xuất chính là hàng hóa đã tạm nhập ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thì đáp ứng quy định tại Điều 41 Luật Quản lý ngoại thương, Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ và phù hợp với loại hình tạm nhập tái xuất để sửa chữa, bảo dưỡng.
- Về thủ tục hải quan: Thực hiện theo quy định tại Điều 51 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015, được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 24 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ về thủ tục hải quan đối với tàu bay tạm nhập tái xuất để sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng. Cơ quan Hải quan thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hải quan đối với tàu bay nước ngoài tạm nhập tái xuất để sửa chữa, bảo dưỡng tại Việt Nam theo quy định tại Khoản 5 Điều này.
Trường hợp Công ty tạm nhập tàu bay vào Việt Nam dưới dạng tháo rời, qua quá trình sửa chữa, bảo dưỡng và khi đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam dưới dạng lắp ráp hoàn chỉnh, để đảm bảo công tác quản lý, giám sát hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, khi làm thủ tục tạm nhập và tái xuất đề nghị Công ty bổ sung Danh mục chi tiết các bộ phận, linh kiện tháo rời và Sơ đồ chi tiết lắp ráp tàu bay từ các bộ phận tháo rời để cơ quan Hải quan có cơ sở xác định hàng hóa tái xuất đúng với hàng hóa tạm nhập.
- Về chính sách thuế: Căn cứ điểm c khoản 9 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, Điều 13 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ, điểm c khoản 2 Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 và khoản 20 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính thì trường hợp Công ty Helitechco ký hợp đồng với Công ty Lao Skyway (Lào) để thực hiện bảo dưỡng, đại tu 01 trực thăng MI17-IV (được tạm nhập dưới hình thức tháo rời, đóng trong container và vận chuyển bằng đường bộ qua cửa khẩu Lao Bảo về cảng PTSC (Vũng Tàu); sau đó tái xuất dưới hình thức bay chuyển trường từ sân bay Vũng Tàu sang Lào) thì các phần, phụ tùng được tháo rời của trực thăng nêu trên khi tạm nhập được miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế TTĐB, không chịu thuế GTGT. Khi tái xuất, trường hợp cơ quan hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa, đối chiếu với tài liệu kỹ thuật, hồ sơ sửa chữa, xác định hàng hóa sau khi sửa chữa, bảo dưỡng đúng là hàng hóa tạm nhập khẩu trước đây thì được miễn thuế xuất khẩu. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP .
Trường hợp quá trình sửa chữa, bảo dưỡng có sử dụng nguyên liệu, vật tư trong nước có thuế xuất khẩu thì khi tái xuất doanh nghiệp phải nộp thuế xuất khẩu đối với phần nguyên liệu, vật tư trong nước cấu thành trong hàng hóa.
2. Về địa điểm làm thủ tục hải quan: Thực hiện theo quy định tại Điều 51 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 24 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ.
Tổng cục Hải quan có ý kiến để Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu biết, thực hiện./.
| TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.