BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT |
Số: 1658/TCT/DNK | Hà Nội, ngày 7 tháng 6 năm 2004 |
Kính gửi: Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thời gian qua thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Thuế về việc thực hiện uỷ nhiệm cho UBND phường, xã thu một số loại thuế và phí phát sinh trên địa bàn, nhiều địa phương đã tích cực, chủ động phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng đề án triển khai ở địa phương trình UBND tỉnh, thành phố thông qua và báo cáo Tổng cục Thuế cho triển khai thực hiện. Theo tổng hợp của Tổng cục Thuế, đến nay đã có 22 địa phương thực hiện. Qua thực hiện đã phát huy tác dụng nhiều mặt như góp phần chống thất thu về đối tượng nộp thuế, về doanh thu tính thuế, thúc đẩy thu nộp thuế nhanh gọn và hạn chế nợ đọng…v.v. Qua triển khai uỷ nhiệm thu tạo cho chính quyền phường, xã chủ động hơn trong việc thu chi tài chính, quan tâm hơn đến công tác thuế…Nhiều địa phương công tác triển khai đạt hiệu quả, có bước đi thích hợp đánh giá sơ kết, tổng kết để tiếp tục mở rộng diện triển khai trong toàn tỉnh.
Qua kiểm tra và nắm tình hình thực hiện uỷ nhiệm thu những tháng đầu năm 2004, có một số địa phương năm 2003 đã triển khai có hiệu quả, nhưng năm 2004 vì lý do không bố trí được kinh phí chi trả thù lao đã không thực hiện tiếp. Có địa bàn cơ quan thuế thiếu kiểm tra giám sát phát sinh hiện tượng uỷ nhiệm thu tuỳ tiện cho hộ kinh doanh được chậm nộp thuế, hoặc đã thu thuế nhưng chậm nộp ngân sách…. Qua nắm tình hình cũng cho thấy một số địa phương lãnh đạo cơ quan thuế chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc triển khai uỷ nhiệm thu, chưa chủ động tích cực xây dựng đề án trình UBND tỉnh, thành phố cho thực hiện.
Triển khai uỷ nhiệm cho UBND phường, xã thu một số loại thuế và phí là một chủ trương lớn của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế nhằm thực hiện cải cách hành chính thuế, đồng thời tập trung nguồn nhân lực cán bộ vào việc quản lý các nguồn thu lớn chóng thất thu có hiệu quả. Thực tế triển khai thí điểm ở một số địa phương đã phát huy tác dụng nhiều mặt như đã được đánh giá và khẳng định. Với mục tiêu của đề án, Tổng cục Thuế đề nghị các Cục Thuế phải quán triệt tư tưởng đổi mới quản lý, tiếp tục triển khai tốt một số nội dung theo hướng sau:
1/ Những địa phương chưa triển khai, Cục thuế phải khẩn trương lập phương án triển khai UNT cho UBND xã, phường, thị trấn tổ chức thu một số loại thuế và thu khác theo đề cương xây dựng đề án và theo hướng dẫn tại công văn số 2635/TCT/NV6 ngày 21/7/2003 và công văn số 3103/TCT/NV6 ngày 25/8/2003 của Tổng cục thuế; báo cáo UBND tỉnh, thành phố thông qua để triển khai. Chậm nhất đến ngày 31/10/2004 để phù hợp với lập dự toán, các địa phương chưa triển khai phải lập xong phương án trình UBND tỉnh, thành phố thông qua để bắt đầu triển khai từ ngày 1/1/2005 (phương án UNT phải gắn ngay trong bước thảo luận ngân sách địa phương vào cuối năm 2004).
2/ Những địa phương đã triển khai thí điểm phải tổng kết kết quả triển khai thí điểm, đánh giá những mặt được, nêu rõ những tồn tại, tìm ra nguyên nhân để khắc phục. Đồng thời lập kế hoạch triển khai mở rộng ra các địa bàn khác.
Những địa bàn đã triển khai nhưng vì một lý do nào đó mà cơ quan Thuế tự động dừng lại thì phải tổ chức triển khai lại, không vì bất cứ lý do gì trì hoãn việc triển khai.
3/ Triển khai uỷ nhiệm thu theo tinh thần mới, đối tượng UNT được mở rộng hơn, đối tượng thực hiện UNT với cơ quan thuế là UBND phường, xã. Nguồn kinh phí chi trả thù lao, ngoài những loại thuế đã có chế độ trích thù lao được thực hiện theo quy định hiện hành, thì kinh phí chi trả thù lao cho UNT đối với hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh sẽ được sử dụng từ nguồn kinh phí khoán chi, nguồn do Tổng cục Thuế và địa phương hỗ trợ. Tổng cục Thuế đã có quy chế tạm thời hướng dẫn cụ thể việc phân định trách nhiệm giữa cơ quan thuế và UBND phường, xã trong mối quan hệ thực hiện UNT. Vì vậy, Tổng cục Thuế yêu cầu Cục Thuế phổ biến, quán triệt đến từng cán bộ quản lý thuế ngoài quốc doanh nắm được rõ vị trí và tầm quan trọng của việc uỷ nhiệm thu, chức năng quyền hạn của cơ quan thuế, của UBND phường, xã trong việc thực hiện. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền để tranh thủ sự ủng hộ của cấp uỷ và chính quyền các cấp, của các ngành liên quan.
Trong quá trình tổ chức thực hiện phải chỉ đạo Đội thuế quan tâm hướng dẫn chính sách thuế, nghiệp vụ quản lý thu nộp, quy chế quản lý thu nộp để UBND phường, xã và các uỷ nhiệm thu nắm được và thực hiện. Thường xuyên giám sát uỷ nhiệm thu, phát hiện kịp thời các biểu hiện không đúng để uốn nắn, đôn đốc uỷ nhiệm thu thu đúng, thu đủ và nộp kịp thời vào ngân sách, chống lạm thu, chống nợ đọng thuế.
4/ Về kinh phí chi trả thù lao cho uỷ nhiệm thu:
4.1/ Theo công văn 6659 TC/TCT ngày 1/7/2003 của Bộ Tài chính về việc thực hiện đề án mở rộng uỷ nhiệm thu đối với UBND xã, công văn số 4641 TCT/NV6 ngày 31/12/2003 của Tổng cục Thuế về việc triển khai đề án uỷ nhiệm thu thì đối với những khoản thu đã có chế độ trích thù lao từ tiền thuế thu được để chi thù lao cho uỷ nhiệm thu thì thực hiện theo chế độ hiện hành, đối với những khoản thu chưa có chế độ thì cơ quan thuế phải lấy từ nguồn kinh phí khoán chi theo quy chế quản lý tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 440 TCT/QĐ/CS ngày 2/4/2003 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế để chi.
4.2/ Để có kinh phí triển khai, đề nghị Cục Thuế một mặt tranh thủ báo cáo UBND hỗ trợ từ nguồn ngân sách địa phương, mặt khác bố trí một phần từ kinh phí khoán chi. Nhằm khuyến khích và hỗ trợ địa phương thực hiện, trong thời gian đầu Tổng cục Thuế sẽ căn cứ vào đề án của Cục Thuế để hỗ trợ thêm một phần kinh phí, mức hỗ trợ tối đa bằng 50% kinh phí thực tế chi trả cho uỷ nhiệm thu thuế đối với hộ cá thể sản xuất kinh doanh công thương nghiệp, nguồn hỗ trợ này Tổng cục Thuế sẽ tạm cấp theo quý và quyết toán năm.
4.3/ Để có căn cứ tạm cấp và quyết toán, qua kết quả triển khai cụ thể ở địa phương đến ngày 30/6/2004, Cục Thuế lập báo cáo nêu rõ số địa bàn (phường, xã) đã triển khai, tổng số thuế uỷ nhiệm và chi tiết từng loại thuế uỷ nhiệm thu thu được, tự tính các nguồn được trích theo chế độ, nguồn được hỗ trợ từ uỷ ban, nguồn từ kinh phí khoán, dự tính số kinh phí thù lao khoản uỷ nhiệm thu thuế hộ kinh doanh công thương nghiệp nộp thuế khoán ổn định, cân đối xác định số còn thiếu cần hỗ trợ gửi về Tổng Cục Thuế để Tổng cục xem xét cấp bổ sung. Đồng thời căn cứ vào tình hình và kế hoạch triển khai 6 tháng cuối năm và cả năm 2005 lập dự trù kinh phí cần Tổng cục Thuế hỗ trợ để chi trả uỷ nhiệm thu thuế đối với hộ kinh doanh công thương nghiệp để Tổng cục Thuế có cơ sở tạm cấp.
Hết năm căn cứ vào kết quả triển khai cụ thể, Cục Thuế phải quyết toán với Tổng cục Thuế để xác định số chính thức Tổng cục Thuế cần hỗ trợ. Trường hợp thiếu Tổng cục Thuế sẽ cấp thêm, nếu chi không hết được chuyển sang trừ vào số cấp của năm sau.
4.4/ Riêng kinh phí triển khai năm 2003, căn cứ vào kết quả thu và số khoán chi được hưởng, Tổng cục Thuế sẽ cấp tiếp số kinh phí cho các địa phương khoán các khoản chi bao gồm cả kinh phí uỷ nhiệm thu. Đối với những địa phương nguồn kinh phí khó khăn, thiếu nguồn chi cho uỷ nhiệm thu đề nghị có báo cáo cụ thể về tình hình và kết quả triển khai uỷ nhiệm thu và dự kiến số kinh phí cần hỗ trợ để Tổng cục Thuế xem xét cấp hỗ trợ.
Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương biết và triển khai thực hiện ./.
Nơi nhận: | Phạm Văn Huyến (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.