BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2508/LĐTBXH-BTXH | Hà Nội, ngày 25 tháng 06 năm 2018 |
Kính gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới và Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII, ngày 16/5/2018, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế đã ban hành Chương trình phối hợp số 1883/CTr-BLĐTBXH-BYT về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và công tác dân số trong tình hình mới, giai đoạn 2018 - 2021 (Có Chương trình kèm theo).
Để thực hiện tốt 02 Nghị quyết của Trung ương và Chương trình phối hợp liên ngành, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ban, ngành liên quan:
I. Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình phối hợp của hai Bộ, ngành trên địa bàn tỉnh, thành phố, trong đó tập trung vào các nội dung sau:
1. Hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị có hoạt động y tế của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện các quy định về Giấy phép hoạt động, Danh mục kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh và Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; Nghiên cứu, hoàn thiện các quy định về chuyển tuyến, thông tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, bảo đảm các cơ sở y tế thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được nằm trong tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế để các đối tượng là người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người nghèo, người khuyết tật, người lao động và các đối tượng cần sự chăm sóc đặc thù khác được hưởng đầy đủ các chế độ về bảo hiểm y tế.
2. Ngành Y tế hỗ trợ nhân lực y tế, chỉnh hình và phục hồi chức năng cho các cơ sở của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; cử cán bộ y tế luân phiên hỗ trợ chuyên môn cho các cơ sở của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, đặc biệt tại các cơ sở điều dưỡng người có công với cách mạng, cơ sở chăm sóc và phục hồi chức năng cho người khuyết tật, người tâm thần, cơ sở cai nghiện ma túy và các cơ sở trợ giúp xã hội; Xây dựng mô hình điểm về chăm sóc y tế, chỉnh hình và phục hồi chức năng tại các cơ sở của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, chỉnh hình và phục hồi chức năng tại các cơ sở thuộc Bộ, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội nhằm tăng sự hài lòng của người dân. Đẩy mạnh đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, nâng cao y đức và xây dựng cơ sở thuộc Bộ, ngành xanh, sạch, đẹp, thân thiện với môi trường.
4. Tăng cường bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ y tế, chỉnh hình và phục hồi chức năng của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; phối hợp xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, tập huấn nghiệp vụ y tế, chỉnh hình và phục hồi chức năng cho đội ngũ nhân viên y tế của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
5. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thuộc khối ngành sức khỏe; đồng thời đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc tổ chức đào tạo và bảo đảm chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đào tạo khối ngành sức khỏe; Tăng cường thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc nhằm phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động.
6. Đổi mới cơ chế hoạt động, quản lý các cơ sở y tế công lập gắn trao quyền tự chủ với trách nhiệm giải trình, bảo đảm công khai, minh bạch, có sự kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền; Đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực y tế, chỉnh hình và phục hồi chức năng theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công đối với lĩnh vực này. Rà soát, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong từng đơn vị theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
7. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các Chiến lược, chương trình, Đề án, nhiệm vụ của hai ngành gắn với công tác dân số trong tình hình mới gồm: Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020 và Đề án nhân rộng mô hình câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau; Đề án phát triển nghề công tác xã hội; Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới; Đề án người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020; Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững; Chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp - việc làm và an toàn lao động giai đoạn 2016 - 2020.
8. Xây dựng, ban hành Đề án phát triển y tế lao động xã hội, bảo đảm khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản cho người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp; Xây dựng các đề án về phòng, chống tai nạn thương tích; phòng, chống đuối nước và bảo vệ, chăm sóc trẻ em đến năm 2030.
9. Rà soát, đánh giá thực trạng công tác chăm sóc, nâng cao sức khỏe đối với người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật, người lao động và các đối tượng cần sự chăm sóc đặc thù khác tại các các cơ sở y tế lao động xã hội, đặc biệt công tác chăm sóc sức khỏe người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp trên địa bàn (Có phụ lục, biểu mẫu báo cáo, đánh giá kèm theo); Hướng dẫn sắp xếp lại các cơ sở trợ giúp xã hội công lập theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, tạo lập môi trường chăm sóc, phát huy vai trò của người cao tuổi thân thiện, hòa nhập cộng đồng.
II. Kinh phí: Ngân sách nhà nước, bảo hiểm y tế bảo đảm chi trả cho các dịch vụ ở mức cơ bản; người sử dụng dịch vụ chi trả cho phần vượt mức; Có cơ chế giá dịch vụ và cơ chế đồng chi trả phù hợp, nhằm khuyến khích đối tượng và người dân khám, chữa bệnh, điều trị, chỉnh hình và phục hồi chức năng ở tuyến dưới và các cơ sở y tế lao động xã hội ở tuyến trên, tập trung cung cấp các dịch vụ mà tuyến dưới chưa bảo đảm được.
III. Góp ý đề cương Đề án phát triển y tế lao động xã hội, giai đoạn 2018 - 2030 (Có Đề cương dự thảo kèm theo).
Báo cáo, văn bản góp ý gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 20/07/2018 (qua Cục Bảo trợ xã hội; Địa chỉ: số 35 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội; Điện thoại: 02437478675; Fax: 0237478674; Email: khangdx@molisa.gov.vn)./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …./…. | …, ngày…tháng…năm… |
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE
NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT, CỤM CÔNG NGHIỆP
(Phụ lục kèm Công văn số 2506/LĐTBXH-BTXH ngày 26 tháng 6 năm 2018)
I | Danh sách các Cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe người lao động tại các KCN, KCX, CNN | HIỆN TRẠNG | ĐỀ XUẤT ĐẾN NĂM 2030 | ||||||
Đội ngũ y, bác sĩ | Số lượt người lao động được khám chữa bệnh trung bình/năm | Diện tích đất tự nhiên | Diện tích đất xây dựng | Đội ngũ y, bác sĩ | Số lượt người lao động được khám chữa bệnh trung bình/năm | Diện tích đất tự nhiên | Diện tích đất xây dựng | ||
(Người) | (Lượt) | (m2) | (m2) | (Người) | (Lượt) | (m2) | (m2) | ||
1 | - Cơ sở 1… |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | - Cơ sở 2… |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | - Cơ sở 3… |
|
|
|
|
|
|
|
|
... | ……………………….... |
|
|
|
|
|
|
|
|
II | Số KCN, KCX, CCN chưa có cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe người lao động (Số KCN, KCX, CCN) |
|
| ||||||
| Tỷ lệ % số KCN, KCX, CCN so với tổng số KCN, KCX, CCN chưa có cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe người lao động (%) |
|
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.