BỘ
TÀI NGUYÊN VÀ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 180/BTNMT-KHTC |
Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2018 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên
Căn cứ Quyết định số 1670/QĐ-TTg ngày 31/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh và Công văn số 16903/BTC-HCSN ngày 15/12/2017 về việc phân bổ kinh phí sự nghiệp năm 2018 cho Chương trình, Bộ Tài nguyên và Môi trường (Chủ Chương trình) hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương (Cơ quan thực hiện-Chương trình) triển khai thực hiện các nội dung sau đây:
1. Đề xuất danh mục nhiệm vụ, bao gồm các thông tin: tên nhiệm vụ, căn cứ đề xuất, mục tiêu, nội dung, hoạt động chủ yếu, sản phẩm, kinh phí (trung ương, địa phương, nguồn khác), thời gian thực hiện, cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp. Trong khi chờ thống nhất của Bộ Tài chính về cơ chế quản lý, sử dụng nguồn vốn sự nghiệp của Chương trình, đề nghị Cơ quan thực hiện Chương trình căn cứ các quy định nêu tại Thông tư liên tịch số 07/2010/TTLT-BTNMT-BTC-BKHĐT ngày 15/3/2010 để xây dựng dự toán chi tiết. (Tên nhiệm vụ, kinh phí dự kiến bố trí từ Chương trình và các hướng dẫn liên quan gửi kèm theo).
2. Cử đơn vị đầu mối và Lãnh đạo đơn vị phụ trách trực tiếp (tên, điện thoại, fax, e-mail, địa chỉ liên lạc).
Văn bản đề xuất các nội dung nêu trên đề nghị gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Cục Biến đổi khí hậu), số 10 Tôn Thất Thuyết, Hà Nội trước ngày 31/01/2018 để tổng hợp, tiến hành các bước tiếp theo./.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC NHIỆM VỤ VÀ DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN HỢP PHẦN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Thuộc Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh
(Kèm theo Công văn số 180/BTNMT-KHTC ngày 12 tháng 01 năm 2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Cơ quan thực hiện: Tỉnh Điện Biên
STT |
Danh mục nhiệm vụ |
Khái toán (triệu đồng) |
Thời gian thực hiện |
1 |
Xây dựng, cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 của địa phương. |
1.000 |
2018-2020 |
2 |
Đánh giá khí hậu địa phương. |
400 |
2018-2020 |
3 |
Xây dựng Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về BĐKH của địa phương. |
200 |
2019-2020 |
Ghi chú:
1) Kinh phí dự kiến nêu trên là kinh phí từ Chương trình, chưa bao gồm vốn đối ứng địa phương và các nguồn vốn khác.
2) Trong trường hợp các nhiệm vụ nêu trên đã thực hiện từ các nguồn vốn khác thì không được đề xuất bố trí vốn từ Chương trình để bổ sung.
Tài liệu gửi kèm theo:
1) Phụ lục 1: Hướng dẫn xây dựng, cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050;
2) Phụ lục 2: Hướng dẫn đánh giá khí hậu địa phương;
3) Đối với nội dung xây dựng kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về BĐKH, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có hướng dẫn tại Văn bản số 4126/BTNMT-BĐKH ngày 11/8/2017.
XÂY DỰNG, CẬP NHẬT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIAI ĐOẠN 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN 2050
(Kèm theo Công văn số 180/BTNMT-KHTC
ngày 12 tháng 01 năm 2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Nhằm góp phần cùng cộng đồng quốc tế chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu, ngày 30 tháng 12 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, theo đó, một trong những mục tiêu quan trọng là xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của từng Bộ, ngành, địa phương.
Căn cứ Quyết định 158/2008/QĐ-TTg, ngày 13 tháng 10 năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 3815/BTNMT-KTTVBĐKH hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Đến nay, các Bộ, ngành, địa phương đã xây dựng, ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và bước đầu triển khai một số nội dung nêu trong Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tại Quyết định số 1670/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, trong đó giao Bộ Tài nguyên và Môi trường cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của quốc gia. Để có cơ sở tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các Bộ, ngành, địa phương xây dựng, cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Để thống nhất triển khai nội dung nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Hướng dẫn “Xây dựng, cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050” như sau:
- Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;
- Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020;
- Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ phê duyệt Thỏa thuận Paris thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu;
- Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu;
- Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Tiêu chí đánh giá dự án ưu tiên về biến đổi khí hậu;
- Quyết định số 1670/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020;
- Kết quả cập nhật Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2016);
- Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của quốc gia, ngành, vùng, địa phương đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.
- Xác định được các thách thức và cơ hội của biến đổi khí hậu đối với quá trình phát triển của ngành, lĩnh vực và địa phương;
- Xác định được các giải pháp ưu tiên nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, lộ trình triển khai và nguồn lực thực hiện cho từng giai đoạn (2021-2025, 2026-2030), tầm nhìn đến 2050;
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung yếu tố biến đổi khí hậu trong chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển của quốc gia, ngành, vùng, địa phương.
Nội dung của Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 (gọi tắt là Kế hoạch hành động) cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Có sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng dân cư và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm và quyền lợi trực tiếp;
- Phù hợp với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế xã hội trung hạn và dài hạn của quốc gia, của ngành, lĩnh vực và địa phương;
- Đặt ra các ưu tiên rõ ràng đối với các giải pháp, các hoạt động cụ thể của từng Bộ, ngành, địa phương trong ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Lồng ghép các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với các chương trình, đề án, dự án khác của Bộ, ngành, địa phương;
- Đảm bảo tính khả thi về thời gian, nguồn lực thực hiện, tính hiệu quả và kết quả đầu ra;
- Đảm bảo khả năng kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình thực hiện cũng như kết quả cuối cùng.
4.1. Rà soát các văn bản liên quan đến biến đổi khí hậu ở cấp trung ương, vùng, địa phương và Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ, ngành, địa phương đã được ban hành trong giai đoạn 2011-2015 nhằm xác định các nội dung có liên quan cần điều chỉnh, bổ sung, bao gồm:
- Cụ thể hóa các thách thức và cơ hội của biến đổi khí hậu đối với từng ngành, từng lĩnh vực, từng khu vực.
- Cụ thể hóa quan điểm, cách tiếp cận và định hướng ưu tiên trong thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đối với từng ngành, từng lĩnh vực, từng khu vực.
- Cụ thể hóa mục tiêu, giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đối với từng ngành, từng lĩnh vực, từng khu vực, trong đó:
+ Xác định mục tiêu thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của từng Bộ, ngành, địa phương, trong đó về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, Việt Nam đã cam kết đến năm 2030 giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường;
+ Xác định các tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến quá trình phát triển của ngành, lĩnh vực và địa phương trên cơ sở kết quả đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến từng ngành, từng lĩnh vực, từng khu vực của từng Bộ, ngành, địa phương đã thực hiện trong giai đoạn 2011- 2015; kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2016; kết quả cập nhật về diễn biến và tác động mới nhất của biến đổi khí hậu;
+ Lựa chọn các giải pháp trọng tâm để thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và xác định được danh mục các nhiệm vụ, dự án cụ thể nhằm ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu (theo thứ tự ưu tiên).
+ Xây dựng lộ trình triển khai và nguồn lực thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu theo từng giai đoạn (2021-2025, 2026-2030), gồm bộ máy tổ chức, nhân lực, kỹ thuật, công nghệ, nguồn vốn (bao gồm vốn trung ương, vốn địa phương, vốn huy động tài trợ quốc tế, vốn xã hội hóa vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác)...
4.2. Rà soát các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển của quốc gia, ngành, vùng, địa phương (do Bộ, ngành, địa phương ban hành hoặc được giao chủ trì trình các cấp có thẩm quyền ban hành) nhằm lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển đã ban hành cũng như các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển có kế hoạch ban hành. Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Tổng hợp danh mục các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển do Bộ, ngành, địa phương đã ban hành hoặc được giao chủ trì trình các cấp có thẩm quyền ban hành cũng như danh mục các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển do Bộ, ngành, địa phương có kế hoạch ban hành hoặc được giao chủ trì trình các cấp có thẩm quyền để ban hành.
- Bước 2: Rà soát, đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố biến đổi khí hậu với từng nội dung của chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển để xác định mức độ liên quan và sự cần thiết để xem có nhất thiết phải tiến hành lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển hay không. Cụ thể như sau:
+ Xác định xem các ngành, các lĩnh vực, các khu vực có bị tác động bởi biến đổi khí hậu không? Các hoạt động phát triển có làm giảm khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu hoặc bỏ lỡ các cơ hội do biến đổi khí hậu mang lại hay không.
+ Xác định xem các ngành, các lĩnh vực có khả năng giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hay không? Nếu có khả năng giảm nhẹ thì các biện pháp giảm nhẹ khí nhà kính (theo cam kết của Việt Nam, đến năm 2030 giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường) phải đồng thời mang lại lợi ích kinh tế và cơ hội phát triển cho ngành, địa phương.
Nếu giữa các yếu tố biến đổi khí hậu và các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển không có mối quan hệ thì không phải thực hiện lồng ghép.
- Bước 3: Lựa chọn các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu để thực hiện lồng ghép, bao gồm:
+ Xác định và liệt kê toàn bộ các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu có liên quan đến nội dung của các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển, bao gồm cả các biện pháp thích ứng cấp bách trước mắt và lâu dài có liên quan đến các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển. Trên cơ sở đó, lựa chọn các biện pháp thích ứng tối ưu, phù hợp với nguồn lực, công nghệ, kỹ thuật, đảm bảo tính bền vững, không hối tiếc.
+ Xác định và liệt kê toàn bộ các biện pháp giảm nhẹ khí nhà kính có liên quan đến nội dung của các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển. Trên cơ sở đó, lựa chọn các biện pháp giảm nhẹ khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia, điều kiện của vùng, địa phương.
Đối với những lĩnh vực vừa cần thực hiện các biện pháp thích ứng nhưng đồng thời có nhiều tiềm năng giảm nhẹ khí nhà kính cần lựa chọn biện pháp thích ứng và giảm nhẹ hài hòa và tối ưu nhất.
- Bước 4: Lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển. Các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ khí nhà kính sau khi đã xác định, cần phải được lồng ghép vào các văn bản chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển. Bước này được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc sau:
- Đưa được mục tiêu của ứng phó với biến đổi khí hậu trở thành (hoặc vào trong) mục tiêu của chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển.
- Các vấn đề biến đổi khí hậu được tích hợp vào chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển phải tương thích, hài hòa với các vấn đề khác.
Trong quá trình tích hợp, cần so sánh, cân nhắc mức độ ưu tiên của vấn đề biến đổi khí hậu được tích hợp với các vấn đề chính trong chiến lược, chương hình, quy hoạch, kế hoạch phát triển (vì bên cạnh mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu vẫn còn nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội khác và có nhiều mục tiêu mâu thuẫn với mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu).
Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của các Bộ, ngành, địa phương bao gồm:
5.1. Tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng (đối với từng ngành, lĩnh vực, khu vực) [dựa trên cơ sở kết quả đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến từng ngành, từng lĩnh vực, từng khu vực của từng Bộ, ngành, địa phương đã thực hiện trong giai đoạn 2011-2015; kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2016; kết quả cập nhật về diễn biến và tác động mới nhất của biến đổi khí hậu].
5.2. Quan điểm, cách tiếp cận và định hướng ưu tiên trong thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (đối với từng ngành, lĩnh vực, khu vực).
5.3. Mục tiêu của Kế hoạch hành động
5.4. Thách thức và cơ hội của biến đổi khí hậu (đối với từng ngành, từng lĩnh vực, từng khu vực).
5.5. Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
5.5.1. Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu;
5.5.2. Giải pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;
5.5.3. Giải pháp tăng cường năng lực, thể chế chính sách.
5.6. Danh mục các nhiệm vụ, dự án về thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (xếp theo thứ tự ưu tiên).
5.7. Lộ trình triển khai và nguồn lực thực hiện trong từng giai đoạn (2021 - 2025, 2026 - 2030), gồm bộ máy tổ chức, nhân lực, kỹ thuật, công nghệ, nguồn vốn (bao gồm vốn trung ương, vốn địa phương, vốn huy động tài trợ quốc tế, vốn xã hội hóa vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác)...
5.8. Kết quả lồng ghép yếu tố biến đổi khí hậu vào các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển, gồm:
5.8.1. Danh mục các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển do Bộ, ngành, địa phương đã ban hành hoặc được giao chủ trì trình cấp có thẩm quyền ban hành (tính đến thời điểm ban hành Kế hoạch hành động) đã được lồng ghép yếu tố biến đổi khí hậu (nêu rõ nội dung lồng ghép) kèm theo các quyết định ban hành chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển.
5.8.2. Danh mục các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển do Bộ, ngành, địa phương dự kiến ban hành hoặc được giao chủ trì trình cấp có thẩm quyền ban hành (kể từ sau thời điểm ban hành Kế hoạch hành động đến hết ngày 31/12/2020) dự kiến được lồng ghép yếu tố biến đổi khí hậu (nêu rõ nội dung dự kiến lồng ghép).
5.9. Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch hành động.
6.1. Sau khi các Bộ, ngành, địa phương hoàn thành dự thảo Kế hoạch hành động, đề nghị:
- Tổ chức tham vấn của các bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng dân cư và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm và quyền lợi trực tiếp;
- Gửi văn bản xin ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Cục Biến đổi khí hậu);
- Hoàn thiện Dự thảo, ban hành Kế hoạch hành động.
6.2. Thời hạn ban hành Kế hoạch hành động của các Bộ, ngành, địa phương không muộn hơn 30/6/2020 và đề nghị gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Cục Biến đổi khí hậu) không muộn hơn 15 ngày kể từ ngày ký ban hành để tổng hợp và cập nhật vào Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu quốc gia, trình Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu phê duyệt./.
ĐÁNH GIÁ KHÍ HẬU ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Công văn số 180/BTNMT-KHTC
ngày 12 tháng 01 năm 2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Mở đầu
Tại Quyết định số 1670/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020 giao Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá khí hậu quốc gia. Để triển khai nội dung nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các địa phương xây dựng, ban hành Báo cáo đánh giá khí hậu địa phương.
1. Thông tin, dữ liệu phục vụ đánh giá
1. Kịch bản biến đổi khí hậu do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2016.
2. Niên giám thống kê của địa phương.
3. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
4. Thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu địa phương.
5. Thông tin, dữ liệu liên quan của địa phương.
Ghi chú: Các thông tin, dữ liệu cần cập nhật đến hết năm 2017.
2. Nội dung đánh giá khí hậu địa phương
1. Đánh giá về đặc điểm của khí hậu của địa phương; diễn biến của nhiệt độ, lượng mưa, bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, nước biển dâng, xâm nhập mặn và các hiện tượng khí hậu cực đoan như lũ, lũ quét, nắng nóng, hạn hán, rét đậm, rét hại, mưa đá, sương muối (theo đặc điểm của từng địa phương);
2. Đánh giá mức độ dao động của các yếu tố khí hậu, cực trị khí hậu, các hiện tượng khí hậu cực đoan; đánh giá mức độ biến đổi của các yếu tố khí hậu và các cực trị khí hậu; những điểm khác biệt so với trung bình khí hậu của địa phương;
3. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến thiên tai gồm phạm vi, cường độ, tần suất và tính bất thường của các thiên tai khí tượng thủy văn;
4. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên gồm tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên biển và hải đảo, khoáng sản, năng lượng, đa dạng sinh học (theo đặc điểm của từng địa phương);
5. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường, hệ sinh thái (theo đặc điểm của từng địa phương), gồm:
- Sóng, dòng chảy, thủy triều, nước dâng, xâm nhập mặn;
- Thủy văn nước mặt, thủy văn nước ngầm, ngập lụt, lũ, lũ quét, sạt lở;
- Hạn hán, nắng nóng, rét hại, mưa lớn;
- Xói lở, bồi tụ, suy thoái đất đai do sa mạc hóa, xâm nhập mặn;
- Hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái vùng triều, hệ sinh thái dưới nước và các hệ sinh thái khác.
6. Đánh giá các tác động tích cực, tiêu cực, ngắn hạn, dài hạn của biến đổi khí hậu đến hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương;
7. Đánh giá các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, gồm:
- Thực trạng các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của địa phương gồm việc phân tích đánh giá các ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân và giải pháp khắc phục;
- Hiệu quả của các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu tới các hoạt động kinh tế - xã hội trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của địa phương.
8. Đánh giá các giải pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính:
- Thực trạng các giải pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của địa phương gồm việc phân tích đánh giá ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân và giải pháp khắc phục;
- Hiệu quả của các giải pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính tới các hoạt động kinh tế -xã hội của địa phương trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và khả năng nhân rộng.
9. Đánh giá mức độ phù hợp của kịch bản biến đổi khí hậu so với diễn biến thực tế của khí hậu của địa phương trong kỳ đánh giá; mức độ sử dụng kịch bản biến đổi khí hậu đối với hoạt động thích ứng biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của địa phương trong kỳ đánh giá.
3. Sản phẩm: Báo cáo đánh giá khí hậu địa phương do địa phương xây dựng và ban hành bao gồm 09 nội dung nêu trên.
Lưu ý:
1. Sau khi hoàn thành các nội dung đánh giá, đề nghị địa phương xây dựng Dự thảo “Báo cáo đánh giá khí hậu địa phương”, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Cục Biến đổi khí hậu) để có ý kiến trước khi chính thức ban hành.
2. Thời hạn ban hành Báo cáo đánh giá khí hậu địa phương không muộn hơn 30/6/2020 và đề nghị gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Cục Biến đổi khí hậu) không muộn hơn 15 ngày kể từ ngày ký ban hành để rà soát, tổng hợp, làm cơ sở để xây dựng Báo cáo đánh giá khí hậu quốc gia, trình Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu phê duyệt./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.