NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/CV-NH1 | Hà Nội, ngày 10 tháng 1 năm 1997 |
CÔNG VĂN
CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 26/CV-NH1 NGÀY 10 THÁNG 1 NĂM 1997 VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THÔNG TƯ SỐ 07/TT-NH1 NGÀY 27/12/1996 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY CHẾ PHÁT HÀNH VÀ SỬ DỤNG SÉC BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 30/Chính phủ
Kính gửi: | - Các Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố |
Ngày 27/12/1996, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 07/TT-NH1 hướng dẫn thực hiện Quy chế phát hành và sử dụng séc ban hành kèm theo Nghị định số 30/CP ngày 9/5/1996 của Chính phủ. Để việc triển khai Thông tư được đồng bộ, thống nhất và thông suốt, Ngân hàng Nhà nước Trung ương yêu cầu các đơn vị liên quan thực hiện một số điểm sau đây:
I. CÁC CÔNG VIỆC PHẢI LÀM TỪ NAY ĐẾN 31/3/1997
(giai đoạn chuẩn bị thực hiện Thông tư 07/TT-NH1)
1. Ngân hàng Nhà nước:
1.1. Vụ Kế toán - Tài chính, Ban thường trực Hội đồng thanh toán, Vụ Nghiên cứu kinh tế, Vụ Pháp chế phối hợp thành lập một nhóm các chuyên gia để sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của các ngành, địa phương, các tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước. Nhóm này do Vụ Kế toán - Tài chính làm đầu mối và do 1 đồng chí lãnh đạo Vụ điều hành.
1.2. Vụ Nghiên cứu kinh tế tổ chức việc duyệt mẫu séc cho các tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước nhanh chóng, thuận lợi, không để chậm trễ, ách tắc.
1.3. Các Vụ, Cục và đơn vị liên quan ở Ngân hàng Nhà nước Trung ương nghiên cứu Thông tư 07/TT-NH1 và xử lý kịp thời các công việc trong phạm vi trách nhiệm của mình.
1.4. Nhà in Ngân hàng I và II lập ngay kế hoạch để sẵn sàng phục vụ các tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước đến ký hợp đồng in séc theo mẫu mới và các giấy tờ khác có liên quan.
1.5. Các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố tổ chức nghiên cứu kỹ Thông tư 07/TT-NH1 và lập nhóm chuyên gia do một đồng chí trong Ban giám đốc chỉ đạo để giải đáp thắc mắc của các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước trên địa bàn trong quá trình triển khai thực hiện. Nếu có vướng mắc vượt quá thẩm quyền, phản ánh kịp thời về nhóm chuyên gia của Ngân hàng Nhà nước Trung ương.
2. Các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước:
2.1. Khẩn trương thiết kế mẫu séc mới của mình và trình duyệt mẫu tại Vụ Nghiên cứu kinh tế, sau đó ký hợp đồng in séc với một trong hai Nhà in ngân hàng (chậm nhất phải xong trước 15/2/1997).
2.2. Lập kế hoạch và cho in các giấy tờ khác phục vụ việc phát hành và sử dụng séc mới phù hợp với Thông tư 07/TT-NH1 .
2.3. Tổ chức tập huấn cho cán bộ trong hệ thống của mình.
2.4. Phổ biến và hướng dẫn cho khách hàng của mình về việc thu hồi các loại séc cũ (séc trắng) và sử dụng séc mới theo Nghị định 30/CP và Thông tư 07/TT-NH1 .
II. CÁC CÔNG VIỆC CẦN LÀM SAU KHI THÔNG TƯ 07/TT-NH1 BẮT ĐẦU CÓ HIỆU LỰC
1. Các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước:
1.1. Các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước chỉ đạo các chi nhánh của mình tổ chức triển khai theo quy định của Thông tư 07/TT-NH1. Các tổ chức tín dụng và các chi nhánh Ngân hàng thương mại, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm báo cáo tình hình theo mẫu tại phụ lục kèm theo công văn này cho các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi mình đóng trụ sở hoạt động, riêng các Ngân hàng thương mại quốc doanh (bao gồm cả Ngân hàng Đầu tư và Phát triển), Kho bạc Nhà nước tập hợp tình hình triển khai trên toàn hệ thống, báo cáo trực tiếp về Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ Nghiên cứu Kinh tế) để tổng hợp theo các kỳ quy định như sau: trong ngày triển khai (1/4/1997), 5 ngày đầu (từ 1 đến 5/4/1997), 10 ngày đầu (từ 1 đến 10/4/1997), 10 ngày tiếp theo (từ 11 đến 20/4/1997) và 10 ngày cuối tháng (từ 21 đến 30/4/1997). Sau đó báo cáo định kỳ theo tháng và sau 3 tháng, các Ngân hàng thương mại quốc doanh (bao gồm cả Ngân hàng Đầu tư và Phát triển) Kho bạc Nhà nước tiến hành sơ kết việc triển khai thực hiện Thông tư 07/TT-NH1 , gửi báo cáo về Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ Nghiên cứu Kinh tế) để tổng hợp sơ kết toàn quốc.
1.2. Trong quá trình triển khai, nếu gặp khó khăn vướng mắc thì phải phản ánh ngay về Ngân hàng Nhà nước Trung ương để giải đáp và xử lý.
2. Ngân hàng Nhà nước:
2.1. Các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố tập hợp tình hình triển khai trên địa bàn báo cáo nhanh về Ngân hàng Nhà nước Trung ương; báo cáo gửi fax vào ngày hôm sau của kỳ hạn báo cáo theo quy định tại điểm 1.1 mục II công văn này. Sau đó, định kỳ hàng tháng báo cáo tình hình triển khai. Sau 3 tháng triển khai, tổ chức sơ kết trên địa bàn.
2.2. Vụ Nghiên cứu Kinh tế tập hợp báo cáo của các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại quốc doanh, Kho bạc Nhà nước, báo cáo Thống đốc theo quy định kỳ tại điểm 1.1, thời gian chậm sau 1 ngày so với thời hạn báo cáo nhanh bằng fax từ các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước. Sau 3 tháng triển khai, tổ chức sơ kết toàn quốc, báo cáo Ban lãnh đạo NHNN.
Nhận được công văn này, các đơn vị liên quan chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để triển khai thông suốt, kịp thời gian quy định, không gây ách tắc cho thanh toán của các doanh nghiệp, tổ chức và nhân dân sau ngày 1/4/1997; đồng thời báo cáo về Ngân hàng Nhà nước Trung ương kịp thời và đầy đủ theo quy định trên.
| Lê Đức Thuý (Đã ký) |
PHỤ LỤC
Mẫu báo cáo nhanh
ĐƠN VỊ....................
BÁO CÁO TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THÔNG TƯ 07/TT-NH1 PHÁT HÀNH VÀ SỬ DỤNG SÉC
Từ ngày....... đến ngày..............
Chỉ tiêu | Kỳ báo cáo | Luỹ kế |
1. Số lượng thanh toán séc: a) Séc cùng địa bàn, khác hệ thống: - Số món: - Số tiền: b) Séc khác địa bàn, cùng hệ thống: - Số món: - Số tiền: |
|
|
2. Tình hình thực hiện:
a) Thuận lợi:
b) Khó khăn:
c) Kiến nghị, đề xuất:
... ngày... tháng... năm...
Lập biểu Tổng GĐ/Giám đốc
Ký tên ký tên, đóng dấu
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.