BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1710/TCHQ-KTTT | Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2010 |
Kính gửi: Tổng cục Thuế
Tiếp theo văn bản tham gia ý kiến ngày 10/3/2010 về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; sau khi nghiên cứu nội dung dự thảo Nghị định và Tờ trình Chính phủ ngày 12/3/2010 của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan có ý kiến tham gia như sau:
1. Điều 21: Đồng tiền nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền phạt
- Theo Tổng cục Hải quan quy định về đồng tiền nộp thuế gộp cùng với thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền phạt tại Điều 21 là chưa phù hợp; Sau khi nghiên cứu Tổng cục Hải quan đề nghị bỏ quy định về đồng tiền nộp thuế ra khỏi Điều 21. Tổng cục Hải quan sẽ kiến nghị Vụ Chính sách Thuế đưa vào sửa đổi Nghị định số 149/2005/NĐ-CP.
Đề nghị sửa lại như sau:
“Điều 21. Đồng tiền nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền phạt.
1. Thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được nộp bằng đồng Việt Nam. Trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ thì đối tượng nộp thuế phải nộp bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Việc quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam được tính theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế.
1. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế thực hiện theo quy định tại Điều 45 Luật quản lý thuế.
2. Các khoản tiền thuế, tiền phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế được nộp vào tài khoản thu ngân sách nhà nước mở tại Kho bạc Nhà nước.
Bộ Tài chính hướng dẫn việc mở tài khoản thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước, việc kế toán tiền thuế của người nộp thuế và việc chuyển tiền thuế đã nộp vào ngân sách nhà nước.”
2. Điều 24: Gia hạn nộp thuế
* Khoản 1.c: Đề nghị giữ nguyên như Nghị định 85/2007/NĐ-CP , nếu cần thiết phải chi tiết thì đề nghị hướng dẫn cụ thể tại Thông tư.
“c) Do chính sách của nhà nước thay đổi làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế. Cụ thể: chính sách thuế (tăng thuế suất), chính sách xuất nhập khẩu (hạn chế xuất nhập khẩu ảnh hưởng đến doanh số và lợi nhuận)”.
* Khoản 1.d: Đề nghị bỏ trường hợp gia hạn này vì nếu đưa như dự thảo thì chưa công bằng đối với các ngành nghề, lĩnh vực khác thuộc diện được ưu tiên (không phải là lĩnh vực XDCB) có nguồn vốn được thanh toán từ ngân sách Nhà nước.
Trường hợp vẫn giữ quy định đối với doanh nghiệp có số tiền thuế nợ, có nguồn vốn từ NSNN, nhưng NSNN cấp (thanh toán) chậm đề nghị sửa như sau:
“d) Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản có số tiền thuế nợ do nguyên nhân chưa được thanh toán từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.”
* Khoản 1.đ:
Đề nghị bỏ trường hợp này ra khỏi các trường hợp được gia hạn nộp thuế vì nếu căn cứ vào số thuế doanh nghiệp đề nghị hoàn thuế trong hồ sơ hoàn thuế đã nộp cho cơ quan quản lý thuế để gia hạn là chưa đủ cơ sở pháp lý (chưa khẳng định được trường hợp doanh nghiệp đề nghị hoàn có thuộc đối tượng được hoàn thuế và hồ sơ có đủ điều kiện hoàn thuế không?, không có cơ sở xác định thời gian cho gia hạn là bao lâu thì phù hợp; Mặt khác số thuế doanh nghiệp được hoàn có thể nhỏ hơn số thuế doanh nghiệp đề nghị hoàn) và phát sinh thêm việc cho cơ quan quản lý thuế vì phải theo dõi việc gia hạn nộp thuế này. Nếu quy định như dự thảo phần lớn nợ thuế của doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu SXXK sẽ được gia hạn.
2. Khoản 2 Điều 25A quy định về ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đề nghị sửa lại như sau:
“2. Người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận do cơ quan hải quan ấn định, không giới hạn thời hiệu theo đúng quy định tại Điều 107, 108 và 110 Luật Quản lý thuế.”
3. Điều 30 quy định về trường hợp thuộc diện kiểm tra hồ sơ trước khi hoàn thuế:
* Khoản 2.c:
- Đề nghị giữ nguyên như quy định tại khoản 2.c Điều 30 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP.
- Trường hợp Tổng cục Thuế thấy cần thiết phải sửa lại khoản 2.c Điều 30 nhằm mục đích tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và giảm bớt công việc kiểm tra cho cơ quan thuế thì đề nghị viết lại cho rõ ràng, dễ hiểu hơn.
* Khoản 2.d:
- Theo quy định thì hoàn thuế nhập khẩu hay hoàn thuế GTGT đều yêu cầu doanh nghiệp nộp chứng từ thanh toán qua ngân hàng của lô hàng xuất khẩu, vì vậy việc xử lý do nợ chứng từ thanh toán nên quy định thống nhất đối với trường hợp trong hồ sơ giao dịch có một phần không thanh toán qua ngân hàng nên hướng dẫn chi tiết tại Thông tư. Tại Nghị định chỉ cần quy định ngắn gọn như sau:
“d. Người nộp thuế không thực hiện giao dịch thanh toán qua ngân hàng theo quy định hoặc còn nợ chứng từ thanh toán qua ngân hàng tại thời điểm nộp hồ sơ hoàn thuế.
Quy định này không áp dụng đối với phần hàng hóa, dịch vụ đã có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thuộc bộ hồ sơ đề nghị hoàn thuế”
* Khoản 2.e:
Đề nghị Nghị định cần quy định ngắn gọn, dễ hiểu. Những nội dung chi tiết nên hướng dẫn tại Thông tư.
Đề nghị sửa khoản 2.e như sau:
“e. Hết thời hạn theo thông báo bằng văn bản của cơ quan quản lý thuế nhưng người nộp thuế không giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế.
Quy định này không áp dụng đối với phần hàng hóa, dịch vụ đủ điều kiện và thủ tục hoàn theo quy định.”
* Khoản 2.ê:
Đề nghị bỏ khoản này (TCHQ đã có ý kiến tại văn bản gửi Tổng cục Thuế ngày 10/3/2010).
* Khoản 2.g:
Đề nghị bỏ khoản này vì đã gộp xử lý chung trong khoản 2.d nêu trên.
* Khoản 2.h: Đề nghị sửa lại như sau:
“h) Hàng hóa xuất, nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện phải kiểm tra trước hoàn thuế sau theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính phù hợp với từng thời kỳ.”
* Khoản 3: Đề nghị sửa lại như sau:
“3. Thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế thực hiện theo quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 60 của Luật Quản lý thuế. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp ra quyết định hoàn thuế. Trường hợp việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế chậm do lỗi của cơ quan quản lý thuế thì ngoài số tiền thuế được hoàn theo quy định, người nộp thuế còn được trả tiền lãi tính trên số thuế bị hoàn chậm và thời gian chậm hoàn thuế; lãi suất để tính lãi thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này. Nguồn trả tiền lãi được lấy từ quỹ hoàn thuế theo quy định của Bộ Tài chính.”
4. Điều 38 về miễn xử phạt vi phạm hành chính:
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 1442/VPCP-KTTH ngày 8/3/2010 của Văn phòng Chính phủ về việc ban hành Nghị định về việc miễn xử phạt chậm nộp thuế, ngày 17/3/2010 Tổng cục Hải quan đã có tờ trình báo cáo Bộ về việc không ban hành Nghị định riêng mà sửa tại Nghị định số 85/2007/NĐ-CP , do đó đề nghị Tổng cục Thuế nghiên cứu tham gia chi tiết nội dung này bảo đảm phù hợp công tác quản lý của ngành thuế (xin gửi nội dung tờ trình Bộ kèm theo).
Đề nghị sửa Điều 38 như sau:
“Điều 38. Miễn xử phạt vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 4 Điều 9, Điều 14, Điều 15 và Điều 19 Nghị định này mà gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, bất khả kháng khác thì có quyền đề nghị miễn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này”.
2. Điều kiện để được xem xét miễn xử phạt gồm:
Trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, để được miễn xử phạt, vi phạm hành chính phải đáp ứng điều kiện sau đây:
a) Vi phạm hành chính xảy ra trong khoảng thời gian 30 (ba mươi) ngày trước hoặc sau khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc bất khả kháng khác;
b) Người bị xử phạt chưa thi hành quyết định xử phạt.
3. Người nộp thuế được miễn phạt chậm nộp thuế đối với số tiền thuế phát sinh trước 01/07/2007 nếu đã nộp xong nợ số tiền thuế gốc, nếu nhưng không có khả năng nộp phạt chậm nộp thuế trong các trường hợp sau đây:
a) Bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh như bão lụt, hạn hán, cháy do gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, khủng hoảng kinh tế dẫn đến khó khăn về tài chính phải ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng không có nguồn vốn để nộp thuế nên chậm nộp thuế hoặc vì khó khăn đã được Chính phủ cho khoanh nợ, giãn nợ thì trong thời gian được khoanh nợ, giãn nợ được miễn phạt chậm nộp thuế;
b) Do chính sách nhà nước thay đổi làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất, kinh doanh (phát sinh các khoản phải nộp, phạt chậm nộp tăng thêm) như thay đổi chính sách đầu tư, thay đổi chính sách thuế làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (doanh nghiệp phải di chuyển địa điểm, phải thay đổi ngành nghề, sản phẩm, quy mô, khách hàng, giá bán, phương án kinh doanh v.v), nên hiệu quả kinh doanh giảm, thua lỗ chậm nộp thuế.
c) Nợ phạt chậm nộp thuế phát sinh từ số tiền thuế của nguyên liệu, vật liệu nhập gia công; nguyên liệu, vật liệu nhập sản xuất xuất khẩu dôi dư sau thanh khoản, hoặc của hàng hóa tạm nhập - tái xuất nhưng vì lý do bất khả kháng doanh nghiệp không xuất khẩu được buộc phải chuyển tiêu thụ nội địa.
d) Nợ phạt chậm nộp thuế phát sinh từ số tiền thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu gia công; nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu; hàng hóa tạm nhập - tái xuất đã thực xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, nhưng khách hàng nước ngoài phá sản, không thanh toán hoặc do doanh nghiệp chưa cung cấp đủ hồ sơ thanh khoản hoặc chưa xuất trình đủ chứng từ chứng minh hàng đã thực xuất khẩu nên đã tạm nộp thuế và phải tính lại thời hạn nộp thuế và phạt chậm nộp thuế như hàng nhập khẩu kinh doanh.
đ) Các trường hợp nguồn tiền nộp thuế từ ngân sách hoặc thực hiện ghi thu ghi chi qua ngân sách nhưng ngân sách chậm bố trí tiền để nộp thuế hoặc không giải quyết ghi thu ghi chi kịp thời nên phát sinh phạt chậm nộp.
e) Nợ phát sinh từ số tiền thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu gia công; nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu; hàng hóa tạm nhập - tái xuất đã thực xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, nhưng vì lý do khách quan xuất khẩu ngoài thời hạn nộp thuế;
g) Gặp khó khăn do các nguyên nhân khách quan bất khả kháng khác.
4. Số tiền phạt được miễn không vượt quá mức độ thiệt hại của đối tượng bị xử phạt.
5. Bộ trưởng Bộ Tài chính giải quyết miễn phạt chậm nộp thuế đối với các trường hợp nêu tại khoản 3 Điều này.
Cục trưởng Cục Hải quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu và Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan có quyền ra quyết định miễn xử phạt đối với những vụ việc do mình hoặc cấp dưới trực tiếp phát hiện, xử lý.
6. Bộ Tài chính quy định cụ thể hồ sơ, thủ tục đề nghị miễn xử phạt, trình tự thủ tục giải quyết miễn xử phạt.”
5. Về hiệu lực thi hành:
Căn cứ Điều 78 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 thì thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong văn bản nhưng không sớm hơn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành. Vì vậy đề nghị sửa đổi hiệu lực thi hành tại khoản 3 Điều 3 dự thảo Nghị định như sau:
“Nghị định này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký. Những quy định tại Nghị định số 85/2007/NĐ-CP , Nghị định số 97/2007/NĐ-CP không được sửa đổi tại Nghị định này vẫn còn hiệu lực thi hành”
6. Đề nghị không sử dụng chữ cái “ê” để đánh dấu các nội dung Nghị định vì dễ gây nhầm lẫn.
7. Tổng cục Hải quan đã chỉnh sửa nội dung sửa trực tiếp vào dự thảo Tờ trình Chính phủ và dự thảo Nghị định kèm theo.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.