BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1694/LĐTBXH-BHXH | Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2007 |
Kính gửi: Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Trả lời công văn số 680/BHXH-CĐCS ngày 02 tháng 3 năm 2007 của Quý cơ quan đề nghị hướng dẫn thực hiện một số nội dung về chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1. Về thời gian tối đa 180 ngày trong một năm đối với người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định tại khoản 2 mục I phần B Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hàng tuần theo quy định. Thời gian này được tính kể từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội và thời điểm nghỉ ốm của người lao động.
2. Việc giải quyết chế độ đối với người lao động nghỉ việc chăm sóc con ốm đau trong trường hợp cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 152/2006/NĐ-CP thuộc trách nhiệm của đơn vị sử dụng người lao động thực hiện, chi trả chế độ và quyết toán với tổ chức Bảo hiểm xã hội.
a) Trường hợp cha và mẹ ở cùng một đơn vị sử dụng lao động, hồ sơ hưởng chế độ đối với người nghỉ chăm sóc con sau khi một người (cha hoặc mẹ) đã nghỉ hết thời gian theo quy định mà con vấn còn ốm đau, thì hồ sơ hưởng chế độ chăm sóc con ốm đau đối với người nghỉ sau đó gồm sổ bảo hiểm xã hội, bản sao giấy ra viện (hoặc bản sao sổ y bạ) của con và giấy xác nhận của người sử dụng lao động về thời gian nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau trong đó nêu rõ trước đó người (cha hoặc mẹ) đã hưởng hết thời gian nghỉ việc chăm sóc con ốm đau theo quy định.
b) Trường hợp cha và mẹ ở hai đơn vị sử dụng lao động khác nhau, hồ sơ hưởng chế độ chăm sóc con ốm đau đối với người nghỉ sau đó, thì ngoài sổ bảo hiểm xã hội, giấy xác nhận của người sử dụng lao động về thời gian nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau, còn có giấy xác nhận của người sử dụng lao động nơi người lao động nghỉ việc trước đó (cha hoặc mẹ) đã hưởng hết thời gian nghỉ việc chăm sóc con ốm đau theo quy định và bản sao giấy ra viện (hoặc bản sao sổ y bạ) của con.
3. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí, bảo hiểm xã hội một lần, tuất một lần từ ngày 01/01/2007 trở đi, thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp tuất một lần của các tháng theo hệ số lương và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên (nếu có) trước ngày 01/10/2004 được điều chỉnh theo hệ số lương và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên (nếu có) quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQHK11 ngày 30/9/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quyết định số 128/QĐ-TW ngày 14/12/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.
4. Cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998, thuộc đối tượng tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội theo Nghị định số 121/2003/NĐ-CP có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ hưu từ 01/01/2007 trở đi, thì tuổi nghỉ hưu được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ.
Đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn, chỉ đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.