BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 224/TCTHADS-NV1 | Hà Nội, ngày 23 tháng 01 năm 2014 |
Kính gửi: Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Tại Hội nghị Triển khai công tác thi hành án dân sự năm 2014, một số Cục Thi hành án dân sự đề nghị hướng dẫn, giải quyết một số vướng mắc về nghiệp vụ thi hành án. Tổng cục Thi hành án dân sự trả lời như sau:
1. Đối với những trường hợp trước khi Nghị định số 125/2013/NĐ-CP có hiệu lực (ngày 01/12/2013), cơ quan thi hành án dân sự đã tổ chức bán đấu giá và giảm giá nhiều lần tài sản kê biên để thi hành án nhưng đều không có người tham gia đấu giá, trả giá thì sau ngày 01/12/2013 cơ quan thi hành án dân sự có cần thực hiện lại từ đầu và đầy đủ các trình tự, thủ tục theo quy định tại Điều 17a Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 125/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ hay không?
Trường hợp trước ngày Nghị định số 125/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ có hiệu lực thi hành, các biện pháp tổ chức thi hành án mà cơ quan thi hành án đã thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật Thi hành án dân sự năm 2008, Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự, Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản và các quy định khác của pháp luật thì các biện pháp thi hành án đó có giá trị thi hành. Do vậy, nếu trước ngày 01/12/2013, việc bán đấu giá, giảm giá tài sản kê biên để thi hành án đã được thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản, pháp luật về thi hành án dân sự và theo đúng tinh thần Công văn số 1569/BTP – TCTHADS ngày 27/02/2013 của Bộ Tư pháp về việc xử lý tài sản thi hành án bán đấu giá không có người tham gia đấu giá, trả giá và việc giảm giá tài sản đã được tiến hành ít nhất 3 lần nhưng vẫn không có người tham gia đấu giá, trả giá thì cơ quan thi hành án dân sự áp dụng điểm a khoản 2 Điều 17a Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 125/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ để giao tài sản cho người được thi hành án. Trong trường hợp người được thi hành án không đồng ý nhận tài sản để thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự tiếp tục bán đấu giá tài sản theo các trình tự, thủ tục quy định tại Điều 17a Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 125/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ và các quy định khác có liên quan để xử lý tài sản thi hành án.
2. Trường hợp người được thi hành án nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17a Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 125/2013/NĐ-CP của Chính phủ thì người được thi hành án thực hiện quyền nhận tài sản thông qua hình thức nào? Chấp hành viên lập biên bản, ra Quyết định hay hình thức nào?
Điểm a khoản 2 Điều 17a Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 125/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định “Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày người phải thi hành án nhận được thông báo về việc người được thi hành án đồng ý nhận tài sản để thi hành án, nếu người phải thi hành án không nộp đủ số tiền thi hành án và chi phí thi hành án để lấy lại tài sản đưa ra bán đấu giá thì Chấp hành viên giao tài sản cho người được thi hành án. Đối với tài sản là bất động sản và tài sản là động sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì Chấp hành viên ra quyết định giao tài sản cho người được thi hành án để làm thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đó cho người được thi hành án. Người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng tài sản không tự nguyện giao tài sản cho người được thi hành án thì bị cưỡng chế thi hành án”. Như vậy, khi người được thi hành án nhận tài sản là bất động sản hoặc tài sản là động sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng để trừ vào số tiền được thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định giao tài sản đó cho người được thi hành án; đối với tài sản là động sản nhưng không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì Chấp hành viên lập biên bản giao tài sản cho người được thi hành án.
3. Người bán tài sản hay người mua tài sản bán đấu giá tài sản thi hành án phải chịu Thuế giá trị gia tăng (VAT)?
Trong quá trình hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án và kiểm tra giải quyết khiếu nại, Tổng cục Thi hành án dân sự nhận thấy khi ký hợp đồng với các tổ chức bán đấu giá, cơ quan thi hành án dân sự thường không nêu rõ giá khởi điểm đó đã bao gồm thuế VAT chưa, ai là người chịu trách nhiệm phải nộp các loại thuế, việc xuất hóa đơn do ai là người chịu trách nhiệm cung cấp dẫn đến khi bán đấu giá thành phát sinh các tranh chấp về người phải nộp thuế cũng như đơn vị có trách nhiệm xuất hóa đơn. Do vậy, trước khi ký hợp đồng với tổ chức bán đấu giá tài sản, cơ quan thi hành án dân sự cần làm việc với cơ quan thuế có thẩm quyền để xác định tài sản bán đấu giá phải chịu các loại thuế gì, trách nhiệm nộp các thuế đó thuộc về ai, trên cơ sở đó xác định rõ các loại thuế phải nộp và trách nhiệm nộp thuế khi ký hợp đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản. Đối với tài sản thuộc diện phải chịu thuế VAT thì trước khi ký hợp đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản, cơ quan thi hành án dân sự phải thống nhất với cơ quan thuế về giá của tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính, và phải công bố rõ trong hồ sơ bán đấu giá là giá khởi điểm đã bao gồm thuế VAT hay chưa để người có nhu cầu mua tài sản biết.
Vậy Tổng cục Thi hành án dân sự hướng dẫn để Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thống nhất thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.