BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 225/BTC-HCSN | Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2020 |
Kính gửi: | - Văn phòng Quốc hội; |
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi thi hành pháp luật;
Thực hiện Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 26/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật” giai đoạn năm 2018-2022;
Căn cứ chế độ quản lý, sử dụng kinh phí hiện hành đảm bảo cho công tác theo dõi thi hành pháp luật;
Trên cơ sở đề nghị của Bộ Tư pháp tại công văn số 3370/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL ngày 03/9/2019; Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật như sau:
1. Về nội dung chi và mức chi cho công tác theo dõi thi hành pháp luật:
a) Về phổ biến, giáo dục pháp luật cho công tác theo dõi thi hành pháp luật: Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.
b) Về rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác theo dõi thi hành pháp luật: Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 122/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 17/8/2011 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.
c) Về công tác tổ chức thi hành pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật:
- Đối với việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về theo dõi thi hành pháp luật và một số nội dung chi về công tác thi hành pháp luật đã được quy định tại Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 28/12/2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật: Đề nghị thực hiện theo quy định hiện hành.
- Đối với hoạt động theo dõi thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 19/2017/TT-BTC ngày 28/02/2017 quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí NSNN bảo đảm cho công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
- Đối với chi phí cho hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị, như chi tiền lương làm đêm, làm thêm giờ; chi hội nghị, hội thảo, chi công tác phí; chi khen thưởng; chi thanh toán dịch vụ công cộng; mua sắm, trang thiết bị; đào tạo cán bộ công chức, viên chức; nghiên cứu khoa học..: Đề nghị thực hiện theo chế độ quy định hiện hành, chứng từ hợp pháp.
2. Nguồn kinh phí thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật: Kinh phí cho công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật của cơ quan, đơn vị thuộc cấp nào do ngân sách nhà nước cấp đó bảo đảm và được tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí bảo đảm thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn.
Bộ Tài chính hướng dẫn để các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương triển khai thực hiện./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.