BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2383/TCHQ-TXNK | Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2018 |
Kính gửi: Công ty TNHH Đầu tư Thương mại QT.
(Thôn Cán Khê, Xã Nguyên Khê, Huyện Đông Anh, Hà Nội)
Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 04/CV-QT của Công ty TNHH Đầu tư Thương mại QT kiến nghị về việc phân loại mặt hàng xe máy chuyên dùng. Về việc này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Căn cứ Điều 16, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; Căn cứ Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/07/2015 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam có hiệu lực đến ngày 31/12/2017; Căn cứ Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.
Việc phân loại mã số HS hàng hóa căn cứ vào hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin về thành phần, tính chất lý, hóa, tính năng, công dụng của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Tham khảo chú giải chi tiết HS nhóm 84.26 thì nhóm này loại trừ Các máy được lắp ráp trên các loại khung cửa xe tải hoặc các phương tiện vận tải:
“Một số thiết bị nâng hoặc xếp dỡ (ví dụ: cần trục thông thường, cần trục cứu hộ loại nhẹ …) thường được lắp ráp trên một khung xe tải hoặc một ô tô có ít nhất các bộ phận cơ khí sau: động cơ đẩy, hộp số và bộ phận điều tốc, bộ phận định hướng và phanh) Toàn bộ các lắp ráp này được xếp vào nhóm 87.05 như các loại xe chuyên dùng”.
“Mặt khác, nhóm này bao gồm các thiết bị tự hành, trong đó có một hoặc nhiều bộ phận đẩy hoặc bộ phận điều khiển như trình bày ở trên được đặt ở trong buồng điều khiển của máy nâng hoặc máy xếp dỡ (thường là một cần trục) gắn trên một khung bánh xe, cả hệ thống này có thể được chạy trên đường bằng chính động cơ của nó”.
“Nhóm này bao gồm:
(11) Các toa hàng làm việc được gắn với một cần trục (Works trucks fitted with a crane), chúng được thiết kế để di chuyển hàng hóa trong một khoảng cách ngắn trong nhà xưởng, nhà kho, bến cảng, sân bay với cần cẩu nhỏ, gắn trên khung xe, thường dùng ở dạng khung hộp với một chiều dài cơ sở lớn và khoảng cách rộng để tránh mất cân bằng”.
“Nhóm này không gồm các loại xe tải chở cẩu thuộc nhóm 87.05”
Vậy phạm vi của nhóm 84.26 chỉ bao gồm máy tự hành ở dạng cần cẩu nhỏ gắn trên một khung xe, có một cabin điều khiển (buồng lái) chung vừa để điều khiển phần di chuyển vừa để điều khiển cơ cấu công tác.
Đối chiếu với mục 3.4.1 của TCVN 7772:2007 Xe máy và thiết bị thi công di động thì chỉ có loại Cần trục bánh lốp tại gạch đầu dòng thứ nhất: “Cần trục có một buồng lái chung đặt trên phần quay vừa để điều khiển phần di chuyển vừa để điều khiển cơ cấu công tác” là phù hợp phân loại thuộc nhóm 84.26, mã số 8426.41.00.
Các loại xe có nhãn hiệu Liebherr LTM 1160/2, XCMG QY50K và XCMG QY25E là các loại Cần trục bánh lốp thuộc gạch đầu dòng thứ 2 và thứ 3 mục 3.4.1 của TCVN 7772:2007 . Các xe này đều ở dạng xe tải có buồng lái hoàn chỉnh, có gắn cần cẩu và có cabin để điều khiển cơ cấu công tác riêng biệt, không thuộc phạm vi của nhóm 84.26 mà phân loại thuộc nhóm 87.05, mã số 8705.10.00. Theo đó, nội dung hướng dẫn phân loại của Tổng cục Hải quan tại công văn số 552/TCHQ-TXNK ngày 26/01/2018 là phù hợp.
Liên quan đến Phụ lục II Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2015/TT-BGTVT ngày 21/4/2015 Công bố danh mục hàng hóa nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải, các loại cần trục bánh lốp được để chung mã 8426.41.00 là chưa hợp lý. Tổng cục Hải quan sẽ có trao đổi với Bộ Giao thông vận tải về vấn đề này.
Tổng cục Hải quan thông báo để Công ty TNHH Đầu tư Thương mại QT biết và thực hiện./.
Nơi nhận: | TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.