BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2432/TCHQ-GSQL | Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2013 |
Kính gửi: | Công ty TNHH Intel Products Việt Nam. |
Trả lời công văn số 18-1212/TCHQ ngày 24/12/2012 về vướng mắc trong việc thanh lý và tiêu hủy tài sản không còn sử dụng của Công ty TNHH Intel Products Việt Nam, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Về thủ tục hải quan khi thanh lý hàng hóa:
a) Đối với tài sản cố định nhập khẩu theo loại hình NCX02: Đề nghị IPV căn cứ vào mục đích thanh lý để thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 43 Thông tư 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính.
b) Đối với một phần tài sản nhập khẩu, hàng hóa tiêu dùng nhập theo loại hình NCX 03 và tài sản cố định do nhà thầu nhập khẩu thông qua danh mục hàng hóa miễn thuế theo hợp đồng trọn gói giữa IPV và nhà thầu cần thanh lý: Đề nghị IPV thực hiện thủ tục thanh lý theo phương thức truyền thống theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 45 Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 6/12/2010 của Bộ Tài chính nhưng không yêu cầu kê khai ký mã hiệu, thông tin tờ khai nhập khẩu trước đó.
Cơ quan hải quan kiểm tra khi có nghi ngờ thông qua việc kê khai thanh lý trên hệ thống phần mềm IPAR của IPV.
c) Đối với hàng hóa nhập khẩu tiêu dùng là vật tư tiêu hao trong quá trình sản xuất, vật tư nhỏ lẻ sử dụng 1 lần, không thể kiểm đếm số lượng khi vứt bỏ như vòng đệm, lưỡi dao, đinh ốc, bao tay… thanh lý theo hình thức bán (theo kg): IPV thực hiện theo thủ tục hải quan truyền thống hướng dẫn tại Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính.
Trước khi thanh lý, Công ty có văn bản thông báo với cơ quan hải quan việc thanh lý gồm thời gian, lý do, tên, lượng hàng thanh lý; không yêu cầu khai tờ khai hải quan nhập khẩu trước đó. Tên hàng, lượng hàng khai báo thanh lý căn cứ trên hóa đơn bán hàng do IPV phát hành.
Cơ quan hải quan kiểm tra khi có nghi ngờ thông qua việc thống kê tồn kho tại Công ty trên hệ thống Wiings.
Để thuận lợi cho việc khai báo thanh lý đối với hàng hóa nhập khẩu để thay thế một phần tài sản cố định, từ 15/5/2013, đề nghị IPV sử dụng mã loại hình NCX02 khi khai báo nhập khẩu hàng hóa này, mã hàng hóa khai báo là mã của tài sản chính kèm theo mã phụ do IPV tự xây dựng và đăng ký với cơ quan hải quan; không yêu cầu IPV dán mã phụ trên tài sản phụ thuộc này.
2. Về việc đưa tài sản ra ngoài doanh nghiệp để thực hiện bóc tách phế liệu, phế phẩm để tiêu hủy hoặc bán:
2.1. Về nguyên tắc, nhất trí với đề xuất của IPV nêu tại điểm 3 công văn số 18-1212/TCHQ dẫn trên, và yêu cầu thực hiện thêm một số nội dung sau:
- Trước khi giao hàng cho nhà thầu thu gom hàng hóa để xử lý, IPV có văn bản thông báo kèm theo danh mục hàng hóa cần thanh lý để cơ quan hải quan thực hiện việc giám sát hải quan theo quy định.
- Biên bản bàn giao hàng hóa từ IPV đi phân loại, xử lý phải có xác nhận của cơ quan hải quan;
- Xe chở hàng hóa mang đi phân loại, xử lý (Bước 5) phải đủ điều kiện để cơ quan hải quan thực hiện niêm phong.
- Khi đến địa điểm thực hiện phân loại xử lý, trước khi dỡ hàng phải có giám sát của cơ quan hải quan quản lý tại địa bàn, và cơ quan hải quan tại đây có trách nhiệm kiểm tra niêm phong và xác nhận lên biên bản thống kê số lượng phế liệu, phế thải sau quá trình xử lý (Bước 7).
2.2. Về quy định liên quan đến việc tiêu hủy (xử lý chất thải nguy hại, phế liệu thu gom…) và yêu cầu xuất trình văn bản cho phép tiêu hủy tại Việt Nam của Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị IPV thực hiện theo quy định hiện hành. IPV chỉ được miễn xuất trình văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường theo từng lần tiêu hủy nếu được sự cho phép bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Tổng cục Hải quan trả lời để Công ty TNHH Intel Products Việt Nam biết, thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.