ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 225/NN&PTNT-LN | Thanh Hóa, ngày 26 tháng 02 năm 2009 |
Kính gửi: Các Chủ dự án 661, dự án 147 cơ sở.
Căn cứ Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 6/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và Thông tư liên tịch số 58/2008/TTLT-BNN-KHĐT-TC ngày 02/5/2008 của Bộ Nông nghiệp & PTNT - Bộ Kế hoạch và đầu tư - Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn năm 2007 - 2014 và Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-BKH-NN-TC ngày 23/6/2008 của Bộ Kế hoạch và đầu tư - Bộ Nông nghiệp & PTNT - Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn thực hiện Quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007;
Căn cứ Quyết định số 164/2008/QĐ-TTg ngày 11/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 1 của Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 6/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; Công văn số 22/BNN-LN ngày 05/01/2009 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc hướng dẫn cách lập dự toán trồng rừng phòng hộ theo Quyết định số 164/2008/QĐ-TTg ngày 11/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ công văn số 1992/BNN-LN ngày 11/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn các phương thức kỹ thuật trồng rừng phòng hộ dự án 661;
Căn cứ Quyết định số 3669/QĐ-UBND ngày 17/11/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt Phương án trồng mới và cải tạo rừng sản xuất tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2008 - 2015 tỉnh Thanh Hóa;
Để đảm bảo hoàn thành kế hoạch trồng rừng phòng hộ, sản xuất thuộc Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, Sở Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn thiết kế trồng rừng như sau:
I. TRỒNG RỪNG PHÒNG HỘ:
1. Đối tượng thiết kế:
Là đất trống quy hoạch trồng rừng phòng hộ theo kết quả rà soát, điều chỉnh Dự án 661/QĐ-TTg giai đoạn 2008 - 2015 thuộc Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Bản đồ thiết kế và đo đạc diện tích lô:
Bản đồ thiết kế được thực hiện trên nền bản đồ hệ tọa độ Quốc gia VN-2000 tỷ lệ 1/10.000; Trên bản đồ thiết kế trồng rừng trong năm kế hoạch phải thể hiện nhiệm vụ kế hoạch các năm trước, có ghi cụ thể tên lô, diện tích, loài cây trồng nhưng không cần phải đánh màu. Các chi tiết trên bản đồ như: Sông, suối, đường ô tô, ranh giới tiểu khu, khoảnh, lô, huyện, xã… được phân biệt rõ ràng bằng ký hiệu riêng và chú thích bên trái phía dưới bản đồ.
Dùng địa bàn 3 chân + mia hoặc máy định vị GPS để đo vẽ bản đồ thiết kế trồng rừng. Sai số khép kín cho phép (≤ 1/100), sai số về diện tích lô thiết kế ≤ 5%. Lô thiết kế trồng rừng có diện tích nhỏ nhất là 0,5 ha, lớn nhất không quá 5 ha. Thứ tự lô được ghi bằng số ảrập trong phạm vi từng khoảnh.
Thiết kế trồng rừng tập trung nhất thiết phải xây dựng các băng xanh cản lửa kết hợp phòng chống xói mòn theo Quy phạm phòng chống cháy rừng (QTN 8-86).
Đối với thiết kế trồng rừng ven biển (rừng ngập mặn), khi tính diện tích thực trồng rừng phải trừ diện tích băng chừa để làm đường đi lại và ra vào cho thuyền bè.
Các nội dung khác của thiết kế trồng rừng phòng hộ, thực hiện theo Quyết định số 516/QĐ-BNN-KHCN ngày 18/2/2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc ban hành Quy trình thiết kế trồng rừng.
3. Thời gian trình thẩm định, phê duyệt:
- Thời gian hoàn thành nhiệm vụ thiết kế trồng rừng để trình thẩm định và phê duyệt;
+ Vụ Xuân Hè trình thẩm định và phê duyệt trước ngày 31/12 (riêng năm 2009 vụ Xuân Hè trình thẩm định và phê duyệt trước ngày 10/03).
+ Vụ Hè Thu trình thẩm định và phê duyệt trước ngày 30/5.
4. Cơ cấu và mật độ cây trồng:
Căn cứ vào điều kiện lập địa của từng dự án, có thể áp dụng một trong các phương thức kỹ thuật trồng rừng phòng hộ sau đây:
4.1. Trồng rừng với mật độ ban đầu bằng mật độ khi thành rừng (khoảng 400-600 cây/ha): Phương thức kỹ thuật này được áp dụng ở những nơi đã xác định chắc chắn được loài cây trồng phù hợp với điều kiện lập địa nơi trồng, địa phương hoặc đơn vị có kinh nghiệm về kỹ thuật đảm bảo trồng rừng thành công, cây giống được tạo có chất lượng cao, chăm sóc rừng đúng kỹ thuật. Khuyến khích trồng nông lâm kết hợp trong những năm đầu để tăng độ che phủ đất, cải tạo đất và tạo thêm thu nhập cho người trồng rừng.
4.2. Trồng rừng ban đầu thuần loài bằng loài cây mọc nhanh, có tác dụng cải tạo đất sau một chu kỳ sẽ trồng thay thế bằng loài cây chính có tác dụng phòng hộ lâu dài: Phương thức kỹ thuật này được áp dụng chủ yếu ở những nơi đất đã bị thoái hóa, nghèo xấu nên cần được cải tạo bằng những loài cây mọc nhanh có tác dụng cải tạo đất (chủ yếu là các loài Keo) với mật độ trồng từ 1000-1600 cây/ha, sau một chu kỳ (từ 7 - 8 năm) có thể chặt theo băng (rộng 50-60m) để trồng các loài cây chính cho phòng hộ lâu dài với mật độ từ 300-500 cây/ha (có thể là cây bản địa hoặc cây nhập nội nhưng phải đảm bảo chắc chắn thành rừng). Kinh phí trồng cây chính được lấy từ bán sản phẩm khai thác rừng trồng cây mọc nhanh sau khi trừ chi phí hợp lý theo quy định hiện hành.
4.3. Trồng rừng thuần loài: Phương thức kỹ thuật trồng rừng này có thể được áp dụng trong 2 trường hợp sau:
a) Trong những vùng phòng hộ có điều kiện lập địa như vùng đất ngập mặn, đất ngập phèn, đất cát ven biển, vùng đất ngập nước ven sông. Cơ cấu cây trồng và mật độ trồng được quy định cụ thể như sau:
* Trồng rừng phòng hộ trên vùng đất ngập mặn, đất ngập phèn, đất ngập nước ven sông:
- Loài cây trồng: Cây Vẹt, Đước…
+ Trồng thuần loài đối với cây Vẹt, Đước: Mật độ trồng 10.000 cây/ha.
+ Trồng hỗn giao cây Vẹt + Đước: Mật độ trồng 10.000 cây/ha (5.000 cây Vẹt + 5.000 cây Đước).
* Trồng rừng phòng hộ trên vùng đất cát ven biển.
- Loài cây trồng: Cây Phi lao.
- Mật độ trồng: từ 3.300 cây - 5.000 cây/ha.
b) Trong những vùng phòng hộ có điều kiện lập địa bình thường đã trồng rừng thành công với những loài cây có nhiều kinh nghiệm lâu năm (như các loài Thông, các loài Keo…), nhưng với điều kiện tạo cây con cho trồng rừng phải là cây thực sinh, các giống của các loài cây trồng rừng đã được chọn lọc và lấy từ các nguồn giống đã được công nhận có phẩm chất tốt (như các giống Keo không bị rỗng ruột khi tuổi cao) để đảm bảo rừng phát triển lâu dài có khả năng phòng hộ và kỹ thuật nuôi dưỡng rừng (chủ yếu là chặt tỉa thưa đúng thời gian, đúng cường độ…) phải được thực hiện nghiêm ngặt để đảm bảo thành rừng gỗ lớn có tác dụng phòng hộ lâu dài.
II. TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT.
1. Đối tượng thiết kế:
Là diện tích quy hoạch trồng rừng sản xuất giai đoạn 2008 - 2015 theo Dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trình tự lập hồ sơ thiết kế gồm các bước sau đây:
- Xác định sơ bộ nhóm thực bì và nhóm đất để lựa chọn cơ cấu cây trồng trên cơ sở nguyện vọng của các hộ.
- Đo đạc diện tích bằng máy định vị GPS. Thứ tự lô được ghi bằng số ảrập trong phạm vi từng khoảnh.
- Hồ sơ thành quả gồm:
+ Tờ trình kèm thuyết minh thiết kế kỹ thuật, dự toán trồng rừng (trong thuyết minh chỉ cần thể hiện: Tên lô, khoảnh, tiểu khu, thôn, xã; nhóm thực bì; diện tích; loài cây trồng, mật độ trồng, phương thức trồng; đề nghị đăng ký trồng rừng của hộ “diện tích, loài cây trồng” được thôn, xã xác nhận).
+ Bản hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng rừng.
+ Bản đồ trồng rừng tỷ lệ 1/10.000 theo hệ tọa độ VN-2000.
+ Dự toán kinh phí hỗ trợ trồng rừng sản xuất đến từng lô và hộ.
Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm lập và phê duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán và trình UBND huyện phê duyệt bảng tổng hợp danh sách hộ tham gia trồng rừng sản xuất theo lô, khoảnh, tiểu khu, thôn, xã; diện tích; loài cây trồng, mật độ trồng, phương thức trồng, hộ trồng rừng được thôn, xã xác nhận. Trước khi trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt, thì Trưởng ban QLDA trồng rừng sản xuất cơ sở, có trách nhiệm gửi 01 bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật - dự toán về Sở Nông nghiệp & PTNT (Chi cục Lâm nghiệp) để theo dõi. Chậm nhất sau 7 ngày khi được Chủ tịch UBND huyện ra Quyết định phê duyệt, Trưởng ban QLDA trồng rừng sản xuất cơ sở phải gửi Quyết định phê duyệt về Sở Nông nghiệp & PTNT (Chi cục Lâm nghiệp) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp & PTNT; đồng thời làm căn cứ để giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của đơn vị.
3. Cơ cấu loài cây trồng, mật độ trồng:
3.1. Cơ cấu loài cây trồng:
Gồm một số loài cây chủ yếu sau: Keo tai tượng nhập khẩu Australia; Keo lá tràm; Keo lai hom (dòng BV 10, BV 16, BV 32); Keo tai tượng; Luồng chiết; Lát hoa; Trám trắng; Mỡ; Xoan ta; Bạch đàn mô, hom; Sao đen…
3.2. Mật độ trồng:
- Keo tai tượng (Australia, Hàm Yên):
+ N/ha = 1.100 - 1.330 cây đối với đất nhóm 1, 2;
+ N/ha = 1.660 cây đối với đất nhóm 3, 4.
- Keo lai hom:
+ N/ha = 1.110 cây đối với đất nhóm 1, 2;
+ N/ha = 1.660 cây đối với đất nhóm 3, 4.
- Keo lá tràm:
+ N/ha = 1.660 cây đối với đất nhóm 1, 2;
+ N/ha = 2.000 cây đối với đất nhóm 3, 4.
- Bạch đàn mô, hom: N/ha = 1.660 cây.
- Mỡ: N/ha = 2.500 cây đối với đất nhóm 1, 2;
- Xoan ta:
+ Trồng thuần: N/ha = 1.660 cây đối với đất nhóm 1, 2.
+ Trồng hỗn giao Xoan ta + Keo: N/ha = 1.600 cây (Xoan ta 800 cây + Keo 800 cây);
- Lát hoa:
+ Trồng thuần: N/ha = 800 cây;
+ Trồng hỗn giao Lát hoa + Keo: N/ha = 1.500 cây (Lát hoa 500 cây + Keo 1.000 cây);
- Sao đen:
+ Trồng thuần: N/ha = 1.660 cây;
+ Trồng hỗn giao Sao đen + Keo: N/ha = 1.600 cây (Sao đen 600 cây + Keo 1.000 cây);
- Trám trắng + Keo: N/ha = 1.600 cây (Trám trắng 800 cây + Keo 800 cây) đối với đất nhóm 1, 2.
- Luồng: Chọn một trong 2 công thức trồng hỗn giao.
+ N/ha = 600 cây (Luồng 200 bụi + Keo 400 cây).
+ N/ha = 1.125 cây (Luồng 125 bụi + Keo 1.000 cây).
4. Bản đồ hoàn công trồng rừng:
Năm thứ ba của kế hoạch trồng rừng 3 năm, Ban QLDA cấp huyện có trách nhiệm lên bản đồ số để hoàn công kết quả trồng rừng cho toàn bộ diện tích rừng được trồng trong kỳ kế hoạch 3 năm, bản đồ có tỷ lệ 1/10.000 hệ tọa độ Quốc gia VN-2000; trên bản đồ phải thể hiện cụ thể tên lô, diện tích, loài cây trồng… Bản đồ được xây dựng cùng với việc xây dựng báo cáo giám sát đánh giá cuối kỳ kế hoạch để Ban QLDA cấp tỉnh giám sát, tổng hợp báo cáo Ban điều hành Trung ương.
III. LẬP HỒ SƠ THIẾT KẾ KỸ THUẬT - DỰ TOÁN TRỒNG RỪNG PHÒNG HỘ VÀ SẢN XUẤT:
Thiết kế trồng rừng do các đơn vị tư vấn thiết kế chuyên ngành, có tư cách pháp nhân thực hiện: Nếu đơn vị có đủ điều kiện thiết kế - dự toán (có đủ dụng cụ như địa bàn 3 chân + Mia, máy định vị GPS, có đội ngũ kỹ sư chuyên ngành vững về chuyên môn, nghiệp vụ) nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề, mà có nhu cầu tự thiết kế thì làm văn bản gửi Sở Nông nghiệp & PTNT để được xem xét, giải quyết.
Nhận được công văn này, yêu cầu các Chủ dự án 661; Dự án 147; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan; nghiên cứu, tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề gì vướng mắc, báo cáo Sở Nông nghiệp & PTNT để kịp thời giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. GIÁM ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.