BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17509/BTC-HCSN | Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2013 |
Kính gửi: | - Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng; |
Theo phản ánh của một số địa phương, việc thực hiện xác định số tiền ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng được ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế (BHYT) khi Nhà nước điều chỉnh mức lương cơ sở còn có cách hiểu khác nhau. Để bảo đảm việc thực hiện được thống nhất, Bộ Tài chính có hướng dẫn như sau:
1. Đối với đối tượng được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế:
a) Số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ được thực hiện hàng tháng tương ứng với mức đóng BHYT và mức lương cơ sở hiện hành; thời gian hỗ trợ được tính theo thời gian sử dụng ghi trên thẻ BHYT (thời gian này được căn cứ vào quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền).
b) Căn cứ số tiền đóng BHYT đã được xác định, cơ quan Tài chính thực hiện chuyển kinh phí vào quỹ BHYT do cơ quan Bảo hiểm xã hội cùng cấp quản lý mỗi quý một lần theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 của Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế. Trong thời gian thực hiện thẻ BHYT, nếu Nhà nước điều chỉnh tăng mức lương cơ sở thì cơ quan Tài chính thực hiện cấp bổ sung phần chênh lệch theo số tiền tương ứng với mức lương cơ sở tăng thêm, mức đóng BHYT theo quy định và thời gian sử dụng còn lại của thẻ BHYT.
Ví dụ 1: Ông Vũ Mạnh Chữ là người thuộc hộ gia đình nghèo, được cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp thẻ BHYT có thời hạn sử dụng 12 tháng (thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT từ ngày 01/01/2013 đến ngày 31/12/2013). Số tiền ngân sách nhà nước đóng BHYT được xác định như sau:
- Từ ngày 01/01/2013 đến 30/06/2013 tính theo mức đóng 4,5% và mức lương cơ sở 1.050.000 đồng/tháng (4,5% x 1.050.000 đồng/tháng x 6 tháng).
- Từ ngày 01/7/2013 đến 31/12/2013 tính theo mức đóng 4,5% và mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng (4,5% x 1.050.000 đồng/tháng x 6 tháng).
Trường hợp đầu năm 2013, cơ quan Tài chính đã cấp kinh phí một lần và cấp đủ cho 12 tháng theo mức lương cơ sở 1.050.000 đồng thì cơ quan Tài chính vẫn phải cấp bổ sung phần chênh lệch theo số tiền tương ứng với mức lương cơ sở tăng thêm theo Nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ, mức đóng BHYT theo quy định và thời gian 6 tháng còn lại ghi trên thẻ BHYT; số tiền cấp bổ sung là 27.000 đồng:
4,5% x 6 tháng x (1.150.000 đồng - 1.050.000 đồng)
2. Đối với đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế:
Theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 08/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo, kể từ ngày 01/01/2013, ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng BHYT cho một số đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia. Trường hợp này, người thuộc hộ gia đình cận nghèo không phải đóng BHYT nên số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ được thực hiện hàng tháng như đối với đối tượng được nhà nước đóng BHYT nêu tại điểm 1 công văn này. Khi Nhà nước điều chỉnh tăng mức lương cơ sở thì cơ quan Tài chính thực hiện cấp bổ sung phần chênh lệch theo số tiền tương ứng với mức lương cơ sở tăng thêm, mức đóng BHYT theo quy định và thời gian sử dụng còn lại của thẻ BHYT.
3. Đối với đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng bảo hiểm y tế:
a) Trường hợp đối tượng thực hiện đóng BHYT 6 tháng một lần hoặc một lần cho cả năm:
Theo Khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC, khi Nhà nước điều chỉnh mức lương cơ sở thì không phải đóng bổ sung phần chênh lệch mức đóng do điều chỉnh mức lương cơ sở. Theo đó, số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ cũng phải được tính 6 tháng một lần hoặc một lần cho cả năm, khi Nhà nước điều chỉnh mức lương cơ sở thì không phải hỗ trợ bổ sung phần chênh lệch mức đóng do điều chỉnh mức lương cơ sở.
Ví dụ 2: Chị Nguyễn Lan Phương là sinh viên, thuộc đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng BHYT. Tháng 9/2012, chị Phương thực hiện đóng BHYT một lần cho cả năm học và được cấp thẻ BHYT có thời hạn sử dụng từ ngày 01/9/2012 đến ngày 31/8/2013.
- Số tiền chị Phương đóng một lần cho cả năm tại thời điểm tháng 9/2012 là 264.600 đồng (3% x 1.050.000 đồng/tháng x 12 tháng x 70%).
- Số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ là 113.400 đồng (3% x 1.050.000 đồng/tháng x 12 tháng x 30%).
Ngày 27/6/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 66/2013/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng, thực hiện từ ngày 01/7/2013. Trong trường hợp này, chị Phương và ngân sách nhà nước không phải đóng bổ sung phần chênh lệch mức đóng do điều chỉnh mức lương cơ sở cho 02 tháng còn lại.
b) Trường hợp tham gia BHYT theo hộ gia đình và được giảm trừ mức đóng BHYT:
- Theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009, trường hợp người tham gia BHYT được Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT thì số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ được tính theo mức đóng cụ thể của từng người trong hộ gia đình. Số tiền đối tượng tham gia đóng, ngân sách nhà nước hỗ trợ được thực hiện một lần cho cả năm và được tính theo mức lương cơ sở tại thời điểm tham gia đóng BHYT. Do vậy, nếu Nhà nước điều chỉnh tăng mức lương cơ sở sau thời điểm người tham gia BHYT đã đóng tiền thì người tham gia và ngân sách nhà nước không phải đóng bổ sung phần chênh lệnh mức đóng do điều chỉnh mức lương cơ sở.
- Cơ quan Tài chính căn cứ số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHYT cho đối tượng do cơ quan Bảo hiểm xã hội báo cáo, mỗi quý một lần chuyển kinh phí vào quỹ BHYT theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009.
Đề nghị Sở Tài chính, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng và Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.