BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1616/BVTV-KD | Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2010 |
Kính gửi: Các Chi cục Kiểm dịch thực vật thuộc Cục
Căn cứ Quyết định số 34/2007/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố danh mục vật thể phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam và thực tế hàng hóa nhiễm dịch hại KDTV của Việt Nam.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Bùi Bá Bổng theo tinh thần công văn số 1174/BVTV-KD ngày 30/8/2010 về việc thực hiện khoản 3 Điều 1 và khoản 4 Điều 2 của Quyết định 34/2007/QĐ-BNN liên quan đến việc phân tích nguy cơ dịch hại và cấp giấy phép kiểm dịch thực vật (KDTV) đối với các mặt hàng nông sản nhập khẩu đã phát hiện nhiễm dịch hại KDTV. Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) hướng dẫn các đơn vị KDTV thực hiện như sau:
1. Các vật thể thuộc diện KDTV nhập khẩu từ các nước đã phát hiện nhiễm dịch hại KDTV (theo phụ lục 1) phải tiến hành phân tích nguy cơ dịch hại và phải có Giấy phép KDTV nhập khẩu theo đúng quy định.
2. Yêu cầu chủ vật thể thuộc diện KDTV nêu tại điểm 1 công văn này phải khai báo với Cục BVTV và cung cấp thông tin cần thiết theo phụ lục 2 của Quyết định số 48/2007/QĐ-BNN để thực hiện phân tích nguy cơ dịch hại và được cấp giấy phép KDTV nhập khẩu theo đúng quy định.
3. Các quy định tại điểm 1 và 2 của công văn này bắt đầu được thực hiện từ ngày 21/11/2010.
4. Đối với các lô hàng nhập khẩu có nhiễm dịch hại KDTV, yêu cầu các Chi cục gửi ngay toàn bộ hồ sơ lô hàng về Cục để thông báo cho nước xuất khẩu theo đúng thông lệ quốc tế.
5. Đối với các mặt hàng quả tươi nhập khẩu đặc biệt là từ các thị trường Australia, Hàn Quốc, Chi Lê, Nhật Bản, Mỹ, Canada ... phải có Giấy phép KDTV nhập khẩu theo quy định tại Quyết định số 48/2007/QĐ-BNN trước khi tiến hành các thủ tục KDTV khác.
6. Các Chi cục KDTV vùng có trách nhiệm thông báo qui định này đến các tổ chức, cá nhân tham gia nhập khẩu hàng thực vật và sản phẩm thực vật; các trạm KDTV ủy quyền trong vùng phụ trách; toàn thể các cán bộ, công chức trong Chi cục để biết và thực hiện theo đúng quy định.
Vậy, Cục yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc đề nghị báo cáo ngay về Cục để kịp thời giải quyết.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 1:
CÁC VẬT THỂ PHẢI PHÂN TÍCH NGUY CƠ DỊCH HẠI VÀ CÓ GIẤY PHÉP KDTV NHẬP KHẨU
TT | Tên mặt hàng | Xuất xứ | Ghi chú |
1 | Kén tằm | - Tadjikistan - Uzbekistan | Trogoderma inclusum |
| Gốc rũ | - Tadjikistan - Uzbekistan | Trogoderma inclusum |
2 | Khoai tây | Trung Quốc | Phthorimaea operculella |
3 | Ngô giống | Thái Lan | Pantoea stewartii |
4 | Khô dầu dừa | Indonesia | Trogoderma granarium |
5 | Cám mì viên | - Srilanka - Pakistan | Trogoderma granarium |
6 | Lúa mì | - Moldova - Anh - Thổ Nhĩ Kỳ | - Sitophilus granarius Linnaeus - Trogoderma granarium |
7 | Ngô hạt | - Ấn Độ - Thái Lan | Trogoderma granarium |
8 | Lúa mạch | Ukraine | Sitophilus granarius Linnaeus |
9 | Khô đậu tương | Ấn Độ | Trogoderma granarium |
10 | Hạt đậu tương | Ukraine | Sitophilus granarius Linnaeus |
11 | Bông | Anh | Trogoderma inclusum |
PHỤ LỤC 2.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 48/2007/QĐ-BNN ngày 29 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
NHỮNG THÔNG TIN CẦN THIẾT ĐỂ THỰC HIỆN PRA
Những thông tin cung cấp phải được cập nhật hoặc có giá trị sử dụng của cơ quan kiểm dịch thực vật nước xuất khẩu.
1. Thực vật và sản phẩm thực vật
1.1. Tên khoa học; (translate in English, means: "The Botanical name of plants")
1.2. Tên thông thường;
1.3. Giống chống chịu hoặc không chống chịu dịch hại;
1.4. Nước đã từng nhập khẩu hàng hóa này.
2. Vùng sản xuất
2.1. Khu vực sản xuất: xã, huyện, tỉnh;
2.2. Vị trí khu vực sản xuất trên bản đồ (quốc gia và tỉnh);
2.3. Năng lực xuất khẩu (tấn/năm).
3. Phương pháp canh tác
3.1. Những chương trình giám sát chung và quản lý dịch hại;
3.2. Thông tin từ những khu vực không nhiễm dịch hại;
3.3. Phương pháp và thời gian thu hoạch;
3.4. Biện pháp bảo vệ thực vật tại địa phương (nhằm loại trừ dịch hại tại vườn).
4. Danh mục dịch hại
4.1. Tên khoa học;
4.2. Vị trí phân loại;
4.3. Tên gọi khác;
4.4. Tên thông thường;
4.5. Những ký chủ (giống bị sâu bệnh hại);
4.6. Bộ phận cây bị hại;
4.7. Triệu chứng bị hại;
4.8. Phân bố;
4.9. Tình trạng dịch hại (phổ biến hoặc thỉnh thoảng xuất hiện);
4.10. Biện pháp quản lý;
4.10.1. Canh tác (nhổ bỏ cây bị bệnh, luân canh cây trồng, khử trùng vệ sinh vườn, dùng bẫy bắt côn trùng...);
4.10.2. Sinh học (sử dụng thiên địch phòng trừ dịch hại, bỏ vụ, giống chống chịu...);
4.10.3. Vật lý;
4.10.4. Hóa học (loại thuốc phòng trừ dịch hại, phương pháp, thời gian, số lần sử dụng...);
4.11. Tài liệu tham khảo về đặc tính sinh học của dịch hại;
4.12. Cơ sở dữ liệu về các vấn đề đã nêu.
5. Bao gói hàng hóa
5.1. Phương pháp bao gói;
5.2. Quy trình kiểm tra, tỉ lệ kiểm tra;
5.3. Biện pháp xử lý sau thu hoạch;
5.4. Điều kiện và sự an toàn của kho bảo quản.
6. Chương trình xuất khẩu (chính sách/hoạt động)
6.1. Các đối tác thương mại;
6.2. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch đang áp dụng (theo tiêu chuẩn/trường hợp đặc biệt, các giấy tờ khai báo bổ sung).
7. Bản sao các tài liệu liên quan
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.