BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2327/BXD-HTĐT | Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2009 |
Kính gửi: Sở Xây dựng tỉnh Hải Dương.
Bộ Xây dựng nhận được văn bản số 73/TTr-SXD ngày 07/9/2009 của Sở Xây dựng tỉnh Hải Dương về việc xin ý kiến thoả thuận Quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Hải Dương đến năm 2020. Sau khi xem xét, Bộ Xây dựng thống nhất với Quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Hải Dương với các nội dung chính như sau:
I/ Mục tiêu của quy hoạch đến năm 2020.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng hệ thống thoát nước, vệ sinh môi trường đô thị và các khu công nghiệp thành phố Hải Dương, đề ra giải pháp khắc phục tình trạng ngập úng thường xuyên của thành phố Hải Dương. Cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường thông qua việc thực hiện Quy hoạch xây dựng, phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của thành phố Hải Dương.
- Định hướng tổng thể hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường thành phố Hải Dương về lâu dài, phù hợp với Quy hoạch thoát nước 3 vùng kinh tế trọng điểm đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1336/QĐ-TTg ngày 22/9/2008.
- Xác định các dự án ưu tiên trong lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải đến năm 2015, đề xuất kế hoạch đầu tư đến năm 2020.
- Làm căn cứ cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hải Dương cùng các cơ quan chức năng chỉ đạo xây dựng, quản lý hệ thống thóat nước, vệ sinh môi trường thành phố Hải Dương và triển khai các dự án theo quy hoạch.
II/ Phạm vi nghiên cưú:
Phạm vi nghiên cứu xác định theo Quyết định số 405/2006/QĐ-UBND ngày 23/01/2006 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hải Dương phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Dương đến năm 2020, trong đó:
- Nội thành, gồm 13 Phường Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi, Lê Thanh Nghị, Trần Phú, Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Cẩm Thượng, Bình Hàn, Ngọc Châu, Thanh Bình, Hải Tân, Việt Hoà, Tứ Minh. Diện tích nội thành: 3.623, 82 ha.
- Ngoại thành, gồm các xã Thạch Khôi, Tân Hưng, Thượng Đạt, An Châu, Nam Đồng, một phần xã Ngọc Sơn. Diện tích ngoại thành: 3.514,78 ha
- Tổng diện tích nghiên cứu quy hoạch: 7.138,60 ha.
- Tổng dân số vùng quy hoạch dự báo đến năm 2020 là 350.000 người.
III/ Nội dung Quy hoạch:
1. Giai đoạn Quy hoạch:
Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của thành phố Hải Dương đến năm 2020.
2. Cấu trúc hệ thống thoát nước:
- Đối với khu vực hiện đã có hệ thống thoát nước chung được sử dụng triệt để, nâng cấp phát triển hệ thống thoát nước phù hợp với phát triển thành phố, xây dựng hệ thống cống bao thu gom nước thải đưa về trạm xử lý.
- Đối với khu đô thị mới, sử dụng hệ thống cống riêng cho thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt.
- Nước thải từ các cơ sở sản xuất, dịch vụ công cộng, công nghiệp được xử lý cục bộ nếu riêng lẻ hoặc xử lý tập trung tại các khu công nghiệp trước khi xả vào hệ thống chung.
3.Tỷ lệ dân được phục vụ:
- Đến năm 2015 tỷ lệ dân được hưởng dịch vụ thoát nước là 80%.
- Đến năm 2020 tỷ lệ dịch vụ thoát nước là 100%.
4. Hệ thống thoát nước mưa:
Phương án được chọn trong Quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước và xử lý nước thải theo Báo cáo và Tờ trình là Phương án II.
Toàn thành phố được chia thành 3 lưu vực chính; nước mưa chủ yếu thu gom qua hệ thống thoát nước, sau khi điều hòa lưu lượng tại các ao hồ nước mưa được dẫn ra các sông Thái Bình, sông Sặt.
+ Lưu vực 1: giới hạn bởi sông Thái Bình và sông Sặt.
+ Lưu vực 2: nằm phía Nam sông Sặt.
+ Lưu vực 3: nằm phía Bắc và Đông sông Thái Bình.
Các trạm bơm thoát nước mưa tận dụng trạm bơm hiện hữu có cải tạo và bổ sung một số trạm bơm mới theo phương án chọn.
5. Hệ thống thoát nước thải:
Phương án được chọn trong Quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước và xử lý nước thải theo Báo cáo và Tờ trình là Phương án IV. Toàn bộ nước thải sau khi xử lý, qua hệ thống kênh mương đường ống để dẫn ra sông Sặt.
a- Xây dựng 04 (bốn) trạm xử lý nước thải:
+ Trạm XLNT số 1 (Lộ Cương) đặt tại phường Tứ Minh, chủ yếu phục vụ cho khu đô thị phía Tây, thoát nước áp dụng hệ thống cống riêng, TB2 là trạm bơm chính, TB7 là trạm bơm chuyển tiếp thu gom nước thải.
Công suất Trạm XLNT Q = 22.200 m3/ngđ. Phân đợt đầu tư: 02 (Hai) đợt.
+ Trạm XLNT số 2 (Cống Câu) đặt tại xã Tân Hưng, chủ yếu phục vụ cho khu đô thị mới xây dựng tập trung phía Nam sông Sặt, thoát nước bằng hệ thống cống riêng, TB3 là trạm bơm chính, TB8 là trạm bơm chuyển tiếp. Công suất Trạm XLNT Q = 4.500 m3/ngđ.
+ TrạmXLNT số 3 đặt tại phường Ngọc Châu phục vụ xử lý nước thải khu vực nội thành cũ và các lưu vực ven nội nằm phía tây Hào Thành, hệ thống thoát nước có thoát nước chung đối với mạng lưới thoát nước cũ được tận dụng và thoát nước riêng cho các khu vực dân cư xây dựng tập trung mới. TB4; TB5; TB6 là các trạm bơm chính.
Công suất Trạm XLNT Q = 26.700 m3/ngđ. Phân đợt đầu tư: 02 (Hai) đợt.
+ Trạm XLNT số 4 (Đồng Niên) đặt tại phường Việt Hòa phục vụ xử lý nước thải khu vực Việt Hòa, Cẩm Thượng và cụm công nghiệp đường Quốc lộ 5. TB1A là trạm bơm chính, TB1 là trạm bơm chuyển tiếp.
Công suất Trạm XLNT Q= 30.300 m3/ngđ; Phân đợt đầu tư: 02 (Hai) đợt. Nước sau khi sử lý được bơm vào kênh T2, không xả vào sông Thái Bình làm ảnh hưởng chất lượng nước thuộc thượng lưu nhà máy cấp nước Cẩm Thượng.
b- Các thông số tính toán:
+ Tiêu chuẩn nước thải đến năm 2020 là 120 l/ng,ngđ,
+ Tiêu chuẩn xử lý nước thải sử dụng thông số quy định tại cột B, có xét tới nâng cấp đạt thông số quy định tại cột A trong TCVN 5945-2005 khi có điều kiện.
6. Thoát nước và vệ sinh môi trường các khu công nghiệp: Đối với các khu công nghiệp, cần xây dựng hệ thống thoát nước riêng, nước mưa thu gom được phép xả thẳng vào hệ thống cống của thành phố; nước thải phải được xử lý cục bộ đạt thông số quy định tại cột B trong TCVN 5945-2005 trước khi đổ ra hệ thống cống chung của thành phố.
7. Tổ chức, quản lý vận hành: Công ty thoát nước của tỉnh có trách nhiệm lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên vận hành, lập kế hoạch mua sắm vật tư, thiết bị, kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước, hệ thống thu gom xử lý nước thải trong toàn Thành phố.
8. Các vấn đề cần lưu ý:
- Những khu công nghiệp, nếu chất lượng nước thải gần tương tự với chất lượng nước thải sinh hoạt thì có thể xem xét để đưa vào trạm xử lý nước thải chung của thành phố.
- Các khu dân cư không tập trung, ở xa mạng lưới thoát nước có thể đưa ra phương án xử lý cục bộ nhưng phải đảm bảo đạt thông số quy định tại cột B trong TCVN 5945-2005.
- Lựa chọn các hướng tuyến thu gom nước thải cần ưu tiên cho các khu dân cư , các cụm công nghiệp tập trung; tận dụng tối đa độ dốc địa hình kết hợp với hướng phát triển mở rộng Thành phố và cụm công nghiệp tập trung.
- Về chu kỳ ngập lụt: Hệ thống thoát nước được tính toán cho giai đoạn đến năm 2020 do vậy chu kỳ ngập lụt nên lấy chung chu kỳ P = 5 năm đối với tất cả các loại cống trong tính toán số liệu.
- Lựa chọn công nghệ xử lý sao cho khi có yêu cầu nâng cao chất lượng nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn thông số quy định tại cột A trong TCVN 5945-2005 thì phải đảm bảo việc ghép khối, cải tạo mở rộng đơn giản và hiệu quả nhất.
- Đầu tư đợt đầu nên ưu tiên cải tạo xây dựng các tuyến thu gom, và tập trung hoàn chỉnh hệ thống thoát nước khu vực trung tâm.
- Trong thành phố nên triệt để sử dụng ao, hồ làm hồ điều hoà nước mưa và tạo cảnh quan đô thị.
- Bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống xả sự cố cho các trạm XLNT thuộc phương án chọn (Phương án IV).
Trên đây là ý kiến thỏa thuận của Bộ Xây dựng, đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Hải Dương theo quy định hiện hành.
Nơi nhận: | KT.BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.