BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1680/BGDĐT-NGCBQLGD | Hà Nội, ngày 02 tháng 3 năm 2010 |
Kính gửi: Các Sở Giáo dục và Đào tạo
Triển khai Kế hoạch số 508/KH/BGDĐT-BVHTTDL-TWĐTN-HLHPNVN- HKHVN ngày 03/8/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Trung ương Đoàn TNCSHCM, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam về việc phối hợp triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2009-2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam hướng dẫn các sở GD&DDT chỉ đạo các phòng GD&DDT, các trường học tổ chức giới thiệu, tôn vinh danh hiệu “Nhà giáo được học sinh yêu quý nhất” cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh năm học 2009-2010.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Tôn vinh danh hiệu “Nhà giáo được học sinh yêu quý nhất” nhằm khuyến khích, động viên nhà giáo phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong sự nghiệp chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ và biểu dương các nhà giáo tích cực, sáng tạo trong công tác giảng dạy, giáo dục, thật sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Việc giới thiệu, tôn vinh nhà giáo đạt danh hiệu “Nhà giáo được học sinh yêu quý nhất” phải đảm bảo dân chủ, khách quan và phải có thông tin từ phía học sinh.
Nhà giáo được giới thiệu, tôn vinh là người chấp hành nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; đạt các chuẩn theo yêu cầu cấp học, có trình độ chuyên môn vững vàng; yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao; có uy tín và ảnh hưởng tích cực đối với học sinh, đồng nghiệp và cộng đồng; thật sự là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo để học sinh noi theo.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Hình thức tổ chức giới thiệu, tôn vinh
Việc giới thiệu, tôn vinh nhà giáo đạt danh hiệu “Nhà giáo được học sinh yêu quý nhất” năm học 2009 – 2010 được tổ chức ở cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh.
- Cấp trường: Phổ biến mục đích yêu cầu của việc tôn vinh danh hiệu “Nhà giáo được học sinh yêu quý nhất” tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong toàn trường; tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường giới thiệu những nhà giáo có đủ tiêu chuẩn tham gia xét chọn. Căn cứ thực tiễn của từng trường, có thể tổ chức để học sinh tham gia giới thiệu bằng những hình thức khác nhau như: thi sáng tác, thi kể chuyện về thầy cô giáo mà em yêu quý; tham gia bình chọn: “thầy cô giáo có giờ dạy trí tuệ nhất”, “thầy cô giáo có khả năng thuyết phục giỏi nhất”, “thầy cô giáo để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất”.v.v.
- Cấp huyện: Căn cứ kết quả giới thiệu của các trường Tiểu học và THCS để xét chọn nhà giáo đạt danh hiệu “Nhà giáo được học sinh yêu quý nhất” cấp huyện.
- Cấp tỉnh: Căn cứ kết quả xét chọn của các huyện và các trường THPT để xét chọn nhà giáo đạt danh hiệu “Nhà giáo được học sinh yêu quý nhất” cấp tỉnh.
2. Hội đồng tuyển chọn
a) Cấp trường: Chủ tịch Hội đồng là Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng; Phó Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Công đoàn trường; Uỷ viên là các tổ trưởng chuyên môn, trưởng ban nữ công và cán bộ phụ trách các đoàn thể khác trong nhà trường.
b) Cấp huyện: Chủ tịch Hội đồng là Trưởng hoặc Phó trưởng phòng GD&ĐT; Phó Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Công đoàn ngành GD&ĐT cấp huyện; Uỷ viên là cán bộ phụ trách tổ chức và chuyên viên phụ trách các cấp học của phòng GD&ĐT.
c) Cấp tỉnh: Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc sở GD&ĐT; Phó Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Công đoàn ngành GD&ĐT cấp tỉnh; Uỷ viên là cán bộ phụ trách tổ chức và chuyên viên phụ trách các cấp học của sở GD&ĐT.
3. Quy trình xét chọn
Căn cứ danh sách các nhà giáo được giới thiệu và các tiêu chí đã xác định, Hội đồng các cấp tiến hành xét chọn:
a) Đối với bậc Tiểu học và Trung học cơ sở
- Hội đồng cấp trường xét chọn 01 nhà giáo đề nghị tôn vinh danh hiệu “Nhà giáo được học sinh yêu quý nhất”. Hồ sơ đề nghị gửi về Hội đồng cấp huyện.
- Hội đồng cấp huyện căn cứ hồ sơ đề nghị của các Hội đồng cấp trường xét chọn 01 thầy giáo và 01 cô giáo để tôn vinh danh hiệu “Nhà giáo được học sinh yêu quý nhất” cấp huyện. Gửi kết quả này lên Hội đồng cấp tỉnh đề nghị xét tôn vinh danh hiệu “Nhà giáo được học sinh yêu quý nhất” cấp tỉnh.
b) Đối với bậc Trung học phổ thông
- Hội đồng cấp trường xét chọn 01 nhà giáo đề nghị tôn vinh danh hiệu “Nhà giáo được học sinh yêu quý nhất”. Hồ sơ đề nghị gửi về Hội đồng tuyển chọn cấp tỉnh.
- Hội đồng cấp tỉnh căn cứ vào Hồ sơ đề nghị của các Hội đồng cấp huyện, các Hội đồng cấp trường THPT để xét công nhận 01 thầy giáo và 01 cô giáo đạt danh hiệu “Nhà giáo được học sinh yêu quý nhất” cấp tỉnh.
3. Hồ sơ công nhận
1. Nhà giáo được tôn vinh danh hiệu “Nhà giáo được học sinh yêu quý nhất” cấp huyện
- Bản tự thuật thành tích của nhà giáo được đề nghị (nêu rõ những ảnh hưởng tích cực của bản thân đối với học sinh và đồng nghiệp) có xác nhận của thủ trưởng đơn vị.
- Biên bản đề nghị tôn vinh danh hiệu “Nhà giáo được học sinh yêu quý nhất” cấp huyện của Hội đồng cấp trường.
- Biên bản tuyển chọn của Hộ đồng cấp huyện.
1. Nhà giáo được tôn vinh danh hiệu “Nhà giáo được học sinh yêu quý nhất” cấp tỉnh
- Bản tự thuật thành tích của nhà giáo được đề nghị (nêu rõ những ảnh hưởng tích cực của bản thân đối với học sinh và đồng nghiệp) có xác nhận của thủ trưởng đơn vị
- Biên bản đề nghị tôn vinh danh hiệu “Nhà giáo được học sinh yêu quý nhất” cấp tỉnh của Hội đồng cấp huyện hoặc Hội đồng cấp trường THPT.
- Biên bản tuyển chọn của Hội đồng cấp tỉnh.
4. Giấy chứng nhận
Nhà giáo được tôn vinh danh hiệu “Nhà giáo được học sinh yêu quý nhất” năm học 2009 - 2010 được trao Giấy chứng nhận và phần thưởng trích từ quỹ khen thưởng của ngành.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp Giấy chứng nhận “Nhà giáo được học sinh yêu quý nhất” năm học 2009 -2010 cho các nhà giáo đạt danh hiệu “Nhà giáo được học sinh yêu quý nhất” cấp huyện
- Sở Giáo dục và Đào tạo cấp Giấy chứng nhận “Nhà giáo được học sinh yêu quý nhất” năm học 2009 -2010 cho các nhà giáo đạt danh hiệu “Nhà giáo được học sinh yêu quý nhất” cấp tỉnh.
5. Đơn vị đầu mối
- Cấp Bộ: Cục nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở làm đơn vị đầu mối. Thông tin liên hệ qua địa chỉ: Nguyễn Văn Ân, số ĐT 04 3620502 Email: nnan@moet.gov.vn
- Cấp tỉnh: Sở GD&ĐT phân công đơn vị và chuyên viên đầu mối (cung cấp số điện thoại và địa chỉ email) để các Phòng GD&ĐT, các trường THPT có cơ sở liên hệ trong quá trình triển khai công việc.
- Cấp huyện: Phòng GD&ĐT phân công đơn vị và chuyên viên đầu mối (cung cấp số điện thoại và địa chỉ email) để các Phòng GD&ĐT, các trường THPT có cơ sở liên hệ trong quá trình triển khai công việc.
6. Tổ chức lễ tôn vinh
Lễ tôn vinh “Nhà giáo được học sinh yêu quý nhất” năm học 2009 -2010 được tổ chức vào dịp 19/5/2010 tại các địa phương.
Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT phối hợp với ban ngành, đoàn thể của địa phương tổ chức lễ tôn vinh đảm bảo trang trọng, tiết kiệm và mang ý nghĩa giáo dục trong toàn ngành.
7. Chế độ kiểm tra, báo cáo
Các sở GD&ĐT thực hiện công tác hướng dẫn, kiểm tra các phòng GD&ĐT trong việc tổ chức thực hiện, đồng thời báo cáo kết quả thực hiện về Bộ GD&ĐT (qua Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục - số 49, Đại Cồ Việt, Hà Nội) trước ngày 30 /5/2010).
| KT.BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.