THANH TRA CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1844/TTCP-CLKHTT | Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2019 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên
Ngày 02 tháng 10 năm 2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 97-NQ/CP ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 Khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Tại văn bản này, Chính phủ giao nhiệm vụ cho Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, xây dựng và trình Chính phủ ban hành Đề án Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát của cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước; phòng ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp nhà nước (DNNN) (sau đây gọi tắt là Đề án) vào năm 2020.
Để có thông tin thực tiễn phục vụ việc xây dựng Đề án, Thanh tra Chính phủ đề nghị Quý cơ quan cung cấp thông tin bằng văn bản về kết quả hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đối với DNNN theo đề cương báo cáo đính kèm công văn. File mềm đề cương báo cáo được đăng tải trên trang web của Thanh tra Chính phủ (www.thanhtra.gov.vn) và trang web của Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (www.issi.gov.vn).
Đề nghị Quý cơ quan gửi Báo cáo về Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra, Thanh tra Chính phủ trước ngày 30 tháng 11 năm 2019 để tổng hợp. File mềm báo cáo đề nghị gửi về địa chỉ email: nguyensigiao@issi.gov.vn. Thông tin chi tiết xin liên hệ Đ/c Nguyễn Sỹ Giao - Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra, số điện thoại: 024.37475735 hoặc 0936.931.345.
Trân trọng cảm ơn sự phối hợp của Quý cơ quan./.
| KT. TỔNG THANH TRA |
PHỤ LỤC 01
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CỦA BỘ VÀ UBND TỈNH/THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT, KIỂM TRA, THANH TRA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC
(từ 01/01/2015 đến 31/12/2018)
Tên cơ quan lập báo cáo: ……………Email: …………………… Số điện thoại liên hệ: ………….
I. Tổng quan về doanh nghiệp (DN) có vốn nhà nước (NN)
1. Số DN có vốn NN đang hoạt động đến 31/12/2018 do Bộ/UBND cấp tỉnh quyết định thành lập, trong đó, đề nghị phân tích: số DN do NN sở hữu 100% vốn điều lệ; số DN do NN sở hữu trên 50% vốn điều lệ; số DN do NN sở hữu dưới 50% vốn điều lệ.
2. Các lĩnh vực hoạt động của DN do NN sở hữu 100% vốn điều lệ; DN do NN sở hữu trên 50% vốn điều lệ.
3. Khái quát tổ chức, hoạt động của DN do NN sở hữu 100% vốn điều lệ; DN do NN sở hữu trên 50% vốn điều lệ - bao gồm tổ chức, hoạt động của tổ chức Đảng tại DN; nêu rõ thuận lợi, khó khăn về thể chế, chính sách, quản lý điều hành.
4. Đánh giá: vai trò của DN có vốn NN trong đóng góp ngân sách và giải quyết các vấn đề xã hội; xu hướng thay đổi về tổ chức, hoạt động của DN có vốn nhà nước.
II. Tình hình, kết quả hoạt động kiểm soát DN có trên 50% vốn NN
1. Tình hình hoạt động kiểm soát DNNN, bao gồm: (i) số cuộc giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; (ii) số cuộc kiểm tra theo kế hoạch; số cuộc kiểm tra đột xuất; số cuộc kiểm tra liên ngành; (iii) số cuộc thanh tra theo kế hoạch; số cuộc thanh tra đột xuất; số cuộc thanh tra liên ngành; (iv) số cuộc thanh tra/kiểm tra bị chồng chéo trong hệ thống thanh tra/kiểm tra trên thực tế; (v) số cuộc thanh tra/kiểm tra bị chồng chéo với các cuộc kiểm toán trên thực tế; (vi) số cuộc thanh tra/kiểm tra có sử dụng/kế thừa kết quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
2. Vi phạm phát hiện qua giám sát; kiểm tra, thanh tra, bao gồm: (i) Số vụ việc sai phạm, phân tích trên các lĩnh vực: quản lý và sử dụng đất đai; cổ phần hóa DN; quản lý và sử dụng vốn, tài sản công; quản lý, sử dụng lao động; thực hiện chế độ chính sách đối với lao động; hoạt động sản xuất, kinh doanh; thuế; hải quan; môi trường... (ii) số người sai phạm; số tổ chức sai phạm; số tiền/tài sản sai phạm; số người bị đề nghị xử lý hình sự; số người, DN bị đề nghị xử lý hành chính; số cán bộ, viên chức, đảng viên bị đề nghị xử lý kỷ luật; số đất đai, tiền, tài sản, tiền được/đề nghị thu hồi, xuất toán.
3. Nội dung chính sách được kiến nghị sửa đổi qua hoạt động kiểm soát DNNN.
III. Hạn chế, bất cập trong kiểm soát DN có vốn NN và kiến nghị
1. Về chính sách, pháp luật về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán;
2. Về chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực QLNN (tài chính - ngân sách; đất đai; môi trường; xây dựng; lao động; thuế; hải quan...)
3. Về chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán;
4. Sự phối hợp giữa các cơ quan NN trong kiểm soát DNNN;
5. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật có liên quan.
Ghi chú: Báo cáo có độ dài tối thiểu 06 trang A4, font Times New Roman, cỡ chữ 14;
THANH TRA CHÍNH PHỦ
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.