BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2125/QLCL-CL2 | Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2013 |
Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật
Sau khi nghiên cứu Dự thảo Thông tư Hướng dẫn trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm xuất khẩu đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật (dự thảo kèm theo Phiếu trình Bộ Nông nghiệp và PTNN đề ngày 1/11/2013 của Cục Bảo vệ thực vật); tiếp theo ý kiến góp ý nêu tại công văn số 1888/QLCL-CL2 ngày 10/10/2013, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản có ý kiến như sau:
1. Về sự cần thiết ban hành Thông tư:
Phạm vi điều chỉnh của Thông tư hướng dẫn trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận ATTP xuất khẩu đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNN trong trường hợp có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu. Tuy nhiên, theo cập nhật của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD), đến thời điểm này chưa có cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu nào có yêu cầu cơ quan thẩm quyền của Việt Nam kiểm tra, cấp giấy chứng nhận ATTP sản phẩm có nguồn gốc thực vật nhập khẩu. Ngoại trừ năm 2009, Cơ quan thẩm quyền ATTP của Indonesia có yêu cầu, sau đó do nhiều nước có ý kiến phản đối và phía Bạn đã ngừng áp dụng quy định này. Gần đây, Đoàn Thanh tra EU sang Việt Nam kiểm tra cũng chỉ khuyên phía Việt Nam nên thực hiện việc kiểm tra chứng nhận ATTP đối với sản phẩm rau gia vị của Việt Nam xuất khẩu vào EU để bảo vệ uy tín sản phẩm này của Việt Nam.
Liên quan đến vấn đề này, khi xây dựng Thông tư quy định về kiểm tra, chứng nhận ATTP thủy sản xuất khẩu, Bộ Tư pháp đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNN tập hợp các nước có yêu cầu kiểm tra, chứng nhận ATTP thủy sản xuất khẩu để có đủ căn cứ ban hành quy định và yêu cầu đòi hỏi thực tiễn về kiểm tra, chứng nhận.
Do vậy, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đề nghị Quý cơ quan xem xét sự cần thiết ban hành Thông tư này trong thời điểm hiện nay.
2. Về lấy mẫu phân tích kiểm tra chỉ tiêu ATTP làm căn cứ cấp giấy chứng nhận ATTP lô hàng xuất khẩu.
Đề nghị có quy định cụ thể về chỉ tiêu kiểm tra, tần suất lấy mẫu kiểm tra, cơ quan cấp giấy chứng nhận thực hiện lấy mẫu kiểm tra trong Thông tư để thuận lợi cho việc triển khai (nếu ban hành).
3. Về điều kiện để cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm xuất khẩu.
Đề nghị xem lại nội dung quy định trong dự thảo Thông tư (Điều 7) vì thực tế có cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, hoặc nước nhập khẩu không yêu cầu thì không thể quy định doanh nghiệp phải áp dụng VietGAP.
4. Về quy định doanh nghiệp cung cấp bản sao giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo ATTP hoặc các giấy khác theo quy định tại khoản 1, Điều 7 của Thông tư.
Đề nghị cân nhắc quy định này, không nên yêu cầu doanh nghiệp cung cấp nhiều lần về mẫu sản xuất tại chính cơ sở.
5. Về quy định trách nhiệm của Cục QLCL NLS&TS:
Đề nghị thay Khoản 2 Điều 12 thành "Tổng hợp, phổ biến các quy định của quốc tế và Việt Nam về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm sản và muối" như qui định tại Khoản 6 Điều 2 Quyết định số 29/2008/QĐ-BNN ngày 28/1/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.
Trên đây là một số ý kiến góp ý của Cục QLCL NLS&TS, đề nghị Quý cơ quan nghiên cứu thêm.
Nơi nhận: | CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.