BỘ TÀI NGUYÊN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1797/BTNMT-TCMT | Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 2019 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (sau đây viết tắt là Đề án), Bộ Tài nguyên và Môi trường trân trọng đề nghị Quý Ủy ban chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện một số nội dung sau:
1. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại các làng nghề, trong đó cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề, kiên quyết xử lý nghiêm đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; áp dụng các công cụ, biện pháp để kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động xả thải của các làng nghề, của cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn để giải quyết kịp thời các vấn đề môi trường bức xúc, phòng ngừa, giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm, tác động xấu đến môi trường
2. Báo cáo hiện trạng về công tác bảo vệ môi trường tại các làng nghề trong giai đoạn 2016-2018 trên địa bàn quản lý, trong đó tập trung làm rõ các kết quả đạt được, chưa đạt được, các khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Chi tiết mẫu báo cáo tại Phụ lục kèm theo.
Báo cáo của Quý Ủy ban đề nghị gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường (thông qua Tổng cục Môi trường) trước ngày 25 tháng 4 năm 2019 theo địa chỉ: số 10 Tôn Thất Thuyết, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Tài nguyên và Môi trường trân trọng cảm ơn và rất mong nhận được sự hợp tác chặt chẽ của Quý Ủy ban./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC.
(Kèm theo Công văn số /BTNMT-TCMT ngày tháng năm 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
I. Thực trạng phát triển làng nghề trên địa bàn trong giai đoạn 2016 - 2018
1. Bối cảnh chung
2. Số liệu về các làng nghề hiện nay
3. Phân loại các làng nghề
II. Thực trạng và diễn biến môi trường làng nghề trên địa bàn
1. Hiện trạng và diễn biến các thành phần môi trường làng nghề
a) Môi trường không khí
b) Môi trường nước
c) Môi trường đất
2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường làng nghề
a) Chất thải rắn thông thường
b) Chất thải nguy hại
c) Nước thải sinh hoạt
d) Nước thải sản xuất
4. Các vấn đề môi trường chính tại các làng nghề
a) Một số làng nghề chưa được đầu tư xây dựng hạ tầng bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm môi trường
b) Vấn đề nước thải ở các làng nghề
c) Vấn đề quản lý chất thải tại các làng nghề
III. Tình hình và kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại các làng nghề
1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và nguồn lực bảo vệ môi trường
a) Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước
b) Nguồn lực bảo vệ môi trường
2. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, quy chuẩn về bảo vệ môi trường làng nghề
a) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án bảo vệ môi trường làng nghề
b) Văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề
c) Quy chuẩn về môi trường
3. Tổ chức thực hiện pháp luật, công tác quản lý và hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề
a) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức và xây dựng ý thức bảo vệ môi trường làng nghề trong cộng đồng, người dân và doanh nghiệp
b) Xây dựng hệ thống quan trắc, thực hiện các chương trình quan trắc, xây dựng cơ sở dữ liệu và báo cáo về môi trường làng nghề
c) Kiểm soát, giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm môi trường làng nghề
4. Đánh giá chung về kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân
a) Những kết quả đạt được
b) Những tồn tại, hạn chế
c) Nguyên nhân
IV. Phương hướng, giải pháp và đề xuất kiến nghị
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.