BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2418/LĐTBXH-LĐTL | Hà Nội, ngày 19 tháng 07 năm 2010 |
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
Trong các năm qua, các cơ sở dạy nghề đã thực hiện đào tạo theo 3 cấp trình độ nghề theo quy định của Luật Giáo dục năm 2005 và Luật dạy nghề năm 2006. Để có căn cứ xếp lương, trả lương đối với lao động tốt nghiệp theo 3 cấp trình độ nghề, sau khi trao đổi ý kiến với một số Bộ, ngành liên quan. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xin trình Thủ tướng Chính phủ như sau:
1. Quán triệt quan Điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển dạy nghề theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng IX, Nghị quyết Trung ương 2 Khóa VIII, Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 Khóa IX, Nghị quyết Trung ương 9 Khóa IX, Đại hội Đảng X và Luật Dạy nghề năm 2006 là: “đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ, có năng lực thực hành nghề lương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo Điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn nhằm đáp ứng và cung cấp đủ nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước”.
Theo quy định của Luật dạy nghề thì đào tạo theo 3 cấp trình độ nghề tương đương như đào tạo chuyên nghiệp về yêu cầu trình độ đầu vào, thời gian đào tạo, quy định về yêu cầu cấp phát văn bằng chứng chỉ tốt nghiệp. Sự khác nhau giữa đào tạo nghề và đào tạo chuyên nghiệp chỉ là cách thức thực hiện chương trình đào tạo, chương trình đào tạo theo 3 cấp trình độ nghề có thời gian thực hành nghề chiếm tới 70% thời lượng đào tạo. Vì vậy, tại Quyết định số 38/2009/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã xếp các cấp trình độ đào tạo nghề vào cùng một nhóm với các cấp đào tạo chuyên nghiệp.
Tính đến ngày 31/12/2009 cả nước đã có 107 trường cao đẳng nghề, trong đó có 81 trường công lập; 265 trường trung cấp nghề, trong đó có 190 trường công lập; 684 trung tâm dạy nghề, trong đó có 447 trung tâm công lập và còn có trên 1.000 cơ sở dạy nghề thường xuyên. Số học sinh được tuyển sinh học nghề trong các trường, cơ sở dạy nghề ngày càng tăng, năm 2008 có 1.538 triệu học sinh (trong đó: cao đẳng nghề là 60.000 học sinh, trung cấp nghề là 198.000 học sinh và sơ cấp nghề, dạy nghề dưới 3 tháng là 1.28 triệu học sinh), năm 2009 đã tuyển sinh được 1.707 triệu học sinh học nghề, tăng 6,49% (trong đó cao đẳng nghề là 89.000 học sinh tăng 16,7%; trung cấp nghề là 198.600 học sinh, tăng 18,8% và sơ cấp nghề, dạy nghề dưới 3 tháng là 1,420 triệu học sinh tăng 4,3%), năm 2010 dự kiến tuyển sinh Khoảng 1,748 triệu học sinh học nghề, tuy nhiên đến nay số học sinh đăng ký học nghề có tỷ lệ rất thấp không đủ theo kế hoạch đào tạo nghề, đặc biệt là các nghề nặng nhọc, kém hấp dẫn.
Lao động đào tạo theo 3 cấp trình độ nghề được đào tạo đa dạng theo rất nhiều các lĩnh vực, ngành nghề nhằm đáp ứng được đầy đủ nhu cầu mà thị trường lao động cần đáp ứng. Đến nay, qua 4 năm thực hiện Luật Dạy nghề, đã có số lượng lớn lao động đào tạo nghề trình độ sơ cấp, trung cấp ra trường và trong năm 2010 lao động đào tạo nghề trình độ cao đẳng ra trường và tham gia vào thị trường lao động, nhưng Nhà nước chưa quy định và hướng dẫn cụ thể để cho các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp và các doanh nghiệp có căn cứ xếp lương và trả lương đối với lao động tốt nghiệp theo 3 cấp trình độ nghề.
Vì vậy, việc quy định xếp lương đối với lao động tốt nghiệp theo 3 cấp trình độ: sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề theo quy định của Luật Dạy nghề là cần thiết nhằm khuyến khích lao động tham gia học nghề và thể hiện đúng đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với lực lượng lao động này, bảo đảm công bằng với lao động đào tạo chuyên nghiệp, từng bước gắn tiền lương của người lao động với trình độ đào tạo, tránh lãng phí nguồn nhân lực.
2. Đề xuất xếp lương đối với lao động tốt nghiệp theo 3 cấp trình độ nghề.
Căn cứ vào Luật Dạy nghề năm 2006 và tình hình thực tế, để bảo đảm quan hệ tiền lương hợp lý giữa lao động đào tạo theo 3 cấp trình độ nghề với lao động đào tạo chuyên nghiệp và từng bước gắn tiền lương của người lao động với trình độ đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án cải cách tổng thể chính sách tiền lương và thực hiện vào năm 2011, trong đó quy định cụ thể các nguyên tắc về xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương đối với các loại hình doanh nghiệp để các doanh nghiệp tự xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương phù hợp với Điều kiện sản xuất, kinh doanh của mình. Tuy nhiên, để xử lý vấn đề trước mắt, đề nghị Thủ tướng Chính phủ tạm thời cho phép xếp lương đối với lao động tốt nghiệp theo 3 cấp trình độ nghề như sau:
a) Đối với lao động tốt nghiệp theo 3 cấp trình độ nghề được tuyển dụng vào làm việc trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp thì được xếp lương theo các bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ như đối với lao động được đào tạo chuyên nghiệp.
b) Đối với lao động tốt nghiệp theo 3 cấp trình độ nghề được tuyển dụng vào làm việc trong công ty do Nhà nước sở hữu 100% vốn Điều lệ đang áp dụng hệ thống thang lương, bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ thì được xếp lương như sau:
- Nếu làm công việc chuyên môn nghiệp vụ, thừa hành phục vụ thì được xếp lương theo bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ và bảng lương viên chức thừa hành, phục vụ theo các ngạch lương tương ứng với các cấp trình độ đào tạo. Riêng đối với lao động tốt nghiệp trình độ cao đẳng nghề thì được xếp vào bậc 2 của ngạch cán sự, kỹ thuật viên.
- Nếu làm công việc trực tiếp sản xuất, kinh doanh thì được xếp lương theo các thang lương, bảng lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh, trong đó:
+ Đối với lao động tốt nghiệp trình độ sơ cấp nghề, thì được xếp vào bậc 1 của các thang lương 6 bậc và 7 bậc.
+ Đối với lao động tốt nghiệp trình độ trung cấp nghề; thì được xếp vào bậc 2 của thang lương 6 bậc và 7 bậc. Riêng một số nghề, công việc thuộc các ngành: Dầu khí, khai thác mỏ hầm lò, khai thác mỏ lộ thiên, luyện kim, hóa chất, địa chất, đo đạc cơ bản thì được xếp vào bậc 3.
+ Đối với lao động tốt nghiệp trình độ cao đẳng nghề: thì được xếp vào bậc 3 của các thang lương 6 bậc và 7 bậc. Riêng một số nghề, công việc thuộc các ngành: Dầu khí, khai thác mỏ hầm lò, khai thác mỏ lộ thiên, luyện kim, hóa chất, địa chất, đo đạc cơ bản thì được xếp vào bậc 4.
c) Đối với lao động tốt nghiệp theo 3 cấp trình độ nghề được tuyển dụng vào làm việc trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước thì tiền lương do hai bên thỏa thuận theo thang lương; bảng lương do doanh nghiệp quyết định nhưng phải bảo đảm các chức danh nghề, công việc đòi hỏi trình độ đào tạo như nhau (không phân biệt đào tạo nghề hay đào tạo chuyên nghiệp) trong cùng doanh nghiệp thì phải được xếp lương và trả lương như nhau.
Căn cứ vào đề xuất nêu trên, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện.
Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.