TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 275/TLĐ | Hà Nội, ngày 2 tháng 3 năm 2009 |
Kính gửi: | - Các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; |
Qua ba năm thực hiện Chương trình phối hợp số 1859/TLĐ ngày 14/9/2005 giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Bộ Văn hoá Thông tin và Uỷ Ban Thể dục thể thao (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) về “Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở trong CNVCLĐ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước giai đoạn 2006-2010”; Công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở trong CNVCLĐ đã được các cấp Công đoàn tích cực triển khai với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, đời sống văn hoá tinh thần ở các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được nâng lên, đóng góp quan trọng vào thực hiện thắng lợi cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, phong trào xây dựng đời sống văn hoá cơ sở có nơi chưa thường xuyên, thiếu tập trung trọng điểm vào các vùng, các địa phương, ngành và các loại hình doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa tổ chức Công đoàn và các ngành, địa phương còn thiếu chặt chẽ, chồng chéo, ảnh hưởng đến chất lượng phong trào, đặc biệt là việc bình xét và công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hoá.
Để phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hoá trong thời gian tới từng bước đi vào chiều sâu mang lại hiệu quả thiết thực, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam yêu cầu LĐLĐ các tỉnh, thành phố, CĐ ngành TW thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
1. Về phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hoá tại địa phương, ngành
Căn cứ nội dung chương trình số 670/CTr- BVHTT ngày 06 tháng 03 năm 2006 của Ban Chỉ đạo Trung ương về “Chương trình thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa giai đoạn 2006 - 2010”, các ngành, các địa phương xây dựng tiêu chuẩn, hướng dẫn quy trình bình xét công nhận danh hiệu “cơ quan, đơn vị văn hoá”, sau đó tập hợp và thẩm định hồ sơ đề nghị Ban chỉ đạo toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá đồng cấp ra quyết định công nhận danh hiệu: Đơn vị văn hoá.
2. Về quy trình đăng ký và xét tặng “Bằng công nhận đơn vị văn hoá” cấp Tổng Liên đoàn
2.1 Hàng năm, các LĐLĐ tỉnh, thành phố gửi danh sách đăng ký số lượng đơn vị phấn đấu được tặng “Bằng công nhận đơn vị văn hoá” cấp Tổng Liên đoàn về Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trước ngày 28 tháng 2.
2.2 Mỗi đơn vị ít nhất 02 lần được Ban Chỉ đạo TD ĐKXD ĐSVH đồng cấp công nhận mới được gửi hồ sơ đề nghị Tổng Liên đoàn xét công nhận;
Hồ sơ bao gồm:
- Tờ trình của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố kèm bản tóm tắt thành tích của đơn vị đề nghị tặng Bằng công nhận.
- Bản phô tô Bằng công nhận của Ban Chỉ đạo TD ĐKXD ĐSVH theo cấp quản lý (có xác nhận của công chứng hoặc Ban thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố)
2.3 Các đơn vị thuộc Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc TLĐ đăng ký và đề nghị xét công nhận danh hiệu “Đơn vị văn hoá” theo Ban chỉ đạo TDĐKXDĐSVH tại địa bàn. Nếu được công nhận 02 lần tại cấp quản lý thì làm hồ sơ đăng ký xét tặng Bằng công nhận cấp Tổng Liên đoàn. Hồ sơ gửi Ban Tuyên giáo - Tổng Liên đoàn theo thời gian, và thủ tục quy định như đối với LĐLĐ tỉnh, thành phố.
2.4 Bằng công nhận đơn vị văn hoá cấp Tổng Liên đoàn là bằng danh dự không có tiền thưởng kèm theo.
2.5 Đoàn Chủ tịch giao Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn là bộ phận thường trực tổng hợp hồ sơ, thẩm định và trình Đoàn Chủ tịch ra quyết định công nhận.
Nhận được công văn này yêu cầu Ban thường vụ LĐLĐ các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương triển khai kế hoạch hướng dẫn các cấp công đoàn thực hiện.
Trong quá trình triển khai thực hiện có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn bằng văn bản hoặc điện thoại số: 04.39421518 để được giải đáp.
Nơi nhận: | TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.