BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2633 /BXD-QLN | Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2014 |
Kính gửi: Sở Xây dựng thành phố Cần Thơ
Bộ Xây dựng nhận được công văn số 2249/SXD-QLN&CS ngày 22/9/2014 của Sở Xây dựng thành phố Cần Thơ kiến nghị Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể về trường hợp “các hộ dân thuộc Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long đã nhận nền nhưng không tháo dỡ hiện trạng nhà cũ thì có quy định bắt buộc các hộ dân phải bàn giao mặt bằng hiện trạng nhà cũ cho địa phương quản lý không”.
Bộ Xây dựng xin được trả lời như sau:
Ngày 05/12/2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1548/QĐ-TTg về việc đầu tư tôn nền vượt lũ để xây dựng các cụm, tuyến dân cư vùng ngập sâu đồng bằng sông Cửu Long năm 2002; ngày 26/8/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1151/QĐ-TTg về phê duyệt bổ sung các Dự án đầu tư (giai đoạn 2) thuộc Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long với mục đích là đáp ứng nhu cầu di dời, ổn định đời sống cho số hộ dân trong các khu vực sạt lở nguy hiểm và từng bước tiến tới phát triển bền vững.
Các Quyết định trên không quy định việc các hộ dân thuộc Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long đã nhận nền vào ở tại cụm, tuyến dân cư phải tháo dỡ hiện trạng nhà cũ, bàn giao mặt bằng hiện trạng nhà cũ cho địa phương quản lý.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn về người và tài sản, đề nghị địa phương vận động các hộ dân không sử dụng những ngôi nhà ở vùng ngập lũ và dễ sạt lở để ở khi mùa nước lũ đến; trường hợp ngôi nhà cũ của hộ dân ở vùng ngập lũ, sạt lở được xác định là nguy hiểm theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn tại địa phương thì tiến hành di dời theo quy định của chính quyền địa phương./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.