BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2753/LĐTBXH-BHLĐ | Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 1995 |
CÔNG VĂN
CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 2753/LĐTBXH-BHLĐ NGÀY 01 THÁNG 8 NĂM 1995 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG DANH MỤC NGHỀ, CÔNG VIỆC ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM
Kính gửi: Các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ
Căn cứ Bộ Luật lao động ngày 23/6/1994 và các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành và quy định chi tiết một số điều của Bộ luật; để xây dựng hệ thống chức danh nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đã triển khai thực hiện thí điểm ở 7 bộ, ngành (Công nghiệp nặng, Công nghiệp nhẹ, Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Giao thông vận tải, Xây dựng, Năng lượng, Bưu điện). Trong quá trình triển khai thực hiện thí điểm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng các cơ quan nói trên đã có sự phối hợp chặt chẽ để tiến hành ở một số đơn vị này. Giai đoạn I đã đạt được những kết quả thiết thực, cụ thể đã tổng hợp được 6 nghề, công việc thuộc loại điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và 265 nghề, công việc thuộc loại điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Tuy nhiên, qua thực hiện ở giai đoạn I cho thấy, phương pháp và tổ chức thực hiện còn một số tồn tại như:
- Việc dùng phương pháp khoa học để đánh giá và phân loại điều kiện lao động là đúng đắn, nhưng chỉ dùng một phương pháp này thì chưa hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tế, mà cần phải có thêm phương pháp khác.
- Về tổ chức thực hiện thì chưa có hướng dẫn kỹ cách đo đạc các số liệu theo quy định chung và việc tổ chức giám sát chưa chặt chẽ nên khi xác định nghề ở nhiều ngành cũng còn gặp một số khó khăn.
Để khắc phục các tồn tại nói trên và giúp các bộ, ngành xác định điều kiện lao động của nghề hoặc công việc một cách khách quan trên cơ sở pháp luật quy định, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn phương pháp xây dựng hệ thống danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các bộ, các ngành chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền quản lý tiến hành xác định nghề và công việc theo phương pháp kèm theo Công văn này, tổng hợp kết quả và gửi về Liên bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế xem xét để ban hành.
Đề nghị các bộ, ngành quan tâm thực hiện để sớm ban hành toàn bộ danh mục nghề, công việc nói trên trong năm 1995
HƯỚNG DẪN
PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG DANH MỤC NGHỀ, CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM VÀ ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM
(Kèm theo Công văn số 2753/LĐTBXH-BHLĐ ngày 01/8/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Việc xây dựng danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thực hiện theo các nội dung sau đây:
PHẦN 1:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VỀ HỆ THỐNG DANH MỤC NGHỀ, CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM VÀ ĐẶC BIỆT, NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM
Đánh giá hiện trạng các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hiện tại theo các nội dung sau:
1. Thống kê lại danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đang được sử dụng ở các đơn vị thuộc bộ, ngành quản lý.
2. Các chế độ đang được áp dụng đối với các nghề, công việc nói trên.
3. Những bất hợp lý trong việc phân loại nghề, công việc và các chế độ được áp dụng.
PHẦN 2:
NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI NGHỀ, CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM VÀ ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM
I. XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG
Mục đích là xây dựng danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, vì vậy chỉ đánh giá phân loại các nghề công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Trong quá trình xác định đối tượng có thể dựa trên danh mục (đã kể ở phần I đã loại bỏ các trường hợp bất hợp lý) hoặc bổ sung các trường hợp khác nếu thấy cần thiết (bao gồm cả những nghề, công việc mới phát sinh).
II. PHƯƠNG PHÁP
1. Phương pháp thống kê, kinh nghiệm
Căn cứ hệ thống phân loại lao động ban hành theo Quyết định số 278 LĐ/QĐ ngày 13/11/1976 của Bộ Lao động (cũ) và các văn bản bổ sung của Bộ, ngành trong những năm qua đã được quy định trong hệ thống thang bảng lương, phụ cấp độc hại, bồi dưỡng hiện vật.... có thể xác định được những nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt NNĐHNH.
Phương pháp này là cơ sở để lập danh mục nghề, công việc trên cơ sở đó đánh giá phân loại theo phương pháp khoa học sẽ nói ở phần sau.
2. Phương pháp đánh giá phân loại thông qua hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động
Ở phương pháp này chúng ta sử dụng hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động và phương pháp đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu đó (theo kết quả của đề tài cấp Nhà nước về phân loại điều kiện lao động đã được nghiệm thu năm 1984).
Hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động gồm hai nhóm chính:
- Nhóm các chỉ tiêu về vệ sinh môi trường lao động.
- Nhóm các chỉ tiêu về tâm sinh lý lao động.
Mỗi chỉ tiêu được chia thành các mức độ nặng nhọc, độc hại ứng với một số điểm nhất định
(Xem phụ lục kèm theo)
Điểm tổng hợp được xác định bằng công thức:
(1)
Y = 17,1 X - 1,2 X2 + 2
Trong đó:
* X là điểm trung bình của các yếu tố.
Căn cứ số điểm tổng hợp đã tính toán ở trên, việc phân loại điều kiện được quy định theo bảng sau:
Loại Điều kiện lao động | I | II | III | IV | V | VI |
Điểm (Y) | Y Ê 18 | 18 | 34 | 46 | 55 | Y>59 |
Loại I: Nhẹ nhàng, thoải mái: giá trị của Y: Y Ê 18
Loại II: Không căng thẳng, không độc hại, song so với loại I phải cố gắng hơn: 18< YÊ 34
Loại III: Có thể có các chỉ tiêu nặng nhọc, độc hại, nhưng ở trong khoảng tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. Các biến đổi tâm sinh lý sau lao động phục hồi nhanh, sức khoẻ không bị ảnh hưởng đáng kể: 34 < Y Ê 46.
Loại IV: Các chỉ tiêu vệ sinh môi trường vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép; khả năng làm việc bị hạn chế nhất định, cơ thể khoẻ có thể thích nghi nhờ cơ chế điều hoà của hệ thống thần kinh nhưng làm việc nhiều năm trong môi trường này sức khoẻ có thể bị giảm sút: 46 < Y Ê 55.
Loại V: Các chỉ tiêu độc hại vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép nhiều lần; cường độ vận động cơ bắp lớn; độ căng thẳng chú ý và mệt mỏi thần kinh cao. Lao động liên tục kéo dài dẫn đến bệnh lý xấu. Là loại lao động đòi hỏi người lao động có sức khoẻ tốt: 55 < Y Ê 59.
Loại VI: Các chỉ tiêu ở mức giới hạn chịu đựng tối đa của cơ thể. Là loại lao động rất nặng nhọc, độc hại, rất căng thẳng thần kinh - tâm lý. Loại VI bắt buộc phải giảm giờ làm việc và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý mới tránh được các tai biến về bệnh tật. Người lao động phải có sức khoẻ thật tốt: Y > 59.
Trên cơ sở phân loại điều kiện lao động đã nói ở trên. Việc xác định loại lao động được coi là nặng nhọc độc hại nguy hiểm là loại lao động có các yếu tố vệ sinh môi trường vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. Như vậy, các nghề, công việc có điều kiện lao động loại IV và loại V (Y>46 điểm) thì được xếp vào nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Các nghề, công việc có điều kiện lao động loại VI (Y > 59 điểm) có các chỉ tiêu xấp xỉ ở mức giới hạn chịu đựng tối đa của cơ thể thì được xếp vào nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
3. Phương pháp kết hợp:
Kết hợp hai phương pháp trên cùng với việc lấy ý kiến chuyên gia am hiểu sâu về lĩnh vực này để tổng hợp kết quả bảo đảm cả tính khoa học và tính thực tiễn.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Việc xây dựng danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là trách nhiệm chính của mỗi ngành. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp, cân đối chung để ban hành.
Vì vậy, để thực hiện tốt việc xây dựng danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đề nghị các bộ, ngành thực hiện theo các bước sau đây:
1. Từng bộ, ngành cần thành lập tổ, nhóm nghiên cứu về vấn đề này bao gồm cơ quan chức năng quản lý Nhà nước về bảo hộ lao động, y học lao động, cán bộ kỹ thuật có am hiểu về điều kiện lao động của ngành, nghề và do cơ quan chức năng quản lý Nhà nước về bảo hộ lao động chủ trì.
2. Thông qua tình hình thực hiện phân loại lao động trong những năm qua, xác định rõ tên nghề, công việc đặc thù của ngành cần phải khảo sát, đánh giá để đưa vào hệ thống danh mục nghề, công việc NNĐHNH và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Danh mục nghề này cần được trao đổi với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế trước khi tiến hành các bước tiếp theo.
3. Tổ chức thực hiện đánh giá phân loại thông qua hệ thống chỉ tiêu điều kiện lao động theo các bước sau:
a. Trên cơ sở các nghề, công việc nói trên, cần chọn các chỉ tiêu điều kiện lao động đặc trưng cho từng nghề, công việc.
Yêu cầu mỗi nghề, công việc phải chọn ít nhất là 6 chỉ tiêu đặc trưng.
b. Lập phiếu ghi kết quả các yếu tố đặc trưng của nghề, công việc (mẫu số 1 kèm theo).
c. Tính điểm tổng hợp theo công thức: Y = 17,1 X - 1,2 X2 + 2
d. Xác định loại lao động:
Để lập danh mục nghề, công việc NNĐHNH và đặc biệt NNĐHNH, ta chỉ xác định nghề, công việc có số điểm tổng hợp về điều kiện lao động từ 46 điểm trở lên và phân loại như sau:
Loại IV đạt số điểm: 46 < Y Ê 55
Loại V đạt số điểm: 55 < Y Ê 59
Loại VI đạt số điểm: 59 < Y
e. Lập danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Những nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải đạt trên 59 điểm.
- Những nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải đạt trên 46 điểm.
Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp đánh giá phân loại lao động theo hệ thống các chỉ tiêu điều kiện lao động có thể chưa hoàn toàn chính xác còn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan khi đo đạc các yếu tố điều kiện lao động vì vậy để hoàn chỉnh danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cần phải lấy ý kiến của các chuyên gia am hiểu về quản lý, kỹ thuật của lĩnh vực này.
Việc lập danh mục này phải bảo đảm cân đối trong nội bộ một ngành và các ngành liên quan. Kết quả được lập theo mẫu số 2 kèm theo.
4. Báo cáo kết quả:
Đề nghị các bộ, ngành báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế những nội dung sau đây:
a. Hiện trạng về danh mục nghề, công việc NNĐHNH và đặc biệt NNĐHNH.
b. Khái quát quá trình triển khai thực hiện.
c. Kết quả phân loại theo mẫu số 1 và 2 kèm theo.
Đề nghị các Bộ, ngành triển khai thực hiện sớm, trong quá trình thực hiện Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Y tế sẽ có các chuyên gia giúp đỡ về nghiệp vụ; giám sát trong quá trình thực hiện, đồng thời sẽ kiểm tra lại một số số liệu cần thiết trước khi tổng hợp ban hành.
MẪU SỐ 1
Theo hướng dẫn công văn 2753/LĐTBXH ngày 1/8/1995
PHIẾU GHI KẾT QUẢ ĐO ĐẠC VÀ TỔNG HỢP CÁC YẾU TỐ ĐẶC TRƯNG VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG
Nghề, công việc:
Đơn vị khảo sát:
Tổng số lao động trong nghề: Trong đó nữ:
Tổng số doanh nghiệp có nghề:
Số thứ tự | Yếu tố | Kết quả khảo sát | Thời gian tiếp xúc (%) | Điểm | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ồ xij: Xếp loại:
n:
Y:
Cơ quan quản lý Nhà nước của Bộ, ngành (Ký tên đóng dấu) | Ngày..... tháng.... năm 1995 Cơ quan y tế (Ký tên, đóng dấu) |
MẪU SỐ 2
Theo hướng dẫn Công văn 2753/LĐTBXH ngày 1/8/1995
Bộ, ngành
............
BẢNG TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG
Số TT | Tên nghề, công việc | Đặc điểm điều kiện lao động | Phân loại theo 278 | Đánh giá phân loại | Đề nghị xếp loại mới | Ghi chú | |
|
|
|
| Điểm | Loại |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
..... Ngày... tháng... năm 199.....
Thủ trưởng bộ, ngành
(Ký tên, đóng dấu)
| Lê Duy Đồng (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.