BẢO HIỂM XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2311/BHXH-TT | Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2011 |
Kính gửi: Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện Chương trình công tác tuyên truyền năm 2011, nhằm tăng cường công tác tuyên truyền trực quan về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (BHXH, BHYT) tới mọi tầng lớp nhân dân, BHXH Việt Nam biên tập và in một số ấn phẩm tuyên truyền cấp cho BHXH các địa phương. Để tổ chức phát hành và sử dụng các ấn phẩm đảm bảo đồng bộ, thống nhất, hiệu quả trong toàn Ngành, đề nghị BHXH các tỉnh, thành phố thực hiện theo hướng dẫn như sau:
I. CÁC ẤN PHẨM TUYÊN TRUYỀN SẼ CẤP:
1. Tờ gấp “Những điều cần biết về BHXH bắt buộc”.
2. Tờ gấp “Những điều cần biết khi khám, chữa bệnh BHYT”.
3. Sách “Hỏi đáp về chính sách bảo hiểm y tế”.
4. Album tranh cổ động.
5. Tranh cổ động.
II. TỔ CHỨC PHÁT HÀNH VÀ SỬ DỤNG:
1. Tờ gấp “Những điều cần biết về BHXH bắt buộc” phát hành ở các cơ quan, doanh nghiệp và các khu công nghiệp, khu chế xuất nhằm nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động, qua đó tích cực tham gia BHXH.
2. Tờ gấp “Những điều cần biết khi khám, chữa bệnh BHYT” phát hành ở các bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh khác để người đi khám chữa bệnh tìm hiểu biết rõ hơn về quyền lợi, nghĩa vụ khi đi khám chữa bệnh.
3. Sách: “Hỏi đáp về chính sách BHYT” phát hành ở các cơ quan, doanh nghiệp, nhà văn hóa cấp xã, các cộng tác viên tuyên truyền để làm tài liệu tuyên truyền và làm cơ sở trả lời những vướng mắc của người lao động.
4. Album tranh cổ động gồm 13 tranh, được đánh số thứ tự từ 01 - 13.
Các tranh trong album dùng để làm tài liệu tuyên truyền trực quan và đưa vào các ấn phẩm tuyên truyền để tuyên truyền nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về chính sách BHXH, BHYT; qua đó tích cực tham gia BHXH, BHYT, cụ thể:
- Tranh số 01 với thông điệp: “Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” dùng để làm pa nô với kích thước lớn, tuyên truyền thống nhất trong toàn Ngành, thay thế tranh cũ có biểu tượng chim bồ câu với thông điệp “Tham gia bảo hiểm xã hội là đảm bảo cuộc sống của bạn”.
- Tranh số 02 và 11 tuyên truyền về BHXH, BHYT tại các cơ quan, doanh nghiệp.
- Tranh số 03, 04 và 13 tuyên truyền về BHXH, BHYT tự nguyện tại các cụm dân cư, các hợp tác xã, các làng nghề.
- Tranh số 05 tuyên truyền thực hiện Luật BHXH đối với mọi đối tượng.
- Tranh số 06 và 12 tuyên truyền về BHYT học sinh, sinh viên.
- Tranh số 07 tuyên truyền về BHYT đối với đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc.
- Tranh số 08 tuyên truyền về BHYT đối với đối tượng tự nguyện tham gia BHYT.
- Tranh số 09 tuyên truyền về BHYT đối với mọi đối tượng.
- Tranh số 10 tuyên truyền tham gia BHXH, BHYT đối với mọi đối tượng.
5. Nhân dịp Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7, BHXH Việt Nam in 8 loại tranh (từ tranh số 01 đến tranh số 08) để BHXH các địa phương tổ chức tuyên truyền, cách thức phát hành như sau:
+ Tuyên truyền ở các xã, phường và tương đương (gọi chung là xã), mỗi xã 05 tranh, gồm tranh số 01, 02, 03, 04, tranh số 07 hoặc 08 (tranh số 07 chỉ dùng để tuyên truyền ở các xã thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc). Địa điểm tuyên truyền gồm: nhà văn hóa, trạm xá, ủy ban nhân dân xã.
+ Tuyên truyền ở các cơ quan, doanh nghiệp vừa và lớn mỗi đơn vị 02 tranh, tranh số 01 và 02.
+ Tuyên truyền tại các trường học, mỗi trường 01 tranh số 06. BHXH các tỉnh, thành phố chuyển cho Sở Giáo dục và Đào tạo để phát hành tới các trường học.
+ Bảo hiểm xã hội tỉnh và huyện tổ chức tuyên truyền ở những nơi cần thiết tranh số 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07 hoặc 08.
Yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố thực hiện đầy đủ các nội dung hướng dẫn trên. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc cần phản ánh kịp thời về BHXH Việt Nam (Ban Tuyên truyền) để được hướng dẫn chi tiết thêm.
Nơi nhận: | KT. TỔNG GIÁM ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.