BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1931/BCT-ĐL |
Hà Nội, ngày 19 tháng 3 năm 2020 |
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến bổ sung quy hoạch phát triển điện lực các nguồn điện gió, Bộ Công Thương kính báo cáo một số nội dung sau:
I. Mục tiêu quy hoạch và chính sách phát triển điện gió
I.1. Mục tiêu phát triển điện gió trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh
Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, mục tiêu công suất lắp đặt điện gió khoảng 800 MW vào năm 2020, khoảng 2.000 MW vào năm 2025 và khoảng 6.000 MW vào năm 2030.
I.2. Về chính sách
- Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29 tháng 06 năm 2011 về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam (Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg) và Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg (Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg).
- Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 02/2019/TT-BCT ngày 15 tháng 01 năm 2019 quy định thực hiện phát triển dự án điện gió và hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện gió (Thông tư số 02/2019/TT-BCT), có hiệu lực từ ngày 28 tháng 02 năm 2019.
II. Các tiêu chí xem xét thẩm định, phê duyệt bổ sung quy hoạch các dự án điện gió
Căn cứ các chính sách khuyến khích phát triển các dự án điện gió, trên cơ sở đảm bảo công khai, minh bạch, một số tiêu chí cơ bản được sử dụng trong quá trình xem xét thẩm định, phê duyệt bổ sung quy hoạch các dự án điện gió bao gồm:
- Sự thuận lợi của phương án đấu nối với hệ thống điện quốc gia.
- Tiềm năng gió tại khu vực dự án đề xuất bổ sung quy hoạch.
- Sự phù hợp của dự án đề xuất với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương, trong đó đặc biệt lưu ý đến việc tránh sử dụng đất rừng (nhất là rừng tự nhiên), khu vực khai thác và dự trữ khoáng sản (như titan).
- Hiệu quả sử dụng đất của dự án đề xuất.
- Năng lực tài chính, kinh nghiệm của Nhà đầu tư đề xuất dự án điện gió.
III.1. Cập nhật định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 liên quan đến phát triển điện gió
Ngày 11 tháng 02 năm 2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 55). Trong đó, đã nêu rõ tình hình và nguyên nhân; quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và tầm nhìn; nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cho ngành năng lượng. Đây là kim chỉ nam để các cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và các bên liên quan triển khai, phối hợp thực hiện.
Liên quan đến lĩnh vực năng lượng tái tạo, Nghị quyết số 55 đã đưa một số chỉ đạo quan trọng sau:
1. Về quan điểm chỉ đạo: “...ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch”.
2. Về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu: “Xây dựng cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo nhằm thay thế tối đa các nguồn năng lượng hóa thạch. Ưu tiên phát triển năng lượng gió và mặt trời cho phát điện... Hình thành và phát triển một số trung tâm năng lượng tái tạo tại các vùng và các địa phương có lợi thế”; “Khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái và trên mặt nước. Xây dựng các chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi gắn với triển khai thực hiện Chiến lược biển Việt Nam”.
III.2. Tính toán quy mô phát triển điện gió đến năm 2025, 2030
Cập nhật tiến độ nguồn điện theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh cho thấy phần lớn các nguồn nhiệt điện chậm tiến độ 1-2 năm, đặc biệt các nguồn nhiệt điện than miền Nam dự kiến vào năm 2018-2021 như Long Phú I, Sông Hậu I, Sông Hậu II; Long Phú III; Nhiệt điện Ô Môn III, IV và các nhà máy điện sử dụng khí từ mỏ Cá Voi Xanh có nguy cơ trễ tiến độ so với quy hoạch do chưa thể xác định chính xác thời điểm khí từ Lô B và mỏ Cá Voi Xanh cập bờ,... Ngoài ra, Việt Nam đã quyết định dừng đầu tư nhà máy điện (NMĐ) hạt nhân Ninh Thuận giai đoạn đến 2030. Các tính toán cân bằng cung cần cho thấy có khả năng xảy ra thiếu điện cho hệ thống điện miền Nam, cần thiết phải tính toán bổ sung các nguồn điện mới để đảm bảo cung ứng điện năng toàn quốc.
Có khá nhiều hướng đề xuất phát triển nguồn điện của các nhà đầu tư để đảm bảo cân đối cung cầu trong giai đoạn tới như: phát triển nguồn năng lượng tái tạo (đặc biệt là năng lượng gió, mặt trời); nhập khẩu điện từ các nước láng giềng; đẩy sớm các nguồn nhiệt điện và đưa thêm các nguồn nhiệt điện mới, nhất là các nguồn điện sử dụng khí LNG đang được đề xuất.
Theo báo cáo rà soát tổng thể Quy hoạch điện VII điều chỉnh do Viện Năng lượng lập tháng 2/2020, công suất các nguồn điện để đảm bảo cân đối cung cầu điện cho phương án cơ sở và phương án cao giai đoạn đến năm 2030 dự kiến như sau:
Bảng 1: Cơ cấu công suất nguồn điện giai đoạn 2021 - 2030, Phương án cơ sở
Hạng mục/năm |
Công suất đặt (MW) |
Cơ cấu công suất (%) |
||||
2020 |
2025 |
2030 |
2020 |
2025 |
2030 |
|
Tổng nhu cầu điện toàn quốc |
42080 |
63471 |
90651 |
|
|
|
Tổng công suất lắp đặt nguồn điện |
59090 |
104824 |
145568 |
|
|
|
Tổng công suất lắp đặt (không gió và mặt trời, tích năng) |
51410 |
81944 |
110028 |
|
|
|
Tỷ lệ dự phòng (không gió và mặt trời, tích năng) |
22.2% |
29.1% |
21.4% |
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
NĐ than |
19637 |
38842 |
48932 |
33.2% |
37.1% |
33.6% |
NĐ khí nội + nhập đường ống từ Malaysia |
7133 |
10514 |
10774 |
12.1% |
10.0% |
7.4% |
NĐ sử dụng khí LNG mới |
0 |
1500 |
12750 |
0.0% |
1.4% |
8.8% |
NĐ hiện có chuyển sang sử dụng LNG |
0 |
1883 |
4213 |
0.0% |
1.8% |
2.9% |
NĐ dầu |
1610 |
575 |
108 |
2.7% |
0.5% |
0.1% |
Nhập khẩu |
920 |
3370 |
5796 |
1.6% |
3.2% |
4.0% |
Thủy điện lớn trên 30MW |
17766 |
19116 |
19211 |
30.1% |
18.2% |
13.2% |
Thủy điện nhỏ |
3800 |
4900 |
6000 |
6.4% |
4.7% |
4.1% |
Điện gió (*) |
1010 |
6030 |
10090 |
1.7% |
5.8% |
6.9% |
Điện mặt trời (*) |
6670 |
14450 |
20050 |
11.3% |
13.8% |
13.8% |
Điện sinh khối và NLTT khác |
544 |
1244 |
2244 |
0.9% |
1.2% |
1.5% |
Tích năng (TĐTN + pin TN) |
0 |
2400 |
5400 |
0.0% |
2.3% |
3.7% |
Bảng 2: Cơ cấu công suất nguồn điện giai đoạn 2021 - 2030, Phương án cao
Hạng mục/năm |
Công suất đặt (MW) |
Cơ cấu công suất (%) |
||||
2020 |
2025 |
2030 |
2020 |
2025 |
2030 |
|
Tổng nhu cầu điện toàn quốc |
44224 |
68367 |
100215 |
|
|
|
Tổng công suất lắp đặt nguồn điện |
60090 |
116699 |
169498 |
|
|
|
Tổng công suất lắp đặt (không gió và mặt trời, tích năng) |
51410 |
82319 |
120458 |
|
|
|
Tỷ lệ dự phòng (không gió và mặt trời, tích năng) |
16.2% |
20.4% |
20.2% |
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
NĐ than |
19637 |
38842 |
52962 |
32.7% |
33.3% |
31.2% |
NĐ khí nội + nhập Malaysia |
7133 |
10139 |
10024 |
11.9% |
8.7% |
5.9% |
NĐ LNG mới |
0 |
1500 |
18000 |
0.0% |
1.3% |
10.6% |
NĐ hiện có sử dụng LNG |
0 |
2258 |
5063 |
0.0% |
1.9% |
3.0% |
NĐ dầu |
1610 |
950 |
108 |
2.7% |
0.8% |
0.1% |
Nhập khẩu |
920 |
3370 |
5796 |
1.5% |
2.9% |
3.4% |
Thủy điện lớn trên 30MW |
17766 |
19116 |
19211 |
29.6% |
16.4% |
11.3% |
Thủy điện nhỏ |
3800 |
4900 |
6000 |
6.3% |
4.2% |
3.5% |
Điện gió (*) |
1010 |
11630 |
18390 |
1.7% |
10.0% |
10.8% |
Điện mặt trời (*) |
7670 |
20350 |
25250 |
12.8% |
17.4% |
14.9% |
Điện sinh khối và NLTT khác |
544 |
1244 |
2544 |
0.9% |
1.1% |
1.5% |
Tích năng (TĐTN+ pin TN) |
0 |
2400 |
5400 |
0.0% |
2.1% |
3.2% |
(*) Điện gió và mặt trời được đưa vào với khối lượng tăng mạnh trong giai đoạn 2021-2023 để đảm bảo cung ứng điện do các dự án nhiệt điện chậm tiến độ.
Với quy mô nguồn điện như trên, năm 2025: nguồn điện gió cần bổ sung quy hoạch ở phương án cơ sở là khoảng 6.030MW, ở phương án cao là 11.630MW.
Phương án cao có thể được coi như phương án điều hành để phát triển nguồn điện đủ dự phòng trong trường hợp phụ tải tăng cao, điều kiện khí hậu bất lợi hoặc các nguồn điện khác chậm tiến độ.
IV. Cập nhật tình hình bổ sung quy hoạch và đề xuất bổ sung quy hoạch các dự án điện gió
IV.1. Các dự án điện gió đã bổ sung quy hoạch và vào vận hành
Tổng công suất các dự án điện gió đã được phê duyệt vào quy hoạch phát triển điện lực là khoảng 4.800 MW, dự kiến vào vận hành trong giai đoạn đến năm 2021, chủ yếu ở khu vực Tây Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Tuy nhiên, trong số 4.800MW đã bổ sung quy hoạch, tính đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có 9 dự án điện gió đã đi vào vận hành với quy mô công suất là 350MW.
IV.2. Các dự án đang đề nghị bổ sung quy hoạch
Tính đến ngày 15 tháng 3 năm 2020, ngoài các dự án đã được bổ sung quy hoạch, Bộ Công Thương nhận được các đề xuất của Ủy ban nhân dân các tỉnh tổng cộng gần 250 dự án điện gió với tổng công suất khoảng 45.000 MW, cụ thể chia theo khu vực/vùng địa lý như sau:
1. Khu vực Bắc Trung Bộ (các tỉnh có đề nghị bổ sung điện gió là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị): Tổng số các dự án do UBND tỉnh đề nghị bổ sung quy hoạch là 51 dự án, tổng công suất 2.919 MW.
2. Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ (các tỉnh có đề nghị bổ sung điện gió là Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận): Tổng số các dự án do UBND các tỉnh đề nghị bổ sung quy hoạch là 10 dự án, tổng công suất 4.193 MW (trừ dự án ngoài khơi Thăng Long Wind thì còn 793 MW).
3. Khu vực Tây Nguyên (các tỉnh có đề nghị bổ sung điện gió là Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng): Tổng số các dự án do UBND các tỉnh đề nghị bổ sung quy hoạch là 91 dự án, tổng công suất 11.733,8 MW.
4. Khu vực Đông Nam Bộ (tỉnh có đề nghị bổ sung điện gió là Bà Rịa - Vũng Tàu): Tổng số các dự án do UBND các tỉnh đề nghị bổ sung quy hoạch là 2 dự án, tổng công suất 602,6 MW.
5. Khu vực Tây Nam Bộ (các tỉnh có đề nghị bổ sung điện gió là Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau): Tổng số các dự án do UBND các tỉnh đề nghị bổ sung quy hoạch là 94 dự án, tổng công suất 25.541 MW.
Tổng hợp số lượng dự án và quy mô công suất từng vùng và từng tỉnh xem tại Phụ lục 1.
V. Đề xuất quy mô công suất điện gió cần bổ sung quy hoạch đến năm 2025
Theo tính toán của Viện Năng lượng nêu trên, công suất nguồn điện gió cần bổ sung quy hoạch đến năm 2025 ở phương án cơ sở là khoảng 6.030MW, ở phương án cao là 11.630MW.
Tổng công suất điện gió đã được bổ sung quy hoạch là 4.800MW. Như vậy, công suất nguồn điện gió đến năm 2025 cần bổ sung thêm khoảng 1.230MW ở phương án cơ sở và 6.830MW ở phương án cao.
Với tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 55 nêu trên, việc đẩy mạnh phát triển năng lượng gió là một trong những hướng đi chủ đạo, phù hợp. Mặt khác, nguy cơ thiếu điện trong ngắn hạn (giai đoạn 2021 - 2024) là hiện hữu, trong khi các nguồn nhiệt điện lớn tiếp tục chậm tiến độ hoặc chưa xác định được tiến độ, phụ tải có thể tăng cao, điều kiện khí hậu có thể bất lợi. Vì vậy, đề xuất lựa chọn phương án cao để phát triển nguồn điện gió.
Theo kết quả tính toán của Viện Năng lượng (Tháng 2/2020) về tính đáp ứng của lưới điện các khu vực (đặc biệt là khu vực Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ) đến năm 2025 cho các kết quả được tổng hợp đánh giá như sau.
V.1. Khu vực Bắc Trung Bộ
Hiện nay, tỉnh Quảng Trị đã có 16 dự án điện gió với tổng công suất 638 MW được phê duyệt bổ sung quy hoạch; 2.612 MW điện gió đang được trình bổ sung quy hoạch. Tất cả các dự án nói trên đều tập trung tại khu vực đồi núi phía Tây Quảng Trị và được đề xuất vào vận hành trước Tháng 11/năm 2021.
Kết quả tính toán, cho thấy, hệ thống điện 110-220kV khu vực đáp ứng tương đối tốt nhu cầu giải phóng công suất các nguồn điện trên địa bàn trong chế độ vận hành bình thường. Tuy nhiên, với sự cố 1 trong 2 MBA của TBA 220kV Lao Bảo (2x250MVA), máy còn lại quá tải. Giới hạn giải tỏa công suất tăng thêm nguồn điện gió khu vực tỉnh Quảng Trị khoảng 570 MW (chế độ vận hành bình thường).
Các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, mỗi tỉnh có 01 dự án đề xuất là Dự án Trang trại phong điện HBRE Hà Tĩnh, công suất 120MW và Trang trại điện gió B&T (Quảng Bình), công suất 252MW, lưới điện đảm bảo giải tỏa công suất.
Như vậy, tổng công suất điện gió có thể bổ sung quy hoạch tại khu vực này là khoảng 941MW. Danh mục các dự án có khả năng giải phóng công suất tại Phụ lục 2.
V.2. Khu vực Nam Trung Bộ
Khu vực Bình Định, Phú Yên cũng tập trung khá nhiều các dự án điện mặt trời và hiện đang đề xuất bổ sung quy hoạch 04 dự án điện gió (tổng công suất là 331 MW). Tính toán cho thấy khu vực này khó có khả năng bổ sung thêm công suất các dự án điện gió do lưới điện 220kV khu vực này khá yếu.
Khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận là khu vực có tốc độ tăng trưởng các nguồn NLTT cao nhất trong cả nước. Trong 2 năm 2018-2019 vừa qua, trên khu vực này, có khoảng 2.391 MW điện mặt trời và 200 MW điện gió đã vào vận hành. Ngoài ra, còn có khoảng 1.000 MW điện gió và gần 600 MW điện mặt trời đã được bổ sung quy hoạch, nhưng chưa vào vận hành. Thêm nữa, Nhà máy điện mặt trời Trung Nam 450MW mới được bổ sung quy hoạch (đóng điện đồng bộ cùng TBA 500kV Thuận Nam).
Tỉnh Bình Thuận có đề nghị bổ sung quy hoạch dự án điện gió Thăng Long Wind (Kê Gà). Đây là dự án điện gió ngoài khơi, công suất 3.400MW, vận hành giai đoạn 2022 - 2027, nên chưa đưa vào cân đối, do chỉ xem xét các nguồn điện gió vào vận hành trước tháng 11 năm 2021.
Các tính toán được thực hiện cho các dự án điện gió trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, tại thời điểm cuối năm 2021 cho thấy, chỉ khi toàn bộ các công trình lưới điện truyền tải đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung quy hoạch (Văn bản số 1891/TTg-CN ngày 27 tháng 12 năm 2018) vào vận hành (đặc biệt là TBA 500kV Thuận Nam và các đường dây đấu nối), đồng thời thực hiện giải pháp vận hành tách đường dây 220kV Di Linh - Đức Trọng, lưới điện khu vực chỉ có khả năng hấp thụ thêm khoảng 340MW các nguồn điện gió và Nhà máy điện mặt trời Trung Nam (Thuận Nam) (xét chế độ vận hành bình thường).
Danh mục các dự án có khả năng giải tỏa công suất của khu vực xem tại Phụ lục 3.
V.3. Khu vực Tây Nguyên
Tính tới thời điểm hiện tại, khu vực có 13 dự án điện gió với tổng công suất 368MW đã được phê duyệt bổ sung quy hoạch (BSQH), trong khi tổng quy mô công suất điện gió đang trình BSQH là 11.733,8 MW. Trong đó, khoảng 71,3% công suất (8.368MW) là các dự án điện gió nằm trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tiếp đến là Đắk Lắk (2.683MW) chiếm 23%, Đak Nông (460MW) chiếm 3,9%. Các tỉnh Kon Tum, Lâm Đồng chỉ có 1-2 dự án đề nghị BSQH, công suất lần lượt là 153,5MW và 69MW.
Kết quả tính toán cho thấy, trong các trường hợp vận hành cực đoan (buổi trưa mùa lũ, các nguồn Tây Nguyên phát hết công suất) thì ngay trong chế độ vận hành bình thường, TBA 500kV Pleiku 2 (2x450MVA) và 500kV Đắk Nông (2x450MVA) vận hành đầy tải. Như vậy, chỉ với các nguồn đã BSQH, hệ thống điện khu vực năm 2021 đã tiềm ẩn nhiều rủi ro trong vận hành.
Để có thể xem xét bổ sung thêm công suất điện gió của khu vực, xét đến năm 2021, đề xuất xem xét các phương án sau:
1. Trường hợp 1: Cải tạo nâng công suất TBA 500kV Đak Nông và Pleiku 2 lên 2x900MVA:
Trong trường hợp TBA 500KV Đak Nông và TBA 500KV Pleiku 2 được thực hiện nâng công suất lên 2x900MVA trong năm 2021, thì lưới điện khu vực có thể bổ sung quy hoạch khoảng 1.150 MW nguồn điện gió.
2. Trường hợp 2: Cải tạo nâng công suất TBA 500kV Đak Nông và Pleiku 2 lên 2x900MVA; xây mới đường dây 220kV 41km Chư Sê - Pleiku 2:
Nếu đẩy sớm tiến độ đường dây 220kV mạch 2 Pleiku 2 - Chư Sê dài khoảng 41km (tiết diện AC500 hoặc 2xAC330) thì có thể giải phóng được thêm khoảng 250MW công suất, nâng tổng công suất bổ sung thêm trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Đak Lak lên khoảng 1.400MW ở lưới 220kV. Đường dây Pleiku 2 - Chư Sê là một phần của đường dây mạch 2 Pleiku 2- Krong buk đã có trong quy hoạch (2016-2020), hiện đang hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi. Do đó, nếu muốn đẩy sớm đường dây này cần có biện pháp tương ứng để đảm bảo tiến độ vận hành đồng bộ với các dự án điện gió trong năm 2021.
Trường hợp mạch 2 của đường dây 220kV Dốc Sỏi - Quảng Ngãi vận hành trong năm 2021 thì có thể giải tỏa thêm được khoảng 200MW diện gió trên địa bàn khu vực tỉnh Gia Lai.
Các dự án đấu lên lưới 500kV (như dự án điện gió Ia Pết - Đắk Đoa, công suất 200MW; điện gió Ia Nam, công suất 400 MW) có thể giải tỏa được công suất. Cần kết hợp nhóm dự án để tận dụng hạ tầng lưới điện đấu nối dùng chung.
Danh mục các dự án đề xuất như tại Phụ lục 4.
V.4. Khu vực Tây Nam Bộ
1. Hiện tại, khu vực có 32 dự án điện gió đã bổ sung quy hoạch với tổng quy mô công suất là khoảng gần 2.000MW. Trong trường hợp xét đến lưới điện đã được phê duyệt quy hoạch đến cuối năm 2021, lưới điện các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Cà Mau đảm bảo giải tỏa nguồn. Riêng các tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu, cần xem xét cải tạo sớm một số đường dây 110kV (vận hành năm 2021) thay vì giai đoạn 2026-2030 như Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh.
Với điều kiện như vậy, tổng quy mô điện gió có thể giải tỏa thêm được khoảng 2.300MW.
2. Trường hợp đầu tư thêm một số đường dây 110 kV
Các dự án lưới 110kV đề xuất:
- Xây dựng mạch 2 ĐZ 110 kV Bến Tre 220 kV - Bến Tre dài 0.24 km, tiết diện ACSR-2x240.
- Xây dựng mạch 2 ĐZ 110 kV Ba Tri - Giồng Trôm dài 16 km, tiết diện ACSR-2x185.
- Xây dựng ĐZ 110 kV mạch kép từ TBA 220 kV Bến Tre đi TBA 220 kV Mỹ Tho dài 15 km, tiết diện ACSR-2x240.
Với việc đầu tư các đường dây trên, có thể giải phóng thêm được 755MW (tập trung ở Bến Tre).
3. Trường hợp bổ sung quy hoạch một số dự án lưới 220kV
Các dự án 220kV đề xuất:
- Xây dựng mới ĐZ 220 kV mạch kép dài khoảng 5 km, tiết diện ACSR-400 từ TBA 220 kV Bạc Liêu đấu nối chuyển tiếp trên ĐZ 220 kV NĐ Cà Mau - Sóc Trăng hiện có (mạch đơn, ACSR-795MCM tương đương ACSR-400). Đường dây 220 kV này hiện chưa có trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh và Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bạc Liêu.
- Mở rộng thêm 2 ngăn lộ 220 kV tại TBA 220 kV Bạc Liêu (hiện nay, theo xem xét sơ bộ, việc mở rộng thêm ngăn lộ khá khó khăn).
Sau khi thực hiện giải pháp đề xuất, ở chế độ vận hành bình thường, lưới điện 220 kV chỉ có thể giải tỏa thêm khoảng 200 MW từ cụm điện gió đấu nối trên ĐZ 220 kV Giá Rai - Bạc Liêu.
Danh mục các dự án có khả năng giải tỏa công suất của khu vực xem tại Phụ lục 5.
V.5. Khu vực Đông Nam Bộ
Trong khu vực Đông Nam Bộ, chỉ có tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có đề xuất bổ sung quy hoạch 2 dự án: Dự án Công Lý Bà Rịa Vũng Tàu, công suất 102,6MW (gần bờ) và Dự án HBRE Bà Rịa - Vũng Tàu, công suất 500MW (xa bờ).
Danh mục các dự án có khả năng giải tỏa công suất của vùng Đông Nam Bộ xem tại Phụ lục 6.
V.6. Tổng hợp
Tổng hợp các tính toán, phân tích trên đây, khả năng lưới điện đến năm 2021 (với một số đề xuất cải tạo, đẩy nhanh tiến độ và bổ sung quy hoạch một số công trình) có thể hấp thụ được khoảng 7.000 MW (trường hợp vận hành bình thường).
Công suất này khá phù hợp với công suất điện gió tăng thêm ở phương án cao (bổ sung thêm khoảng 6.830MW), có xét đến dự phòng khi tiến độ triển khai một số dự án nguồn và lưới điện không đáp ứng yêu cầu.
VI. Đề nghị bổ sung/đẩy sớm các công trình lưới điện truyền tải nhằm giải tỏa các dự án điện gió
Từ các tính toán, phân tích nêu trên, một số công trình lưới điện truyền tải cần thiết phải bổ sung quy hoạch/đẩy sớm tiến độ nhằm giải tỏa các dự án điện gió, cụ thể như sau:
1. Nâng công suất TBA 500kV Đắk Nông từ 2x450MVA lên 2x900MVA.
2. Nâng công suất TBA 500kV Pleiku 2 từ 2x450MVA lên 2x900MVA.
3. Xây dựng mới Đường dây 220kV Bạc Liêu - Rẽ NĐ Cà Mau - Sóc Trăng, chiều dài 5km.
4. Đẩy sớm tiến độ TBA 220 kV Bình Đại và đường dây 220 kV mạch kép từ TBA 220 kV Bình Đại - Bến Tre (250 MVA; 2x50 km) từ giai đoạn 2031 - 2035 sang giai đoạn 2021 - 2025.
Với các nội dung và phân tích nêu trên, trong khi thời hạn 31 tháng 10 năm 2021 (là thời hạn các dự án điện gió được hưởng cơ chế theo Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg) không còn xa, để đảm bảo tính công khai, minh bạch, hiệu quả của chính sách khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng tái tạo của Chính phủ (đặc biệt là điện gió) bền vững, hiệu quả góp phần bổ sung nguồn cung cấp điện quốc gia, góp phần đảm bảo thực hiện Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị cũng như mục tiêu giảm lượng phát thải CO2 của Việt Nam trong công ước khung liên hợp quốc COP21, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ một số nội dung như sau:
1. Đồng ý chủ trương điều chỉnh mục tiêu phát triển nguồn điện gió đến năm 2025 với quy mô công suất 11.630 MW nhằm đảm bảo cung cấp điện, phát triển nguồn điện đủ dự phòng trong trường hợp phụ tải tăng cao, điều kiện khí hậu bất lợi hoặc các nguồn điện khác chậm tiến độ.
2. Xem xét quyết định bổ sung quy hoạch các dự án điện gió với phương án đấu nối và điều kiện giải tỏa công suất theo danh mục tại các Phụ lục 2-6 kèm theo.
3. Xem xét bổ sung quy hoạch/đẩy sớm tiến độ các dự án lưới điện truyền tải đồng bộ (nêu tại Mục VI) nhằm giải tỏa công suất các dự án điện gió trong danh mục đề xuất.
4. Giao Ủy ban nhân dân các tỉnh có các dự án điện gió khẩn trương rà soát quy hoạch/kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác theo thẩm quyền để tiến hành thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho các dự án năng lượng tái tạo đã được bổ sung quy hoạch, ưu tiên khu vực đất có giá trị kinh tế thấp và có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo.
5. Giao Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát các dự án nguồn điện từ năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió đã được bổ sung quy hoạch. Trong trường hợp các dự án không thực hiện triển khai theo phê duyệt, sẽ đề nghị kiên quyết thu hồi dự án để tránh ảnh hưởng đến các dự án khác trong quá trình xem xét bổ sung quy hoạch và đấu nối vào hệ thống điện quốc gia.
6. Yêu cầu EVN chỉ đạo các đơn vị thành viên khẩn trương thực hiện đầu tư xây dựng các dự án lưới điện đồng bộ để giải tỏa công suất các dự án nguồn điện gió.
7. Các dự án điện gió chưa được bổ sung quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn này sẽ tiếp tục được xem xét, nghiên cứu, thẩm định để bổ sung trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh nếu đủ điều kiện hoặc xem xét, cân đối trong Quy hoạch điện VIII.
Bộ Công Thương kính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến chỉ đạo./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
TỔNG HỢP CÔNG SUẤT CÁC DỰ ÁN ĐIỆN GIÓ ĐỀ NGHỊ BỔ SUNG QUY HOẠCH THEO VÙNG VÀ THEO TỈNH, THÀNH PHỐ
Bảng 1. Tổng hợp công suất các dự án điện gió đề nghị bổ sung quy hoạch theo vùng
TT |
Vùng |
Số lượng |
Công suất (MW) |
1 |
Bắc Trung Bộ |
51 |
2.918,8 |
2 |
Đông Nam Bộ |
2 |
602,6 |
3 |
Nam Trung Bộ |
10 |
4.193,1 |
4 |
Tây Nam Bộ |
94 |
25.540,9 |
5 |
Tây Nguyên |
91 |
11.733,8 |
|
Tổng cộng |
248 |
44.989,1 |
Bảng 2. Tổng hợp công suất các dự án điện gió đề nghị bổ sung quy hoạch theo tỉnh, thành phố
TT |
Tỉnh |
Số lượng dự án |
Công suất (MW) |
1 |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
2 |
602,6 |
2 |
Bạc Liêu |
19 |
4.608,6 |
3 |
Bến Tre |
23 |
12.063,0 |
4 |
Bình Định |
3 |
225,0 |
5 |
Bình Thuận |
1 |
3.400,0 |
6 |
Cà Mau |
16 |
4.249,0 |
7 |
Đắk Lắk |
23 |
2.683,4 |
8 |
Đắk Nông |
6 |
460,0 |
9 |
Gia Lai |
59 |
8.368,0 |
10 |
Hà Tĩnh |
1 |
120,0 |
11 |
Hậu Giang |
1 |
100,0 |
12 |
Kon Tum |
2 |
153,5 |
13 |
Lâm Đồng |
1 |
68,9 |
14 |
Ninh Thuận |
5 |
462,1 |
15 |
Phú Yên |
1 |
106,0 |
16 |
Quảng Bình |
1 |
252,0 |
17 |
Quảng Trị |
49 |
2.546,8 |
18 |
Sóc Trăng |
19 |
1.748,8 |
19 |
Tiền Giang |
2 |
685,5 |
20 |
Trà Vinh |
14 |
2.086,0 |
|
Tổng cộng |
248 |
44.989,1 |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐIỆN GIÓ ĐỀ XUẤT BỔ SUNG QUY HOẠCH KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ
STT |
Tên dự án |
Công suất (MW) |
Huyện |
Tỉnh |
Phương án đấu nối |
Điều kiện giải tỏa công suất |
1 |
Nhà máy điện gió Hướng Linh 5 |
30 |
Hướng Hóa |
Quảng Trị |
Đấu nối vào TC 22kV TBA 22/110kV NMĐG Hướng Linh 4 |
Trong chế độ vận hành bình thường (N-0) |
2 |
Nhà máy điện gió Hướng Hiệp 2 |
30 |
Hướng Hóa |
Quảng Trị |
Đầu nối vào TC 110kV TBA 110/220kV Hướng Linh (trạm gom CS khu vực Hướng Linh và lân cận), sau đó truyền tải thông qua ĐZ 220kV đến TC 220kV TBA 220k Lao Bảo |
|
3 |
Nhà máy điện gió Hướng Hiệp 3 |
30 |
Hướng Hóa |
Quảng Trị |
Đấu nối vào TC 22kV TBA22/110kV NMĐG Hướng Hiệp 2, sau đó truyền tải CS trên đường dây 110kV đến TC 100kV TBA 110/220kV Hướng Linh (trạm gom CS khu vực Hướng Linh) |
|
4 |
ĐG TNC Quảng Trị 1 |
50 |
Hướng Hóa |
Quảng Trị |
Đấu 220 kV từ trạm 220 kV Hướng Tân mạch đơn, dây 300 mm2, dài 7km |
|
5 |
ĐG TNC Quảng Trị 2 |
50 |
Hướng Hóa |
Quảng Trị |
||
6 |
Hướng Linh 7 |
30 |
Hướng Hóa |
Quảng Trị |
Đấu vào TC 22/110kV Nhà máy điện gió Gelex 3 |
|
7 |
Hướng Linh 8 |
25,2 |
Hướng Hóa |
Quảng Trị |
Đấu vào TC 22/110kV Nhà máy điện gió Gelex 3 |
|
8 |
Nhà máy điện gió AMACCAO Quảng Trị 1 |
50 |
Hướng Hóa |
Quảng Trị |
Đấu nối vào TC 110kV TBA 220kV Lao Bảo |
|
9 |
Nhà máy điện gió Tân Hợp |
38 |
Hướng Hóa |
Quảng Trị |
Đấu nối vào TC 110kV TBA 220kV Lao Bảo |
|
10 |
NMĐGLIG Hướng Hóa 1 |
48 |
Hướng Hóa |
Quảng Trị |
Đấu nối Nhà máy điện gió LIG Hướng Hóa 1 bằng cấp điện áp 220kV vào thanh cái 220 kV trạm biến áp 220kV Lao Bảo, dây dẫn ACSR300, dài khoảng 3,5 km. Mở rộng và đầu tư xây dựng 01 ngăn xuất tuyến 220kV tại TBA 220kV Lao Bảo |
|
11 |
NMĐG LIG Hướng Hóa 2 |
48 |
Hướng Hóa |
Quảng Trị |
||
12 |
Hải Anh |
40 |
Lao Bảo |
Quảng Trị |
ĐZ 110 kV mạch đơn đấu về TC 110 kV Trạm 220 kV Lao Bảo, dây 240 mm2, dài 2km |
|
13 |
Nhà máy điện gió Tài Tâm |
50 |
Hướng Hóa |
Quảng Trị |
Đấu nối bằng đường dây 220kV về TBA 220kV Lao Bảo |
|
14 |
NMĐG Hoàng Hải |
50 |
Hướng Hóa |
Quảng Trị |
Xây dựng TBA 22/220kV đấu nối vào TC 220kV TBA 220kV Lao Bảo |
|
15 |
Trang trại phong điện HBRE Hà Tĩnh |
120 |
huyện Kỳ Anh và thị xã Hà Tĩnh |
Hà Tĩnh |
chuyển tiếp trên đường dây 110 kV Kỳ Anh - Hà Tĩnh |
|
16 |
Trang trại điện gió B&T |
252 |
Quảng Ninh; Lệ Thủy |
Quảng Bình |
đấu nối chuyển tiếp vào đường dây 220 kV Đồng Hới - Đông Hà thông qua 02 trạm nâng áp 220 kV |
|
|
Tổng cộng |
941,2 |
|
|
|
|
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐIỆN GIÓ ĐỀ XUẤT BỔ SUNG QUY HOẠCH KHU VỰC NAM TRUNG BỘ
STT |
Tên dự án |
Công suất (MW) |
Huyện |
Tỉnh |
Phương án đấu nối |
Điều kiện giải tỏa công suất |
1 |
ĐG 7A |
50 |
Thuận Nam |
Ninh Thuận |
Đường dây 110kV mạch kép về TC 110kV TBA 220kV Ninh Phước, dây dẫn AC300, chiều dài 12km |
- Trong chế độ vận hành bình thường (N-0) - Sau khi các công trình lưới điện giải tỏa công suất NLTT đã được bổ sung quy hoạch vào vận hành, đặc biệt là TBA 500kV Thuận Nam và ĐZ 500kV Thuận Nam - Vĩnh Tân - Vận hành tách đường dây 220kV Di Linh - Đức Trọng |
2 |
ĐG Đầm Nại 4 |
27,6 |
Thuận Bắc |
Ninh Thuận |
Đấu nối về TC 110kV TBA 220kV Tháp Chàm, dây AC300 dài 2km |
|
3 |
Lợi Hải 2 |
28.9 |
Thuận Bắc |
Ninh Thuận |
Đấu nối chuyển tiếp trên đường Tháp Chàm - Cam Thịnh Đông, mạch kép chiều dài 25m, tiết diện AC240 |
|
4 |
ĐG Đầm Nại 3 |
39,4 |
Thuận Bắc |
Ninh Thuận |
Đầu nối về TC 110kV TBA Điện Gió Đầm Nại 4, dây dẫn AC240, chiều dài 1.8km |
|
5 |
ĐG số 5 Ninh Thuận |
46,2 |
Ninh Phước |
Ninh Thuận |
Đường dây 220kV mạch đơn đấu nối về TC 220kV TBA 220kV Ninh Phước, dây dẫn AC330, chiều dài 2km |
|
6 |
ĐG Công Hải 1 GĐ2 |
25 |
Thuận Bắc |
Ninh Thuận |
Chuyển tiếp 110kV Ninh Hải - Nam Cam Ranh bằng đường dây mạch kép chiều dài 800m, dây phân pha 2xAC240 |
|
7 |
ĐG Phước Hữu - Duyên Hải 1 |
30 |
Ninh Phước |
Ninh Thuận |
Chuyển tiếp trên mạch 2 Tháp Chàm - Ninh Phước |
|
8 |
ĐG Việt Nam Power số 1 |
30 |
Thuận Nam |
Ninh Thuận |
Đấu vào ĐG 7A |
|
9 |
ĐG BIM |
88 |
Thuận Nam |
Ninh Thuận |
Đấu nối về TC 220kV TBA 500kV Vĩnh Tân bằng đường dây 220kV mạch đơn dây dẫn 2xACSR300, chiều dài 22km |
|
|
Tổng cộng |
336,2 |
|
|
|
|
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐIỆN GIÓ ĐỀ XUẤT BỔ SUNG QUY HOẠCH KHU VỰC TÂY NGUYÊN
STT |
Tên dự án |
Công suất (MW) |
Huyện |
Tỉnh |
Đấu nối |
Điều kiện giải tỏa công suất |
1 |
Ea H’leo 1,2 |
57 |
Ea H’leo |
Đắk Lắk |
Đấu 110 kV mạch đơn về Trạm 110 kV Ea H’leo; AC240; dài 13 km |
- Trong chế độ vận hành bình thường (N-0). - Nâng công suất TBA 500kV Đắk Nông và TBA 500kV Pleiku 2 thành (2x900) MVA trong năm 2021 |
2 |
Ea Nam |
400 |
Ea H'leo |
Đắk Lắk |
Xây dựng mới TBA 500kV-450MVA đấu chuyển tiếp trên đường dây 500kV Pleiku - Di Linh |
|
3 |
ĐG Đăk Hòa |
50 |
Đăk Song |
Đắk Nông |
ĐZ 220 kV đấu transit trên ĐZ 220 kV Đăk Nông - Buôn Kuop, AC2x330, chiều dài 2km |
|
4 |
Cửu An |
46,2 |
An Khê |
Gia Lai |
Xây trạm nâng áp 110kV và tuyến đường dây 110kV dây dẫn AC185, đấu nối chuyển tiếp trên An Khê - Kbang, 0.5km |
|
5 |
Song An |
46,2 |
An Khê |
Gia Lai |
Trạm 110kV ĐG Song An 2x52MVA transit 1 mạch 110kV An Khê - K'Bang |
|
6 |
ĐG Chơ Long |
155 |
Kong Chro |
Gia Lai |
Xây dựng trạm nâng áp 220kV đặt tại NMĐG Yang Trung, Đấu nối chuyển tiếp trên tuyến 220kV Pleiku 2- TĐ An Khê (đầu tư chung với ĐG Yang Trung |
- Trong chế độ vận hành bình thường (N-0). - Đường dây mạch 2 220 kV Dốc Sỏi - Quảng Ngãi vận hành đồng bộ với các nguồn điện gió này - Nâng công suất TBA 500kV Đắk Nông và TBA 500kV Pleiku 2 thành (2x900) MVA trong năm 2021 |
7 |
ĐG Yang Trung |
145 |
Kong Chro |
Gia Lai |
35/220kV ĐG Yang Trung đấu nối transit 1 mạch ĐZ 220kV TĐ An Khê - 500kV Pleiku 2 |
|
8 |
Hưng Hải Gia Lai |
100 |
Kong Chro |
Gia Lai |
đấu nối chuyển tiếp trên đường dây 220kV Pleiku 2 - TĐ An Khê (chuyển đấu nối về Phước An) |
|
9 |
Cư Né 1 |
50 |
Krông Búk |
Đắk Lắk |
Gom công suất các NMĐG Cư Né 1,2+ Krong Buk 1,2 về trạm nâng áp 22/220kV NMĐG Krong Buk 2x125MVA, đấu nối transit trên đường dây 220kV Krong Buk - Pleiku 2 |
- Trong chế độ vận hành bình thường (N-0). - Đường dây mạch 2 220kV Pleiku 2 - Chư Sê vào vận hành - Nâng công suất TBA 500kV Đắk Nông và TBA 500kV Pleiku 2 thành (2x900) MVA trong năm 2021 |
10 |
Cư Né 2 |
50 |
Krông Búk |
Đắk Lắk |
||
11 |
Krông Búk 1 |
50 |
Krông Búk |
ĐắkLắk |
||
12 |
Krông Búk 2 |
50 |
Krông Búk |
Đắk Lắk |
||
13 |
ĐG Ia Le |
100 |
Chư Pưh |
Gia Lai |
Xây dựng trạm nâng áp 220kV công suất 2x125MVA và đường dây mạch kép AC500 6km về TBA 220kV Chư Sê |
|
14 |
ĐG Nhơn Hòa 1,2 |
100 |
Chư Pưh |
Gia Lai |
Trạm 35/220kV ĐG Nhơn Hòa 1 đấu nối transit vào 1 mạch ĐZ 220kV Krông Buk - 500kV Pleiku 2 |
|
15 |
ĐG Asia Đăk Song 1 |
50 |
Đăk Song |
Đắk Nông |
ĐZ 110 kV mạch kép đấu transit trên ĐZ 110 kV Đăk Mil - Đăk Song; dây AC240; chiều dài 0,5km |
- Trong chế độ vận hành bình thường (N-0). - Nâng công suất TB A 500kV Đắk Nông và TBA 500kV Pleiku 2 thành (2x900) MVA trong năm 2021 |
16 |
ĐG Chế biến Tây Nguyên |
50 |
Chư Prông |
Gia Lai |
Đấu 22 kV về dự án Phát triển miền núi |
|
17 |
ĐG Phát triển miền núi |
50 |
Chư Prông |
Gia Lai |
Đấu transit trên ĐZ 110 kV Diên Hồng - Chư Sê; dây phân pha 2xAC185; chiều dài 5,2km |
|
18 |
Ia Pech |
50 |
Ia Grai |
Gia Lai |
Chuyển tiếp trên đường dây 110kV Ia Grai - Pleiku, chiều dài 4km |
|
19 |
Ia Pech 2 |
50 |
Ia Grai |
Gia Lai |
||
20 |
Ia Pết Đắk Đoa |
200 |
Đắk Đoa |
Gia Lai |
MBA 500kV riêng, đấu về TBA 500kV Pleiku2 |
|
21 |
Kon Plong |
103,5 |
Kon Plong |
Kon Tum |
trạm nâng 220kV ĐG Kon Plong công suất 150MVA-35/220KV, đấu nối bằng đường dây 220kV mạch kép dây dẫn ACSR 330, dài 19km chuyển tiếp trên đường dây 220kV TĐ Thượng Kon Tum - Quảng Ngãi |
|
22 |
Tân Tấn Nhật |
50 |
Đăk Glei |
Kon Tum |
Đấu nối về TBA 110kV Bờ Y |
|
23 |
Đắk ND’rung 1 |
100 |
Đăk Song |
Đắk Nông |
Đấu nối về thanh cái 220kV TBA 220kV Đắk Nông |
|
24 |
Đắk ND'rung 2 |
100 |
Đắk Nông |
|||
25 |
Đắk ND'rung 3 |
100 |
Đắk Nông |
|||
26 |
ĐG Nam Bình 1 |
30 |
Đăk Song |
Đắk Nông |
Đấu nối 110kV về trạm gom 220kV ĐG Đak Hòa, chuyển tiếp trên đường dây 220kV Buôn Kuop - Điện phân Nhôm |
|
27 |
ĐG Ia Bang 1 |
50 |
Chư Prông |
Gia Lai |
Đấu nối về TBA 110kV Diên Hồng bằng đường dây mạch đơn 110kV dài khoảng 30km |
|
28 |
Ia Boong - Chư Prông |
50 |
Chư Prông |
Gia Lai |
Đấu nối bằng đường dây 220kV về TBA 500kV Pleiku2 |
|
|
Tổng cộng |
2432,9 |
|
|
|
|
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐIỆN GIÓ ĐỀ XUẤT BỔ SUNG QUY HOẠCH KHU VỰC TÂY NAM BỘ
STT |
Tên dự án |
Công suất (MW) |
Huyện |
Tỉnh |
Đấu nối |
Điều kiện giải tỏa công suất |
1 |
ĐG Đông Hải 1 - giai đoạn 2 |
50 |
Đông Hải |
Bạc Liêu |
Đấu gom về TBA 220 kV ECOTECH Đông Hải đấu nối về TC 220 kV - TBA 500kV Duyên Hải qua ĐZ 220 kV mạch kép |
Phương án đấu nối phụ thuộc tiến độ Trạm cắt 110 kV Hòa Bình, cần đảm bảo tiến độ vận hành Trạm cắt 110 kV Hòa Bình đồng bộ nguồn điện. |
2 |
ĐG Hòa Bình 1 giai đoạn 2 |
50 |
Hòa Bình |
Bạc Liêu |
Đấu nối về tại vị trí ĐG Hòa Bình 1 giai đoạn 1 (đấu nối về TBA 110 kV Hòa Bình qua ĐZ 110 kV mạch kép) |
- Trong chế độ vận hành bình thường (N-0). |
3 |
ĐG Hòa Bình 2 |
50 |
Hòa Bình |
Bạc Liêu |
Đấu nối về Trạm cắt 110 kV Hòa Bình (tại vị trí TBA 220 kV Hòa Bình) qua ĐZ 110 kV mạch kép |
Phương án đấu nối phụ thuộc tiến độ Trạm cắt 110 kV Hòa Bình. Cần đảm bảo tiến độ vận hành Trạm cắt 110 kV Hòa Bình đồng bộ nguồn điện. |
4 |
Hòa Bình 5 |
120 |
Huyện Hòa Bình |
Bạc Liêu |
ĐZ 220kV mạch kép sử dụng chung với Cụm NMĐG HCG Bạc Liêu - Rẽ ĐZ 220kV Giá Rai - Bạc Liêu 2 |
Cần đẩy sớm tiến độ XDM ĐZ 220 kV mạch kép đấu nối TB A 220 kV Bạc Liêu chuyển tiếp trên ĐZ 220 kV NĐ Cà Mau - Sóc Trăng (QH: 2026-2030). |
5 |
ĐG Sunpro |
30 |
Bình Đại |
Bến Tre |
Đấu nối về TBA 110 kV Bình Đại qua ĐZ 110 kV mạch kép |
Cần tách vận hành ĐZ 110 kV Bến Tre 220 kV - Bến Tre. |
6 |
ĐG Thiên Phú |
30 |
Thạnh Phú |
Bến Tre |
Đấu gom về trạm cắt 110 kV và đấu nối về TBA 110 kV Bình Thạnh qua 1 ĐZ 110 kV mạch kép |
Cần tách vận hành ĐZ 110 kV Bến Tre 220 kV - Bến Tre. |
7 |
ĐG Thiên Phú 2 |
30 |
Thạnh Phú |
Bên Tre |
||
8 |
ĐG số 5 Bến Tre (giai đoạn 2) |
90 |
Thạnh Phú |
Bến Tre |
Gồm ĐG số 5 - Thanh Hải 1, 2, 3, 4: 3x30+20 MW; GĐ1 - ĐG số 5 Thạnh Hải 1 (V1-2: 30 MW) đấu nối cùng với V1-1 về TBA 110 kV Thạnh Phú (Bình Thạnh) qua ĐZ 110 kV mạch kép AC240 |
Cải tạo ĐZ 110 kV Mỏ Cày 220 kV - Bình Thạnh hoặc XDM ĐZ 110 kV Ba Tri - Bình Thạnh |
9 |
ĐG Hải Phong |
200 |
Thạnh Phú |
Bến Tre |
TBA 35/220 kV: 2x250 MVA; ĐZ 220 kV về TBA 220 kV mỏ Cày, dài 2x50km, ACSR-2x500 |
Cần xây dựng ĐZ 220 kV khá dài (50 km). Để đảm bảo VH, cần giảm phát ~200 MW. Cải tạo ĐZ 220 kV Bến Tre - Mỹ Tho thành dây siêu nhiệt |
10 |
ĐG Thạnh Phú |
120 |
Thạnh Phú |
Bến Tre |
Đấu nối về TBA 110kV Bình Thạnh qua ĐZ 110 kV mạch đơn |
- Xây dựng mạch 2 ĐZ 110 kV Bến Tre 220 kV - Bến Tre dài 0.24 km, tiết diện ACSR-2x240. - Xây dựng mạch 2 ĐZ 110 kV Ba Tri - Giồng Trôm dài 16 km, tiết diện ACSR-2x185. - Xây dựng ĐZ 110 kV mạch kép từ TBA 220 kV Bến Tre đi TBA 220 kV Mỹ Tho dài 15 km, tiết diện ACSR-2x240 (Các công trình này chưa được bổ sung quy hoạch) - Đẩy sớm tiến độ TBA 220 kV Bình Đại và đường dây 220 kV mạch kép từ TBA 220 kV Bình Đại - Bến Tre (250 MVA; 2x50 km) từ giai đoạn 2031 - 2035 sang giai đoạn 2021 - 2025. |
11 |
Nexif Bến Tre giai đoạn 2,3 |
50 |
Thạnh Phú |
Bến Tre |
Lắp mới TBA 22/110 kV: 63 MVA vào TBA 110 kV Nexif Bến Tre Giai đoạn 1 (V1-1-30MW) đã được phê duyệt; đấu nối cùng với V1-1 về TBA 110 kV Bình Thạnh |
|
12 |
ĐG Bảo Thạnh |
50 |
Ba Tri |
Bến Tre |
TBA 22/110 kV: 63 MVA; ĐZ 110 kV mạch đơn dài 10km, AC240 về trạm 110 kV Ba Tri |
|
13 |
ĐG số 19 Bến Tre |
50 |
Thừa Đức |
Bến Tre |
Truyền tải qua ĐZ 35 kV mạch đơn về TC 35 kV của TBA 35/220 kV ĐG số 20 Bến Tre |
|
14 |
ĐG số 20 Bến Tre |
50 |
Thừa Đức |
Bến Tre |
TBA 35/220 kV: 2x63 MVA; ĐZ 220 kV mạch đơn về TBA 220 kV Bến Tre truyền tải CS ĐG 19, 20 |
|
15 |
VPL Bến Tre - GĐ2 |
30 |
Bình Đại |
Bến Tre |
Đấu gồm các ĐG VPL Bến Tre- GĐ1-2, ĐG Bình Đại, Bình Đại 2, Bình Đại 3 vào thanh cái 110 kV; sau đó đấu nối về TBA 110 kV Bình Đại qua ĐZ 110 kV mạch kép dài 15 km, ACSR-2x240 |
Thực hiện giải pháp xây mới và cải tạo lưới 110 kV tỉnh Bến Tre: - XD mạch 2 ĐZ 110 kV Bến Tre 220 kV - Bến Tre dài 0,24 km, ACSR- 2x240. - XD mạch 2 ĐZ 110 kV Ba Tri - Giồng Trôm dài 16 km, ACSR-2x185. - XD ĐZ 110 kV mạch kép từ TBA 220 kV Bến Tre đi TBA 220 kV Mỹ Tho dài 15 km, ACSR-2x240. - XD mạch 2 ĐZ 110kV Giồng Trôm - Bến Tre dài 24 km, ACSR-2x185 (Các công trình này chưa được bổ sung quy hoạch) - Đẩy sớm tiến độ TBA 220 kV Bình Đại và đường dây 220 kV mạch kép từ TBA 220 kV Bình Đại - Bến Tre (250 MVA; 2x50 km) từ giai đoạn 2031 - 2035 sang giai đoạn 2021 - 2025. |
16 |
ĐG Bình Đại 2 |
49 |
Bình Đại |
Bến Tre |
||
17 |
ĐG Bình Đại 3 |
49 |
Bình Đại |
Bến Tre |
||
18 |
DG Khai Long giai đoạn 2 |
100 |
Ngọc Hiển |
Cà Mau |
Gom về TBA 110 kV ĐG Khai Long (vị trí đấu nối ĐG Khai Long gđ1) |
TBA 220 kV Năm Căn và ĐZ 220-110 kV đấu nối trạm |
19 |
DG Khai Long giai đoạn 3 |
100 |
Ngọc Hiển |
Cà Mau |
||
20 |
Long Mỹ 1 |
100 |
Long Mỹ |
Hậu Giang |
TBA 22/220 kV: 250 MVA; ĐZ 220 kV đấu nối chuyển tiếp trên 1 mạch ĐZ 220 kV NĐ Cà Mau - Ô Môn dài 2x1 km, ACSR400 |
- Trong chế độ vận hành bình thường (N-0). |
21 |
DG Sóc Trăng 4 |
350 |
Thị xã Vĩnh Châu |
Sóc Trăng |
Đấu nối về TBA 220 kV Vĩnh Châu qua ĐZ 220 kV mạch kép |
TBA 220 kV Vĩnh Châu vận hành trước tháng 10/2021; Đẩy sớm tiến độ XDM ĐZ 220 kV mạch kép đấu nối TBA 220 kV Bạc Liêu chuyển tiếp trên ĐZ 220 kV NĐ Cà Mau - Sóc Trăng, vận hành đồng bộ với các nguồn điện gió này |
22 |
Phú Cường Sóc Trăng 1A và 1B |
200 |
Vĩnh Châu |
Sóc Trăng |
Đấu nối về TBA 220 kV Vĩnh Châu qua ĐZ 220 kV mạch kép |
|
23 |
DG Sóc Trăng 16 |
40 |
Thị xã Vĩnh Châu |
Sóc Trăng |
Đấu nối về TC 110 kV - TBA 220 kV Sóc Trăng |
|
24 |
ĐG số 7 Sóc Trăng giai đoạn 2 |
90 |
Vĩnh Châu |
Sóc Trăng |
Tận dụng hạ tầng đấu nối cho ĐG số 7 - gđ1 - 30 MW (V1-3); lắp BS 2 MVA 22/110 kV: 2x63 MVA |
TBA 220 kV Vĩnh Châu; ĐZ 110 kV mạch kép Vĩnh Châu - Bạc Liêu 220 kV |
25 |
DG Sóc Trăng 11 |
100,8 |
Cù Lao Dung |
Sóc Trăng |
Đấu nối về trạm 110 kV Trần Đề |
- Trong chế độ vận hành bình thường (N-0). |
26 |
ĐG Hòa Đông 2 |
72 |
Vĩnh Châu |
Sóc Trăng |
đấu nối chuyển tiếp trên 1 mạch ĐZ 220 kV Vĩnh Châu - Sóc Trăng qua ĐZ mạch kép dài khoảng 1 k |
|
27 |
ĐG BCG Sóc Trăng 1 |
50 |
Vĩnh Châu |
Sóc Trăng |
TBA 22/110 kV - 63 MVA; ĐZ 110 kV mạch đơn về TBA 220 kV Vĩnh Châu dài 8 km, ACSR185 |
|
28 |
Trần Đề |
50 |
Trần Đề |
Sóc Trăng |
ĐZ 110 kV mạch đơn về Trạm cắt 110 kV Trần Đề dài 4km, ACSR185 |
|
29 |
Sông Hậu |
50 |
Long Phú; Trần Đề |
Sóc Trăng |
ĐZ 110 kV mạch đơn về Trạm cắt 110 kV Trần Đề dài 4km, ACSR185 |
|
30 |
ĐG Nexif Energy |
40 |
|
Sóc Trăng |
ĐZ 110 kV mạch kép về TBA 110 kV Trần Đề dài 2x18 km, ACSR240 |
|
31 |
ĐG Lạc Hòa 2 |
130 |
Vĩnh Châu |
Sóc Trăng |
XDM ĐZ 220 kV đấu nối vào TBA 220 kV của dự án ĐG Hòa Đông 2 qua ĐZ 220 kV mạch đơn dài 6 km, ACSR240. (ĐG Hòa Đông 2 đấu nối chuyển tiếp trên ĐZ 220 kV Vĩnh Châu - Long Phú.) |
|
32 |
DG Đông Thành 1 |
80 |
Duyên Hải |
Trà Vinh |
Gom về TBA 220 kV Đông Thành và đấu nối chuyển tiếp trên 1 mạch 220 kV ECOTECH Đông Hải - 500 kV Duyên Hải |
|
33 |
DG Đông Thành 2 |
120 |
Duyên Hải |
Trà Vinh |
||
34 |
ĐG Đông Hải 1 |
100 |
Duyên Hải |
Trà Vinh |
Đấu gom về TBA 220 kV ECOTECH Đông Hải, sau đó đấu nối về thanh cái 220 kV - TBA 500 kV Duyên Hải qua ĐZ 220 kV mạch kép dài 9 km, ACSR-2x330 |
Thực hiện giải pháp xây mới và cải tạo lưới 110 kV tỉnh Bến Tre (4 công trình lưới 110 kV như đề xuất với tỉnh Bến Tre). |
35 |
ĐG Thăng Long |
96 |
|
Trà Vinh |
XDM ĐZ 220kV mạch đơn đi thanh cái 220 kV của TBA 500 kV Duyên Hải dài 12km, ACSR-400 |
|
36 |
ĐG Tân Phú Đông |
150 |
Gò Công Đông |
Tiền Giang |
Đấu về TBA 110 kV Gò Công hiện có qua ĐZ mạch kép, dài 23 km, ACSR185 |
ĐZ 110 kV Mỹ Tho 220 kV - Gò Công - Cần Đước - Cần Đước 220 kV mạch kép treo trước 1 mạch, dài 65 km, tiết diện phân pha ACSR-2x240 phải đưa vào vận hành (SPC dự kiến đóng điện công trình này cuối năm 2020) |
37 |
ĐG Viên An |
50 |
Ngọc Hiển |
Cà Mau |
Đấu nối về TBA 220 kV Năm Căn qua ĐZ 220 kV mạch đơn dài 17 km, ACSR400 |
- Trong chế độ vận hành bình thường (N-0). |
|
Tổng cộng |
3166,8 |
|
|
|
|
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐIỆN GIÓ ĐỀ XUẤT BỔ SUNG QUY HOẠCH KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
STT |
Tên dự án |
Công suất (MW) |
Huyện |
Tỉnh |
Phương án đấu nối |
Điều kiện giải tỏa công suất |
1 |
Công Lý Bà Rịa - Vũng Tàu |
102,6 |
Xuyên Mộc |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
Đường dây 110kV mạch kép đấu về trạm biến áp 110kV Xuyên Mộc, chiều dài 21,5km |
- Trong chế độ vận hành bình thường (N-0). |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.