BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 240/BNN-HTQT | Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2011 |
Kính gửi: Đoàn đàm phán Chính phủ về Kinh tế và Thương mại Quốc tế
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận được công văn số 186/ĐĐPCP-TT ngày 28 tháng 11 năm 2010 về việc cử cán bộ sang Geneva tham dự Phiên đàm phán Nông nghiệp WTO tháng 1/2011.
Để chuẩn bị cho phiên Đàm phán nông nghiệp thuộc khuôn khổ của Vòng đàm phán Đôha tháng 01/2011 sắp tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin đề xuất phương án đàm phán nông nghiệp lần này như sau:
Nội dung: Tiếp tục thảo luận về Dự thảo Bản Chairtext 2008, và thảo luận tài liệu theo đề xuất của Trung Quốc, Ấn Độ và Canada về những điểm cần làm rõ, tránh hiểu lầm hoặc cần giải thích trong dự thảo Bản Chairtext 2008 của Ngài Chủ tịch Nhóm Đàm phán nông nghiệp; Phiên họp lần này cũng sẽ thảo luận nhiều vấn đề như: Cơ chế tự vệ đặc biệt (SSM), thỏa thuận về danh mục nhạy cảm, sản phẩm đặc biệt, hạn ngạch thuế quan, đơn giản hóa biểu thuế … hiện còn nhiều ý kiến của các nước phát triển, đang phát triển, phát triển kém, và nhóm các nước mới gia nhập (RAMs).
1. Bản Dự thảo Chair Text 2008 của Ngài Chủ tịch nhóm Nông nghiệp:
Dự thảo Chair Text 2008 của Ngài Chủ tịch Nhóm đàm phán Nông nghiệp năm 2008 nhằm chuẩn bị kết thúc cho Vòng đàm phán Doha năm 2009. Tuy nhiên, đàm phán Vòng Doha đã bị đình trệ và không kết thúc vào thời hạn năm 2009 như mong muốn. Do vậy, các thành viên WTO sẽ tiếp tục đẩy mạnh đàm phán từ tháng 1 năm 2011 nhằm kết thúc Vòng Đàm phán Doha vào cuối năm 2011.
Hiện nay, Việt Nam vẫn đang áp dụng các hình thức, biện pháp hỗ trợ "hộp xanh - Green Box" được phát huy mạnh hơn, mức trung bình 2 năm đã tăng hơn 2.5 lần đạt hơn 30.500 tỷ đồng giai đoạn 2007 - 2008 so với hơn 12.000 tỷ đồng của giai đoạn 1999-2001, thông qua các hoạt động đầu tư của các Chương trình mục tiêu quốc gia như Chương trình giảm nhẹ thiên tai, Chương trình 661, Chương trình 134, Chương trình 135 v.v…. và một số chương trình khác.
- Chương trình phát triển "hộp xanh lơ - Blue Box" cũng được Nhà nước quan tâm đầu tư hơn với đối tượng ưu tiên là đầu tư cho nông nghiệp và tín dụng ưu đãi cho người nghèo và vùng sâu vùng xa đặc biệt khó khăn, thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam… Trong giai đoạn vừa qua, tổng mức hỗ trợ bình quân là trên 10.000 tỷ đồng/năm, trong khi đó chương trình phát triển giai đoạn 1999-2001 chỉ khoảng 2000 tỷ đồng/năm.
- Tổng hỗ trợ gộp trong nước (AMS) trong 2 năm 2007 - 2008 có sự thay đổi lớn, do giai đoạn này nước ta thực hiện nghiêm túc các cam kết của WTO và chỉ trợ cấp gần 1.174 tỷ đồng. Theo quy định của WTO nếu tổng AMS của ngành hoặc của mặt hàng nhỏ hơn 10% giá trị sản lượng của ngành hoặc của mặt hàng cụ thể thì AMS sẽ quy về 0.
Kiến nghị phương án đàm phán như sau:
- Tiếp tục tham vấn ý kiến của các nước ASEAN về việc ủng hộ bản Dự thảo Chair Text 2008, trong trường hợp có lợi cho Việt Nam (thuộc nhóm các nước mới gia nhập - RAMs) thì tiếp tục ủng hộ nhằm thúc đẩy kết thúc vòng Đàm phán Doha trong năm 2011 và đây cũng ý kiến chung của các nước thành viên WTO, năm 2011 Việt Nam không phải cam kết cắt giảm sâu so với mức cam kết gia nhập WTO.
- Trong quá trình đàm phán Nông nghiệp của Vòng đàm phán Doha hiện nay, Việt Nam đang cùng các nước thành viên mới gia nhập gần đây nhất (VRAMs) yêu cầu các thành viên WTO cho phép VRAMs không phải thực hiện nghĩa vụ cắt giảm AMS thêm nữa theo kết quả đàm phán của Vòng Doha với lý lẽ ta cần hỗ trợ AMS để phục vụ phát triển nông nghiệp trong nước. Đồng thời, các thành viên đang phát triển vẫn đang tiếp tục bảo vệ quan điểm, duy trì mức AMS tối thiểu (de-minimis) ở tỷ lệ 10% giá trị sản xuất nông sản. Do đó, Việt Nam cần tiếp tục bảo lưu đối với việc duy trì mức hỗ trợ AMS tối thiểu 10% nêu trên.
- Về linh hoạt miễn cắt giảm thuế hơn nữa theo kết quả đàm phán của Vòng Doha đã được trình bày tại Bản Chairtext 2008: Đề phòng khả năng linh hoạt này sẽ bị bỏ ra khỏi Chairtext do các thành viên cho rằng đến đầu năm 2012 (năm dự kiến Hiệp định Doha có hiệu lực nếu Vòng Doha kết thúc vào năm 2011) các VRAMs này đã gia nhập được khoảng 4-5 năm, cho nên không được áp dụng linh hoạt này nữa. Do vậy, phương án của ta là trong trường hợp các thành viên có ý định bỏ quy định linh hoạt này ra khỏi Chairtext thì trong phiên đàm phán ta có thể phối hợp với các VRAMs (nếu có thể) để phát biểu hoặc tự phát biểu quan điểm yêu cầu vẫn duy trì linh hoạt này do trong cam kết gia nhập WTO ta đã cam kết thuế ở mức cao và đã chấp nhận cam kết loại bỏ trợ cấp xuất khẩu kể từ thời điểm gia nhập WTO (cam kết bỏ trợ cấp xuất khẩu này đã đi xa hơn quy định tại Hiệp định Nông nghiệp vòng Uruguay và hiện tại Vòng Doha cũng chỉ đang đàm phán về vấn đề này).
2. Đồng đề xuất của Trung Quốc, Ấn Độ và Argentina (CIA - Non-paper):
Trong tài liệu của Nhóm này đưa ra quan điểm nhằm làm rõ hơn về mặt từ ngữ, thuật ngữ của bản dự thảo Chairtext năm 2008 của Ngài chủ tịch Nhóm đàm phán Nông nghiệp. Cách giải thích của Nhóm này rất rõ ràng, về mặt từ ngữ và Việt Nam có thể tham vấn các ý kiến này (mặc dù ta thuộc nhóm VRAMs), tuy nhiên sau 3 năm gia nhập Việt Nam sẽ phải thực hiện hoàn toàn cam kết cắt giảm theo WTO, như cách giải thích của Nhóm này tại các Đoạn 4 - 5(a), 22, 23, 34, 40, 50.
Liên quan đến cách giải thích của Nhóm này là Đoạn 48 - 51 (Hộp Xanh lơ - Blue Box) của Bản Dự thảo:
Đoạn 48 - Đối xử đặc biệt và khác biệt có nêu: "Đối với các thành viên đang phát triển, hạn mức cho phép hỗ trợ tối đa là 5% tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 1995-2000 hoặc giai đoạn 1995 - 2004, đây là giai đoạn được các nước thành viên lựa chọn. Liên quan đến hạn mức hỗ trợ 5% nêu trên, được miêu tả tại Phần IV danh mục các nước đang phát triển; Trong trường hợp áp dụng phương thức chuyển hỗ trợ AMS sang Hộp Xanh lơ (Blue Box) các nước đang phát triển lựa chọn số liệu công bố là thời hạn 5 năm bắt đầu tại thời điểm số liệu được công bố".
Đoạn 51 - Các nước thành viên mới gia nhập (RAMs): "Mức hỗ trợ cao nhất 5% tổng sản lượng nông nghiệp tại giai đoạn 1995 - 2000 hoặc giai đoạn 1995 - 2004 đã được các thành viên lựa chọn. Trong trường hợp áp dụng phương thức chuyển hỗ trợ AMS sang Hộp Xanh lơ (Blue Box), các nước đang phát triển lựa chọn số liệu công bố là thời hạn 5 năm bắt đầu tại thời điểm số liệu được công bố".
Theo quan điểm của một số nước tại mục 48, 51 (nêu trên) vấn đề chuyển mức hỗ trợ AMS có thể đưa vào Hiệp định Nông nghiệp sửa đổi (AoA) phần Chương trình Phát triển "Hộp Xanh lơ - Blue Box" trong thời gian tới, và hiện vẫn còn đang trong quá trình đàm phán.
Phương án đàm phán: Trong thời gian tổng hợp Biểu ACC4/WTO: AMS của Việt Nam trong 2 năm 2007 -2008 có sự thay đổi lớn so với giai đoạn 1999 - 2001, AMS của Việt Nam cụ thể là 3,85% của Tổng giá trị sản lượng Nông nghiệp (theo như cách giải thích của 2 đoạn 41, 58 trên thì mức hỗ trợ là 5% tổng mức AMS điều này gây bất lợi cho ta trong việc hỗ trợ một số ngành hàng như mía đường, cà phê …). Đề xuất tiếp tục tham vấn ý kiến của các nước thành viên, và các nước ASEAN về cách thức giải thích từ ngữ, thuật ngữ của Nhóm này về Bản dự thảo Chair Text 2008. Việt Nam tiếp tục ủng hộ đề xuất của các nước của Trung Quốc, Argentina, và Ấn Độ, nhằm giải thích rõ hơn về đoạn 41 và đoạn 58 cũng như cách thức chuyển AMS sang Blue Box như một số nước đề xuất tại phiên đàm phán tháng 12.2010.
3. Một số vấn đề liên quan trực tiếp đến Việt Nam về Hỗ trợ trong nước - Hộp xanh (Green Box), và Chương trình phát triển - Hộp xanh lơ (Blue Box):
Trong thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổng hợp tình hình thực hiện cam kết WTO kể từ sau khi gia nhập từ 01/01/2007; và thực hiện Chương trình hành động tại Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ngày 27 tháng 2 năm 2007 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Bộ Nông nghiệp và PTNT đã rà soát, ban hành và điều chỉnh lại nhiều văn bản nhằm phù hợp với các quy định của WTO: Quyết định số 3615/BNN-HTQT ngày 16/11/2007 về việc Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) giai đoạn 2007 - 2010.
Đề xuất phương án: Việt Nam tiếp tục áp dụng thực hiện và triển khai các cam kết WTO một cách nghiêm túc, linh hoạt cho phù hợp với các yêu cầu của WTO. Việt Nam đã áp dụng nhiều một cách linh hoạt như các chính sách hỗ trợ trong nước như hỗ trợ về thiên tai, con giống, cây trồng, vật nuôi … cho nông dân; các chương trình tín dụng ưu đãi cho vùng sâu, vùng xa; dự án di dân tái định cư … Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục phối hợp cùng các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, rà soát các chính sách phù hợp với các Chương trình hỗ trợ, Chương trình phát triển của WTO một cách linh hoạt hơn.
4. Về danh mục sản phẩm nhạy cảm, sản phẩm nhiệt đới, sản phẩm đặc biệt … như đề cập tại các Phụ lục của Bản Dự thảo Chair Text 2008:
Trước đây, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có thông báo về việc đăng ký các sản phẩm nhạy cảm trong nông nghiệp gồm: Thức ăn chăn nuôi, thịt bò, thịt lợn, thịt chế biến, sữa, các sản phẩm sữa, trứng gia cầm, đường và thuốc lá (sản phẩm đã áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan) …
Đề xuất phương án ta tiếp tục thu thập tổng hợp số liệu danh mục sản phẩm nhạy cảm và đặc biệt của các nước như Thái Lan, Trung Quốc để so sánh.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trân trọng báo cáo Trưởng đoàn Đàm phán Chính phủ xem xét.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.