BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2380/BXD–KTQH | Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2010 |
Kính gửi: | - Uỷ ban nhân dân tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; |
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị trên phạm vi cả nước, đồng thời theo quy định của Luật Xây dựng về thẩm quyền và trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng, Bộ Xây dựng đang tổ chức lập quy hoạch xây dựng vùng lãnh thổ dọc theo các trục tuyến giao thông- hành lang phát triển kinh tế liên tỉnh.
Để đảm bảo sự thống nhất trong quá trình triển khai, Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể về nội dung nghiên cứu đối với loại đồ án này tại Đề cương kèm theo.
Đề cương nghiên cứu là cơ sở để các cơ quan có trách nhiệm, thẩm quyền theo quy định của pháp luật tổ chức và chỉ đạo công tác lập quy hoạch xây dựng vùng lãnh thổ dọc theo các trục tuyến giao thông- hành lang phát triển kinh tế liên tỉnh; làm căn cứ để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện việc lập, thẩm định và phê duyệt dự toán, nhiệm vụ và đồ án quy hoạch; đóng góp ý kiến hoặc thoả thuận đối với nhiệm vụ và đồ án.
Đề cương nghiên cứu này thay thế cho các Văn bản hướng dẫn trước đây. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức phản ánh hoặc trao đổi với Vụ Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng của Bộ Xây dựng.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
LẬP QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG LÃNH THỔ DỌC THEO CÁC TRỤC TUYẾN GIAO THÔNG - HÀNH LANG PHÁT TRIỂN KINH TẾ LIÊN TỈNH
I. TÊN ĐỒ ÁN
Quy hoạch xây dựng vùng dọc tuyến đường + tên tuyến đường theo Quyết định phê duyệt (hoặc văn bản pháp lý) hệ thống đường cao tốc, quốc lộ,… của Thủ tướng Chính phủ.
II. PHẠM VI, QUY MÔ
- Phạm vi lập quy hoạch được xác định cụ thể trên bản đồ nền hiện trạng phù hợp với thực trạng và yêu cầu về quản lý của mỗi tuyến;
- Quy mô tạm tính trong phạm vi 2 bên tuyến đường với chiều rộng trung bình mỗi bên là 2 km.
III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU LẬP ĐỒ ÁN
- Khai thác hiệu quả động lực của tuyến đường vào việc phát triển kinh tế – xã hội cho vùng lãnh thổ dọc tuyến và từng tỉnh;
- Định hướng phát triển về không gian, kiến trúc, cảnh quan và hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên dọc tuyến;
- Tạo cở pháp lý để quản lý việc đầu tư xây dựng và phát triển trên toàn tuyến, trên địa bàn từng tỉnh và từng khu vực cụ thể trên dọc tuyến. Làm căn cứ để rà soát điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chi tiết các khu chức năng liên quan.
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá hiện trạng tổng hợp trong phạm vi lập quy hoạch về:
- Sử dụng đất đai;
- Thực trạng xây dựng (đô thị, nông thôn, hạ tầng kỹ thuật và xã hội);
- Không gian, kiến trúc, cảnh quan, văn hoá xã hội và môi trường;
- Dân cư và điều kiện sinh sống;
- Các điều kiện tự nhiên liên quan;
- Quỹ đất xây dựng;
- Các quy hoạch có liên quan (nêu rõ mức độ pháp lý);
- Những dự án đang và sẽ triển khai đầu tư xây dựng (nêu rõ mức độ pháp lý).
2. Dự báo phát triển:
Trên cơ sở phân tích động lực phát triển của tuyến đường; mối quan hệ giữa vùng lãnh thổ dọc tuyến với các vùng xung quanh; chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương có tuyến đường đi qua; yêu cầu về quản lý đất đai, không gian cảnh quan, văn hoá-xã hội, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường… cần đưa ra các dự báo phù hợp về việc hình thành và phát triển 2 bên tuyến đường đối với:
a) Các khu chức năng:
- Các đô thị, khu đô thị (cải tạo, hình thành mới);
- Các khu vực công nghiệp, du lịch, di tích, bảo tồn, rừng, nông nghiệp…;
- Các khu vực dịch vụ-thương mại, điểm dừng, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao…có ý nghĩa vùng;
- Các khu vực làng xóm, khu tái định cư…;
- Các khu vực cấm xây dựng;
- Các khu chức năng khác (nếu có).
b) Hạ tầng kỹ thuật:
- Các khu vực đầu mối và tuyến hạ tầng kỹ thuật có ý nghĩa vùng;
- Các loại hình giao thông dọc tuyến (nếu có);
- Các điểm nút giao cắt.
3. Định hướng phát triển:
a) Định hướng phát triển không gian, kiến trúc, cảnh quan trên toàn tuyến
Xác định cụ thể về vị trí và phạm vi, tính chất, chức năng, quy mô, các chỉ tiêu quy hoạch và các yêu cầu, nguyên tắc kiểm soát phát triển không gian, kiến trúc cho từng khu chức năng nêu tại điểm a mục 2.
b) Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật trên toàn tuyến:
Tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong hành lang tuyến đường ( nếu có):
- Giao thông:
+ Vị trí và loại hình các nút giao thông giữa tuyến đường cao tốc với các đường giao cắt;
+ Đướng sắt, đường gom…;
+ Mặt cắt, lộ giới và hành lang an toàn giao thông trên toàn tuyến.
- Cấp nước:
+ Bố trí hệ thống đường ống và công trình đầu mối cấp nước liên vùng, cấp nước khu vực trên dọc tuyến ( nếu có);
+ Xác định nguồn cấp nước cho các khu chức năng.
- Cao độ nền, thoát nước mặt
+ Xác định lưu vực thoát nước mặt cho các khu chức năng;
+ Cao độ nền xây dựng đối với từng khu chức năng.
- Thoát nước thải, rác thải
+ Các yêu cầu và nguyên tắc thoát nước thải, rác thải đối với từng khu chức năng;
+ Khu vực được thải nước thải, rác thải trên tuyến (nếu có).
- Cấp năng lượng, thông tin liên lạc
+ Các tuyến cấp điện, khí, ga, thông tin liên lạc…trên dọc tuyến (nếu có);
+ Các công trình đầu mối (nếu có).
c) Đánh giá môi trường chiến lược đối với giải pháp quy hoạch
- Quá trình nghiên cứu lồng ghép trong đồ án quy hoạch;
- Những kết quả đạt được;
- Những khuyến nghị (ảnh hưởng của tuyến đường đối với các khu vực dọc 2 bên và ngược lại), biện pháp khắc phục, giám sát thực hiện.
4.Các dự án ưu tiên đầu tư và nguồn vốn thực hiện
- Quan điểm, mục tiêu;
- Danh mục dự án ưu tiên đầu tư;
- Dự kiến nguồn vốn đầu tư.
5. Kết luận, kiến nghị và tổ chức thực hiện
- Kết luận: Những vấn đề đạt được của đồ án;
- Kiến nghị: Đề xuất những điều kiện cần thiết để thực hiện được đồ án;
- Tổ chức thực hiện: Trách nhiệm cụ thể của các cơ quan, địa phương liên quan trong việc thực hiện đồ án.
V. DỰ THẢO QUY ĐỊNH QUẢN LÝ THEO ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG
- Quy định cụ thể về vị trí, tính chất, chức năng, quy mô, các chỉ tiêu quy hoạch và các yêu cầu, nguyên tắc kiểm soát phát triển cho từng khu chức năng trên toàn tuyến;
- Quy định mặt cắt, lộ giới và hành lang an toàn giao thông cho từng đoạn khác nhau trên toàn tuyến đối với từng loại hình giao thông;
- Quy định về vị trí, quy mô đất và loại hình các nút giao cắt, điểm đấu nối giao thông trên toàn tuyến;
- Quy định về vị trí, quy mô, phạm vi và hành lang bảo vệ, khoảng cách ly vệ sinh…đối với các công trình đầu mối và tuyến hạ tầng kỹ thuật;
- Trách nhiệm của các địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quy hoạch.
VI. HỒ SƠ
Theo quy định của Luật Xây dựng, Nghị định 08/2005/NĐ-CP và Thông tư 07/2008/TT-BXD.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.