BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2068/BNN-PC | Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2015 |
Kính gửi: Các Tổng cục, Cục, Vụ, Thanh tra Bộ
Thực hiện nhiệm vụ hợp nhất văn bản theo quy định tại Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật số 01/2012/UBTVQH13, ngày 22 tháng 3 năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Qua quá trình triển khai thực hiện, một số đơn vị đã nghiêm túc thực hiện như Tổng cục Lâm nghiệp, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Cục Thú y, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn; một số đơn vị chưa quan tâm đến việc hợp nhất như Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Cục Chăn nuôi. Bộ yêu cầu:
I. THƯỜNG XUYÊN THỰC HIỆN VIỆC HỢP NHẤT VĂN BẢN
Theo quy định tại khoản 5, Điều 7 Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật (QPPL); các đơn vị có trách nhiệm hoàn thành việc hợp nhất văn bản chậm nhất là 05 ngày, kể từ ngày ký ban hành văn bản. Vì vậy, để đảm bảo việc hợp nhất kịp thời cũng như tính chính xác, khi xây dựng văn bản QPPL sửa đổi, bổ sung, đề nghị đơn vị trình đồng thời dự thảo văn bản hợp nhất để Bộ xem xét, ký ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung và ký xác thực văn bản hợp nhất.
Việc đăng tải văn bản hợp nhất trên Cổng thông tin điện tử của Bộ cũng cần thực hiện đồng thời với việc đăng văn bản sửa đổi, bổ sung để thuận lợi cho việc cập nhật, áp dụng văn bản, quy định mới.
II. HOÀN THÀNH VIỆC HỢP NHẤT VĂN BẢN QPPL THEO KẾ HOẠCH CỦA BỘ TỪ NĂM 2013 - 2014
1. Đối với văn bản quy phạm pháp luật Vụ Pháp chế đã cho ý kiến góp ý:
Các đơn vị khẩn trương hoàn thiện văn bản hợp nhất và gửi về Vụ Pháp chế để kiểm tra tính xác thực trước khi trình ký Bộ trưởng trước ngày 15/3/2015 (chi tiết phụ lục 01).
2. Đối với văn bản QPPL đã được phân công nhiệm vụ nhưng chưa thực hiện hợp nhất:
Các đơn vị thực hiện nghiêm túc, dứt điểm, có trách nhiệm hoàn thành trước ngày 20/3/2015 và gửi về Vụ Pháp chế theo quy định (chi tiết phụ lục 02).
3. Đối với văn bản QPPL ban hành từ ngày Pháp lệnh có hiệu lực thi hành
Các đơn vị rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung do đơn vị mình chủ trì soạn thảo được ban hành trong năm 2013 và năm 2014; nếu chưa thực hiện việc hợp nhất cần tiến hành hợp nhất theo quy định và báo cáo về Bộ trước ngày 30/3/2015.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 01
DANH MỤC VĂN BẢN QPPL VỤ PHÁP CHẾ ĐÃ CHO Ý KIẾNCẦN HOÀN THIỆN ĐỂ BAN HÀNH
(Ban hành kèm theo Công văn số 2068/BNN-PC, ngày 10 tháng 3 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
STT | Văn bản gốc | Đơn vị thực hiện | Ghi chú |
1. | Quyết định 07/2005/QĐ-BNN ngày 31 tháng 01 năm 2005 về việc ban hành Quy định về quản lý và sử dụng lợn đực giống | Cục Chăn nuôi | Vụ Pháp chế đã có công văn góp ý số 671/PC ngày 01/8/2014. |
2. | Quyết định 66/2005/QĐ-BNN ngày 31/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định về quản lý và sử dụng bò đực giống | Cục Chăn nuôi | Vụ Pháp chế đã có công văn góp ý số 671/PC ngày 01/8/2014. |
3. | Quyết định 13/2007/QĐ-BNN ngày 09/02/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Quy định về quản lý và sử dụng trâu đực giống | Cục Chăn nuôi | Vụ Pháp chế đã có công văn góp ý số 671/PC ngày 01/8/2014. |
4. | Quyết định 108/2007/QĐ-BNN ngày 31/12/2007 Ban hành quy định về quản lý và sử dụng dê đực giống | Cục Chăn nuôi | Vụ Pháp chế đã có công văn góp ý số 671/PC ngày 01/8/2014. |
5. | Quyết định 43/2006/QĐ-BNN ngày 01/6/2006 Ban hành Quy định về trao đổi quốc tế nguồn gen vật nuôi quý hiếm | Cục Chăn nuôi | Vụ Pháp chế đã có công văn góp ý số 671/PC ngày 01/8/2014. |
6. | Thông tư 92/2007/TT-BNN ngày 19/11/2007 Hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 1405/QĐ-TTg ngày 16/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thủy cầm | Cục Chăn nuôi | Vụ Pháp chế đã có công văn góp ý số 671/PC ngày 01/8/2014. |
7. | Thông tư 63/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Cục Chăn nuôi | Vụ Pháp chế đã có công văn góp ý số 671/PC ngày 01/8/2014. |
8. | Quyết định 62/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn | Tổng cục Thủy lợi |
|
9. | Quyết định 55/2004/QĐ-BNN , ngày 01/11/2004 Ban hành Quy định việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi | Tổng cục Thủy lợi |
|
10. | Quyết định 56/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về thẩm quyền, thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi | Tổng cục Thủy lợi |
|
PHỤ LỤC 02
DANH MỤC VĂN BẢN QPPL CHƯA THỰC HIỆN HỢP NHẤT
(Ban hành kèm theo Công văn số 2068/BNN-PC, ngày 10 tháng 3 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
STT | Văn bản gốc | Đơn vị thực hiện | Ghi chú |
1. | Danh mục giống vật nuôi (Quyết định 67/2005/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất kinh doanh) | Cục Chăn nuôi | Công văn số 6385/BNN-PC, ngày 12/8/2014 v/v hoàn thành thực hiện hợp nhất văn bản |
2. | Quyết định 86/2008/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế công nhận tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường | |
3. | Thông tư 16/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đánh giá, chỉ định và quản lý phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn | Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường | |
4. | Thông tư 54/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc yêu cầu năng lực phòng thử nghiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm Nông lâm thủy sản và muối | Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.