BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1960/LĐTBXH-VPQGGN | Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2016 |
Kính gửi: ………………..……………………………………..
Để chuẩn bị nội dung báo cáo Chính phủ, Quốc hội về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện Mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các Bộ, ngành, địa phương báo cáo kết quả 2 năm thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 theo nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 2324/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
(Đề cương báo cáo kèm theo)
Báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương đề nghị gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo, lô D25, ngõ 8B Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội và hòm thư điện tử giamngheo@molisa.gov.vn) trước ngày 01/7/2016 để tổng hợp, báo cáo Chính phủ và Quốc hội./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐỀ CƯƠNG
BÁO CÁO KẾT QUẢ 2 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 76/2014/QH13
(Ban hành kèm theo công văn số: 1960/BLĐTBXH-VPQGGN ngày 02 tháng 6 năm 2016)
I. Báo cáo các nhiệm vụ đã triển khai thực hiện đến cuối năm 2015
1. Trách nhiệm các Bộ, ngành trung ương trong việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chính sách giảm nghèo và sắp xếp, Điều chỉnh theo hướng tập trung chính sách, nguồn lực, khắc phục sự chồng chéo, trùng lắp, cụ thể:
- Kết quả rà soát, đánh giá về các văn bản trong hệ thống chính sách giảm nghèo đã ban hành (số lượng văn bản, kết quả thực hiện);
- Các văn bản đề xuất tích hợp, sửa đổi và bổ sung đã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Các văn bản còn chồng chéo, mức hỗ trợ nhỏ lẻ, hiệu quả thấp, không còn phù hợp với thực tiễn đề xuất bãi bỏ (nếu có; làm rõ lý do đề xuất bãi bỏ);
- Các văn bản đang soạn thảo, lấy ý kiến các cơ quan liên quan, dự kiến thời gian trình ban hành (nếu còn; làm rõ lý do còn chậm so với kế hoạch);
- Các văn bản đang nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung, dự kiến trình ban hành trong thời gian tới (nếu còn; làm rõ lý do).
2. Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015 đồng bộ với các chương trình Mục tiêu quốc gia khác làm cơ sở để lồng ghép các Chương trình Mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Dân tộc, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
3. Xây dựng chuẩn nghèo mới theo phương pháp tiếp cận đa chiều nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; hoàn thiện tiêu chí phân loại và quy trình xác định đối tượng, địa bàn nghèo. Điều tra, phân loại và công bố tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo mới (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội).
4. Đề xuất đổi mới có hiệu quả cơ chế Điều hành, chủ trì, phân công, phân cấp, phối hợp trong công tác giảm nghèo (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Dân tộc, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
II. Đề xuất các giải pháp thực hiện trong giai đoạn 2016-2020
1. Đề xuất tăng nguồn lực đầu tư và cân đối nguồn lực trung hạn của Nhà nước cho các chính sách, chương trình giảm nghèo; lựa chọn chính sách để ưu tiên phân bổ, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực; bảo đảm lồng ghép chính sách và nguồn lực có hiệu quả. Thúc đẩy việc kết nối phát triển kinh tế - xã hội giữa vùng khó khăn với vùng phát triển. Thực hiện chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng, hỗ trợ thị trường phù hợp đặc Điểm vùng, nhằm thu hút doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ, nâng cao khả năng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tại các địa bàn nghèo, địa bàn khó khăn, địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Kết hợp chặt chẽ giữa chính sách giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Dân tộc, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
2. Giải pháp thực hiện chính sách hỗ trợ có Điều kiện gắn với đối tượng, địa bàn và thời hạn thụ hưởng nhằm tăng cơ hội tiếp cận chính sách và khuyến khích sự tích cực, chủ động tham gia của người nghèo. Duy trì, bổ sung một số chính sách hỗ trợ phù hợp đối với hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo (các Bộ ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
3. Giải pháp tăng nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; Điều chỉnh đối tượng, mức vay, lãi suất, thời hạn cho vay phù hợp gắn với chính sách khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng, nhân rộng mô hình thoát nghèo gắn kết với cộng đồng dân cư trên địa bàn (Ngân hàng Nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Dân tộc, Ngân hàng Chính sách xã hội, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
4. Giải pháp ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, huyện nghèo, xã nghèo, xã biên giới, xã an toàn khu, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo. Giải quyết cơ bản tình trạng hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất ở và giải quyết đất sản xuất hoặc chuyển đổi nghề cho ít nhất 80% hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn đang thiếu đất sản xuất; kết hợp đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo chưa được hỗ trợ đất sản xuất, đồng thời có chính sách giải quyết tình trạng di dân không theo quy hoạch ở một số địa phương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Dân tộc, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
5. Giải pháp nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục và tỷ lệ đào tạo nghề khu vực nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số; phân luồng, đào tạo nghề hợp lý, hiệu quả; duy trì các chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; nâng cao tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi ở địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn; phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú với quy mô phù hợp; đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo cử tuyển gắn với sử dụng (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Ủy ban Dân tộc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
6. Giải pháp để thực hiện Mục tiêu bảo đảm ít nhất 90% hộ cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế; 70% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, trên 90% trạm y tế cấp xã có đủ Điều kiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; Điều chỉnh cơ cấu đầu tư cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và chính sách bảo hiểm y tế để bảo đảm tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, người cận nghèo (Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
7. Giải pháp bảo đảm tăng cường công tác quản lý nhà nước; hoàn thiện cơ chế Điều hành, phân công đầu mối chịu trách nhiệm chính, phân cấp đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể cho địa phương; cải cách thủ tục hành chính và phương thức để người dân, cộng đồng tham gia và tiếp cận chính sách giảm nghèo; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức tự vươn lên thoát nghèo (Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
III. Biểu tổng hợp kết quả rà soát, tích hợp, sửa đổi chính sách
TT | Nội dung công việc | Sản phẩm hoàn thành | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời hạn hoàn thành | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.