BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2660/BNN-TCCB | Hà Nội, ngày 21 tháng 08 năm 2012 |
Kính gửi: UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW
Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân tại thông báo số 230/TB-VPCP ngày 27/9/2011 và thông báo số 28/TB-VPCP ngày 30/11/2011 của Văn phòng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc sơ kết 02 năm thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg và triển khai kế hoạch năm 2012, ngày 03/8/2012 Ban chỉ đạo đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn của Bộ Nông nghiệp và PTNT đã họp đánh giá kết quả triển khai nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và xem xét những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác đào tạo nghề nông nghiệp 6 tháng cuối năm 2012 và giai đoạn tiếp theo.
Để công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn đạt chất lượng và hiệu quả, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thống nhất, tăng cường chỉ đạo và tạo điều kiện cho các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện tốt nhiệm vụ tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn, trước mắt cần tập trung vào các nội dung cụ thể sau:
1. Công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn cần quán triệt tinh thần “khẩn trương nhưng chắc”; đặc biệt chú trọng đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
2. Dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn cần gắn với đặc thù của sản xuất nông nghiệp, quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương, quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở cấp xã.
3. Chú trọng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tại làng, xã, thôn, bản, ấp … hoặc tại cơ sở sản xuất (trang trại, trạm …), gắn với mô hình sản xuất tiến bộ; lấy thực hành là chính. Giáo viên dạy nghề nông nghiệp phải có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp và có khả năng thực hành tốt.
4. Trong những năm đầu, tâp trung đào tạo cho lao động của các xã đã có quy hoạch phát triển sản xuất, quy hoạch xây dựng nông thôn mới được duyệt; ưu tiên dạy các ngành, nghề chính, thiết thực theo quy hoạch của xã, lựa chọn đúng đối tượng học nghề, đủ điều kiện áp dụng kiến thức nghề sau khi học, là nông dân nòng cốt tại địa phương, đảm bảo chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo.
5. Chỉ đạo các cơ sở đủ điều kiện tham gia dạy nghề nông nghiệp sử dụng các chương trình giáo trình đào tạo nghề đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình, đảm bảo chất lượng đào tạo.
6. Chỉ lựa chọn, giao nhiệm vụ cho các cơ sở đào tạo có năng lực thực sự trực tiếp dạy nghề nông nghiệp, không lựa chọn các cơ sở thiếu năng lực, tổ chức trung gian. Trong giai đoạn đầu, để đảm bảo chất lượng đào tạo, cần phát huy năng lực sẵn có của các trường, các viện thuộc các Bộ/ngành và địa phương, các Trung tâm Khuyến nông có kinh nghiệm dạy nghề.
7. Thống nhất chỉ đạo, giao cho Chi cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn/Chi cục Phát triển nông thôn là đầu mối tham mưu giúp giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT trong việc quản lý, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; gắn đào tạo nghề với xây dựng nông thôn mới;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, tập trung chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan chuyên môn liên quan tăng cường phối hợp với các cơ quan ngành nông nghiệp để công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn đạt chất lượng và hiệu quả.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.