BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2762/BNN-TCLN | Hà Nội, ngày 16 tháng 08 năm 2013 |
Kính gửi: Bộ Tư pháp
Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, tại Điều 32 quy định:
"Căn cứ vào mẫu biên bản, mẫu quyết định ban hành kèm theo Nghị định này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ban hành các mẫu biên bản, quyết định phù hợp để sử dụng trong ngành, lĩnh vực, địa phương mình và quy định việc quản lý và sử dụng các mẫu biên bản, quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính. Trong trường hợp cần thiết, để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thể ban hành các mẫu biên bản, quyết định và các mẫu biểu cần thiết khác sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tư pháp".
Căn cứ quy định nêu trên và hệ thống mẫu biểu ban hành kèm theo Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai xây dựng Thông tư Quy định mẫu biểu xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Bộ Tư pháp có ý kiến hướng dẫn về một số vấn đề dự kiến sẽ quy định tại Thông tư này, như sau:
1. Về đối tượng sử dụng mẫu, biểu
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định các mẫu biểu xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản phù hợp lĩnh vực quản lý của Bộ, đồng thời hướng dẫn các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lực lượng Kiểm lâm toàn quốc và các chức danh khác, gồm: Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ; Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ; Trưởng đoàn thanh tra Tổng cục Lâm nghiệp và cấp sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, quản lý và sử dụng.
Ủy ban nhân dân các cấp xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thực hiện theo mẫu, biểu quy định tại Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ.
2. Về quản lý mẫu, biểu
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thấy rằng mẫu biểu xử phạt vi phạm hành chính là tài liệu quan trọng, cần phải được quản lý chặt chẽ, tránh làm sai lệch hồ sơ; đề phòng lợi dụng xử phạt vi phạm hành chính để nhũng nhiễu, tiêu cực, … Do vậy, ngoài việc đánh số bút lục tại hồ sơ theo quy định, thì một số biểu xử phạt vi phạm hành chính như: Biên bản vi phạm hành chính; Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính; Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không xác định được chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp; … phải được in thành quyển, có in số nhảy, viết 03 liên bằng giấy than (liên 1 viết trực tiếp, lưu hồ sơ; liên 2 viết trên giấy than, giao cá nhân, tổ chức vi phạm; liên 3 viết trên giấy than, lưu cuống. Quy định quản lý mẫu biểu xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng theo cách này được áp dụng từ trước đến nay, cho thấy có hiệu quả và thuận lợi trong công tác kiểm tra, thanh tra, xác định trách nhiệm người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Tuy nhiên, các mẫu, biểu ban hành kèm theo Nghị định số 81/2013/NĐ-CP có nhiều trang cho một loại mẫu, biểu, không thể đóng quyển để viết giấy than, in số nhảy. Do vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Bộ Tư pháp thống nhất để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thu gọn các loại mẫu biểu cần đóng quyển thành 01 trang (trên một mặt giấy A4), nhưng vẫn bảo đảm các nội dung cơ bản của mẫu biểu.
3. Bổ sung thêm mẫu, biểu
Ngoài các mẫu biểu ban hành kèm theo Nghị định số 81/2013/NĐ-CP , Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị bổ sung một số mẫu, biểu sau:
- Mẫu "Biên bản kiểm tra", để ghi chép lại các tình tiết của vụ việc như: người làm chứng; tình trạng, số lượng, khối lượng tang vật, phương tiện, … trước khi quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện; trên cơ sở đó, thực hiện thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng; ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện trong các trường hợp này;
- Mẫu "Quyết định xử lý tang vật là động vật rừng sau xử lý tịch thu" để xử lý trong nhiều trường hợp khác nhau như: thả về rừng, chuyển giao trung tâm cứu hộ, chuyển cơ sở bào chế thuốc, …;
- Mẫu "Biên bản chuyển giao mẫu vật động vật thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB" để chuyển đến cơ quan quản lý, bảo quản các mẫu vật Nhà nước cấm lưu thông thương mại.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Bộ Tư pháp có ý kiến hướng dẫn về các vấn đề nêu trên. Rất mong nhận được sự hỗ trợ, hợp tác của quý Bộ./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.