UBND TỈNH LÂM ĐỒNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2613/NN-PTNT | Đà Lạt, ngày 18 tháng 11 năm 2004 |
Kính gửi: | - Các đơn vị chủ rừng (có diện tích khai thác gỗ rừng tự nhiên). |
- Căn cứ Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên ban hành theo quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ;
- Căn cứ Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác ban hành theo quyết định số 04/2004/QĐ-BNN-PTLN ngày 02/02/2004 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT;
- Căn cứ công văn số 792/CV-LN-SDR ngày 13/9/2004 của Cục Lâm nghiệp về việc xây dựng phương án điều chế rừng giai đoạn 2006-2010;
Để thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Nhà nước về thi hành luật bảo vệ phát triển rừng và chiến lược đổi mới ngành Lâm nghiệp tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2001-2010. Mặt khác để đảm bảo được nguyên tắc cao nhất là sản xuất lâu dài, liên tục với năng suất cao, trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên, ổn định phát triển vốn rừng, bảo đảm khả năng cung cấp và phòng hộ của rừng; làm cơ sở cho việc lập kế hoạch tác nghiệp hàng năm của đơn vị.
Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Lâm Đồng thông báo cho các đơn vị chủ rừng dựa trên kết quả kiểm kê rừng tự nhiên có diện tích đủ điều kiện khai thác gỗ rừng tự nhiên phối hợp với Công ty tư vấn thiết kế Lâm Nông nghiệp tiến hành xây dựng phương án điều chế rừng đơn giản giai đoạn 2006-2010 với nội dung như sau:
1. Những nội dung cần thể hiện trong phương án:
- Các đơn vị chủ rừng có diện tích khai thác gỗ rừng tự nhiên căn cứ nhiệm vụ được giao theo các quyết định của UBND tỉnh để xây dựng phương án cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Dựa trên kết quả kiểm kê rừng đã được công bố tại Quyết định số 03/2001/QĐ-TTg ngày 5/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ, kết hợp với tiến hành phúc tra hiện trạng tài nguyên rừng trước khi xây dựng phương án để bổ sung các số liệu về tài nguyên. Đối tượng rừng đưa vào thiết kế là rừng tự nhiên thuộc rừng sản xuất và rừng phòng hộ đã được cấp có thẩm quyền giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sản xuất kinh doanh theo quy định của Luật pháp.
- Nội dung cụ thể phương án theo như quy định tại các điều 6, 7, 8 của quyết định số 04/2004/QĐ-BNN-PTLN của Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT ban hành ngày 02/02/2004; các hệ thống mẫu biểu và một số điểm cần lưu ý được Cục Lâm ngihệp hướng dẫn tại công văn 792/CV-LN-SDR ngày 13/9/2004 về việc xây dựng phương án điều chế rừng giai đoạn 2006-2010.
2. Kinh phí xây dựng phương án điều chế:
Trên cơ sở khối lượng công việc nội nghiệp và điều tra ngoại nghiệp khi xây dựng phương án, căn cứ định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và tùy theo tình hình cụ thể của từng địa phương. Các đơn vị chủ rừng lập dự trù kinh phí để tổng hợp gửi Sở NN&PTNT, làm cơ sở để Sở NN&PTNT phối hợp với Sở Tài chính xem xét tổng hợp trình UBND tỉnh giải quyết bố trí kinh phí.
3. Thời hạn và thủ tục phê duyệt:
Phương án do đơn vị chủ rừng và Công ty tư vấn Lâm Nông nghiệp xây dựng và bảo vệ, phương án phải thông qua nội bộ đơn vị chủ rừng và có sự thống nhất với chính quyền địa phương (huyện) trước khi gửi về Sở Nông nghiệp & PTNT. Riêng các đơn vị chủ rừng là đơn vị quân đội, vũ trang phương án phải có ý kiến thống nhất của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Lâm Đồng trước khi gửi về Sở NN&PTNT.
- Hồ sơ gồm có: 7 bộ (thuyết minh phương án, tờ trình, hệ thống mẫu biểu theo quy định của Cục Lâm nghiệp, bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ bố trí quy hoạch sản xuất từ 2006-2010 tỷ lệ 1/25.000).
- Các đơn vị chủ rừng và Công ty tư vấn thiết kế Lâm Nông nghiệp phải hoàn chỉnh phương án và gửi về Sở NN&PTNT trước ngày 25/12/2004 để thẩm định dự toán theo quy định trình Cục Lâm nghiệp phê duyệt.
Nhận được thông báo này yêu cầu các đơn vị khẩn trương tổ chức thực hiện. (Đính kèm văn bản số 792/CV-LN-SDR ngày 13/9/2004 của Cục Lâm nghiệp).
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.