BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2485/TCT-HTQT | Hà Nội, ngày 09 tháng 7 năm 2010 |
Kính gửi: Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Trả lời công văn số 1741/NHPT-PC ngày 07/5/2010 của Ngân hàng Phát triển Việt Nam về việc thuế đối với lãi từ tiền cho vay theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (Hiệp định thuế) giữa Việt Nam – Trung Quốc, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1. Theo quy định của nội luật:
Theo quy định tại Điểm 1, Mục I, Phần A, Thông tư số 134/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam thì đối tượng áp dụng là: “Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Nhà thầu nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thoả thuận, hoặc cam kết giữa họ với tổ chức, cá nhân Việt Nam.”.
Theo quy định nêu trên, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) và Ngân hàng Trung Quốc (BOC) là đối tượng áp dụng của Thông tư số 134/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 nêu trên. Nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với các Khoản lãi tiền vay phát sinh từ các Khoản vay tín dụng dài hạn tại các bản chào thoả thuận vay theo qui định tại Thông tư số 134/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 cụ thể như sau:
- Trường hợp 1: Hai ngân hàng CDB và BOC tiến hành hoạt động cho vay theo thỏa thuận vay thông qua các cơ sở thường trú tại Việt Nam.
+ Nếu hai ngân hàng này thỏa mãn Điều kiện quy định tại Điểm 1, Mục II, Phần B, Thông tư số 134/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính cụ thể là: (i) thời hạn kinh doanh tại Việt Nam theo thỏa thuận vay từ 183 ngày trở lên kể từ ngày thỏa thuận vay có hiệu lực (ii) áp dụng chế độ kế toán Việt Nam, thì có nghĩa vụ nộp thuế theo hướng dẫn tại Điểm 3, Mục II, Phần B, Thông tư số 134/2008/TT-BTC này như sau: "Thực hiện theo quy định của Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành.".
+ Nếu hai ngân hàng này không thỏa mãn các Điều kiện nêu trên thì thực hiện nghĩa vụ thuế theo hướng dẫn tại Điểm 1 và Điểm 3.2, Mục III, Phần B, Thông tư số 134/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính. Cụ thể, nộp thuế TNDN với tỷ lệ 10% trên lãi tiền vay.
- Trường hợp 2: Hai ngân hàng CDB và BOC tiến hành hoạt động cho vay theo thỏa thuận vay không thông qua cơ sở thường trú tại Việt Nam.
Trong trường hợp này, hai ngân hàng trên có nghĩa vụ nộp thuế tại Việt Nam theo hướng dẫn tại Điểm 3.2, Mục III, Phần B, Thông tư số 134/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính nêu trên. Cụ thể, nộp thuế TNDN với tỷ lệ 10% trên lãi tiền vay.
2. Theo quy định tại Hiệp định thuế:
Khoản 1, 2 và Khoản 3, (Điểm b), Điều 11-Lãi tiền cho vay của Hiệp định thuế giữa Việt Nam-Trung Quốc quy định:
"1. Lãi từ tiền cho vay phát sinh tại một Nước ký kết và được trả cho đối tượng cư trú của Nước ký kết kia có thể bị đánh thuế tại Nước ký kết kia.
2. Tuy nhiên, Khoản tiền lãi này cũng có thể bị đánh thuế ở Nước ký kết nơi phát sinh lãi và theo luật của Nước ký kết đó nhưng nếu đối tượng nhận là đối tượng thực hưởng các Khoản tiền lãi này thì mức thuế khi đó được tính sẽ không vượt quá 10 phần trăm của tổng số Khoản lãi từ tiền cho vay.
3. Mặc dù đã có những quy định tại Khoản 2, lãi từ tiền cho vay phát sinh tại một Nước ký kết và được trả cho Chính phủ của Nước ký kết kia sẽ được miễn thuế tại Nước ký kết thứ nhất.
Theo nội dung của Khoản này từ “Chính phủ”:
a. trong trường hợp đối với Việt nam,
..............
b. trong trường hợp đối với Trung quốc, có nghĩa là Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa và sẽ gồm cả:
(i) các Ngân hàng Nhà nước Trung quốc;
(ii ) các cơ quan chính quyền cơ sở hoặc chính quyền địa phương; và
(iii) các tổ chức tài chính như vậy mà toàn bộ vốn của các tổ chức này thuộc sở hữu của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa hay các cơ quan chính quyền cơ sở hay chính quyền địa phương của Trung quốc, được các nhà chức trách có thẩm quyền của hai Nước ký kết thỏa thuận trong từng thời kỳ”.
Theo các quy định trên, đối với các Khoản lãi tiền vay trả cho các ngân hàng Trung Quốc, chỉ có Khoản lãi tiền vay trả cho các Ngân hàng Nhà nước Trung Quốc (the Chinese state banks) hoặc các tổ chức tài chính mà toàn bộ vốn của tổ chức này thuộc sở hữu của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được nhà chức trách có thẩm quyền của hai Nước Ký kết thỏa thuận trong từng thời kỳ được miễn thuế tại Việt Nam.
Tuy nhiên, theo các thông tin tại công văn số 1741/NHPT-PC nêu trên của NHPT, các ngân hàng CDB và BOC không phải là Ngân hàng Nhà nước Trung quốc cũng như các tổ chức tài chính mà toàn bộ vốn của tổ chức này thuộc sở hữu của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được nhà chức trách có thẩm quyền của hai Nước Ký kết thỏa thuận. Do đó, các ngân hàng này có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của Hiệp định thuế giữa Việt Nam – Trung Quốc. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 11, Hiệp định thuế giữa Việt Nam – Trung Quốc nêu trên, Việt Nam có quyền thu thuế đối với lãi từ tiền cho vay phát sinh tại Việt Nam trả cho các ngân hàng CDB và BOC theo mức thuế suất không quá 10% trên tổng số Khoản lãi từ tiền cho vay.
Tổng cục Thuế thông báo Ngân hàng Phát triển Việt Nam biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.