ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2389/SYT-NVY | TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 05 năm 2009 |
Kính gửi: | - Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố; |
Theo thông báo của Bộ Y tế, hiện nay, tình hình bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm đang xảy ra ở một số tỉnh, thành phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nam Định, trong đó có nhiều trường hợp do tả, số ca bệnh gia tăng hàng ngày.
Trước nguy cơ bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm có thể xâm nhập vào thành phố và lây lan thành dịch, thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ tại số 732/CĐ-TTg ngày 14/5/2009, công văn số 569/DPMT-DT của Cục Y tế Dự phòng và Môi trường ngày 20/04/2009, Sở Y tế đề nghị tất cả các đơn vị tiếp tục thực hiện nội dung công văn số 29/SYT-NVY của Sở Y tế ngày 05/01/2009 về việc Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh và đặc biệt quan tâm thực hiện những yêu cầu sau:
1. Công tác truyền thông:
- Tăng cường hướng dẫn người dân thực hiện 4 biện pháp phòng ngừa tiêu chảy cấp nguy hiểm: ăn chín; uống sôi; rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi đi tiêu, tiếp xúc nguồn ô nhiễm; sử dụng nguồn nước đã được khử khuẩn. Hạn chế tối đa việc ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn và chưa qua xử lý đặc biệt mắm tôm sống, các loại hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua, các loại rau sống không đảm bảo vệ sinh.
- Khi có những triệu chứng nghi ngờ bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm do phẩy khuẩn tả như: đi tiêu phân toàn nước, màu trắng như nước vo gạo, liên tục nhiều lần trong ngày, nôn ói nhiều, lúc đầu ra thức ăn, sau toàn nước, thường không sốt và ít khi đau bụng… phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám chẩn đoán và điều trị kịp thời.
2. Công tác kiểm soát nguồn nước:
a. Nước sinh hoạt:
- Trung tâm Y tế dự phòng thành phố tăng cường kiểm tra và chỉ đạo các Trung tâm Y tế dự phòng quận-huyện kiểm tra nguồn nước trên mạng cấp nước cũng như nguồn nước giếng, nước xà lan, nước chung cư... đặc biệt những khu vực có nguy cơ nhiễm khuẩn cao; cung cấp Cloramine cho các hộ dân ở những khu vực sử dụng nước sông, nước giếng và những khu vực nước máy cuối nguồn không đảm bảo lượng Clo dư, đồng thời hướng dẫn người dân thực hiện khử khuẩn nguồn nước trước khi sử dụng.
- Phòng Y tế Quận/Huyện phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng Quận/Huyện tham mưu cho Ủy ban nhân dân Quận/Huyện:
+ Thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt tại các trạm cấp nước, các chung cư, ghe, xà lan... yêu cầu các trạm cấp nước phải có kế hoạch bảo vệ nguồn nước tránh nhiễm khuẩn, có nhân viên theo dõi quy trình xử lý nước nghiêm ngặt; châm Clo thường xuyên đảm bảo lượng Clo dư ở cuối nguồn tại nhà dân nằm trong khoảng 0.3-0.5 mg/l, đồng thời lập sổ theo dõi chất lượng nước có kế hoạch kiểm tra giám sát nguồn nước định kỳ và đột xuất.
+ Đề xuất với Ủy ban nhân nhân Quận/Huyện kiên quyết xử phạt các cơ sở cung cấp nước sinh hoạt không đảm bảo theo Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống ban hành kèm theo quyết định số 1329/2002/BYT/QÐ ngày 18 tháng 4 năm 2002 của Bộ Y tế.
b. Nước đá, nước đóng chai, đóng bình:
- Phòng Y tế phối hợp cùng Trung tâm Y tế Dự phòng Quận/Huyện tăng cường công tác thanh kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm, tập trung vào việc chấp hành các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, vệ sinh an toàn nguồn nước sản xuất, thành phẩm nước đá, nước uống đóng chai, đóng bình của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Kiên quyết không để các cơ sở sản xuất, kinh doanh nước đá, nước uống đóng chai chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, không công bố tiêu chuẩn chất lượng (đối với nước đóng chai, đóng bình), vệ sinh an toàn thực phẩm được tổ chức hoạt động trên địa bàn.
3. Công tác kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm:
Phòng Y tế phối hợp cùng Trung tâm Y tế Dự phòng Quận/Huyện tổ chức các hoạt động sau:
- Tăng cường hoạt động huấn luyện về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người trực tiếp sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm nhất là đối với người kinh doanh các loại thực phẩm ăn ngay, người buôn bán thức ăn đường phố.
- Tăng cường thanh kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn, đặc biệt là thực phẩm đường phố, chợ, các quán ăn bình dân…
- Đình chỉ ngay những cơ sở kinh doanh thực phẩm không đảm bảo điều kiện vệ sinh cơ sở, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các cơ sở không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; không tuân thủ đúng các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
4. Công tác vệ sinh môi trường sinh hoạt
- Trung tâm Y tế dự phòng Quận/Huyện tăng cường công tác xử lý vệ sinh môi trường sinh hoạt, nhất là ở những nơi có nguy cơ gây bệnh trên địa bàn.
+ Dùng chloramine B khử trùng môi trường sinh hoạt, cấp chloramin B và hướng dẫn các hộ gia đình có người bệnh khử trùng nguồn nước sinh hoạt, nhà cửa, đồ dùng.
+ Phải tiếp tục giám sát các ổ dịch sau khi xử lý, phát hiện sớm các ca bệnh mới.
5. Công tác giám sát phát hiện bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm nghi do Tả và xử lý ổ dịch.
- Tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố khi phát hiện các trường hợp tiêu chảy cấp nguy hiểm nghi do Tả phải báo ngay về Trung tâm Y tế dự phòng thành phố và Trung tâm Y tế dự phòng Quận/Huyện để tổ chức thực hiện các biện pháp giám sát phòng chống dịch kịp thời.
- Trung tâm Y tế dự phòng thành phố hàng ngày giám sát, thu thập thông tin dịch tễ các ca bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm có khả năng lây lan thành dịch tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố, thông báo ngay về Trung tâm Y tế dự phòng Quận/Huyện khi phát hiện trường hợp tiêu chảy cấp nguy hiểm để triển khai công tác phòng chống dịch tại địa phương và có báo cáo về Sở Y tế.
- Trung tâm Y tế dự phòng Quận/Huyện chỉ đạo các Trạm y tế phường/xã tăng cường giám sát chủ động, phát hiện sớm các trường hợp bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm tại cộng đồng, các khu dân cư, trường học, cơ quan xí nghiệp… để tổ chức các biện pháp chống dịch kịp thời
* Xử lý ổ dịch:
- Khi có ca bệnh trên địa bàn, Trung tâm Y tế dự phòng Quận/Huyện cùng với phường-xã triển khai đúng quy trình các biện pháp khống chế không để dịch lây lan trong cộng đồng:
+ Tổ chức điều tra dịch tễ, xác định nguồn lây và tiến hành xử lý nguồn lây.
+ Điều trị dự phòng cho những người có tiếp xúc với nguồn lây hoặc người mắc bệnh.
+ Giám sát chặt chẽ những người có tiếp xúc với người bệnh hoặc nguồn lây.
6. Công tác điều trị.
* Giao Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tổ chức triển khai tập huấn "Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tả" ban hành kèm theo Quyết định số 4178/QĐ-BYT ngày 31/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế cho các cơ sở khám chữa bệnh.
* Giám đốc các cơ sở y tế khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố chú ý:
- Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, cơ số thuốc, dịch truyền, y dụng cụ… đảm bảo công tác điều trị kịp thời hiệu quả.
- Tổ chức tập huấn cho nhân viên y tế biện pháp xử lý và điều trị đúng phác đồ, thực hiện đúng các biện pháp phòng lây nhiễm trong bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh.
- Thực hiện đầy đủ quy chế hội chẩn tại đơn vị.
7. Chế độ báo cáo: thực hiện nghiêm các qui định về thông tin báo cáo bệnh truyền nhiễm nguy hiễm gây dịch theo Quyết định số 4880/2002/QĐ-BYT ngày 6 tháng 12 năm 2002 của Bộ Y tế.
Nhận được công văn này, đề nghị tất cả các cơ sở y tế tùy theo chức năng, nhiệm vụ khẩn trương triển khai thực hiện đúng những nội dung trên. Nếu gặp khó khăn, vướng mắc, đề nghị liên hệ Phòng Nghiệp vụ Y – Sở Y tế, điện thoại 39309981 – 39330775 để được hướng dẫn kịp thời.
Nơi nhận: | KT.GIÁM ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.