BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1610/TCDN-GV | Hà Nội, ngày 15 tháng 09 năm 2010 |
Kính gửi: Các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Tại Quyết định số 62/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/11/2008 của Bộ trưởng - Thương binh và Xã hội về việc ban hành hệ thống biểu mẫu, sổ sách quản lý dạy và học trong đào tạo nghề đã quy định các loại mẫu giáo án lý thuyết, thực hành và tích hợp dùng trong các cơ sở dạy nghề. Riêng đối với mẫu giáo án tích hợp, nội dung có nhiều điểm mới, cấu trúc tương đối tổng quát, do vậy, một số cơ sở dạy nghề còn lúng túng trong quá trình áp dụng.
Để thống nhất cách biên soạn giáo án tích hợp, Tổng cục Dạy nghề hướng dẫn một số nội dung liên quan, cụ thể như sau:
1. Các điều kiện để tiến hành tổ chức dạy học tích hợp
Dạy học tích hợp có thể hiểu là một hình thức dạy học kết hợp giữa dạy lý thuyết và dạy thực hành để dạy cho người học hình thành một năng lực nào đó nhằm đáp ứng được mục tiêu của môn học/mô-đun. Các điều kiện để tiến hành tổ chức dạy học tích hợp bao gồm:
1.1. Về chương trình đào tạo
Để có thể dạy học tích hợp, chương trình đào tạo phải được xây dựng theo định hướng "tiếp cận theo kỹ năng" trên cơ sở tổ hợp các năng lực cần thiết của thực tiễn sản xuất tức là chương trình phải được cấu trúc theo các môđun năng lực thực hiện nhằm hình thành các kỹ năng hành nghề cho người học.
1.2. Về cơ sở vật chất
Để có thể dạy học kết hợp lý thuyết và thực hành, cần bố trí hợp lý các phòng học để khi dạy một kỹ năng nào đó, giáo viên dạy phần kiến thức chuyên môn đến đâu, thực hành ngay kỹ năng sau đó. Cả hai hoạt động này được thực hiện tại cùng một địa điểm. Do vậy, nơi dạy học tích hợp phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Có đầy đủ máy móc, trang thiết bị phục vụ giảng dạy.
- Có diện tích đủ lớn để vừa dạy học lý thuyết, vừa có thể bố trí máy móc thiết bị để dạy thực hành.
1.3. Về đội ngũ giáo viên
Giáo viên phải có khả năng dạy được cả lý thuyết chuyên môn và thực hành nghề.
2. Một số định hướng về biên soạn giáo án tích hợp
Tổng cục Dạy nghề hướng dẫn biên soạn giáo án tích hợp theo một số nội dung chủ yếu sau đây:
2.1. Nội dung phần mở đầu, phần tổ chức lớp học, phần rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện trong Mẫu giáo án quy định tại Quyết định số 62/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 4/11/2008 đã nêu chi tiết.
2.2. Phần thực hiện bài học (chi tiết tại phụ lục kèm theo)
Như vậy, để biên soạn được các nội dung theo hướng dẫn, giáo viên cần phải thực hiện các công việc sau:
- Căn cứ vào mục tiêu của mô-đun đào tạo xác định được các kỹ năng cần phải giảng dạy trong mô-đun.
- Biên soạn giáo án tích hợp cho từng kỹ năng (thông thường mỗi một kỹ năng được kết cấu là một bài học trong mô-đun).
Trên đây là một số hướng dẫn về biên soạn giáo án và tổ chức dạy học tích hợp, Tổng cục Dạy nghề đề nghị các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sớm triển khai hướng dẫn đến các cơ sở dạy nghề để tổ chức thực hiện.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc phản ánh về Tổng cục (Vụ Giáo viên và Cán bộ quản lý dạy nghề), 37B Nguyễn Bỉnh Khiêm - Hà Nội, điện thoại: 04-39745195, Fax: 04.39740339, Email: vugiaovien.gdvt@yahoo.com để được hướng dẫn./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
MẪU GIÁO ÁN TÍCH HỢP - PHẦN THỰC HIỆN BÀI HỌC
(Kèm theo công văn số 1610/TCDN-GV ngày 15 tháng 9 năm 2010)
TT | Nội dung | Hoạt động dạy học | Thời gian | |
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | |||
1 | Dẫn nhập |
|
|
|
Giới thiệu tổng quan về bài học. Ví dụ: lịch sử, vị trí, vai trò, câu chuyện, hình ảnh…. liên quan đến bài học | Lựa chọn các hoạt động phù hợp | Lựa chọn các hoạt động phù hợp |
| |
2 | Giới thiệu chủ đề |
|
|
|
- Tên bài học: - Mục tiêu: - Nội dung bài học: (Giới thiệu tổng quan về quy trình công nghệ hoặc trình tự thực hiện kỹ năng cần đạt được theo mục tiêu của bài học) + Tiểu kỹ năng 1 (công việc 1); + Tiểu kỹ năng 2 (công việc 2); …………… + Tiểu kỹ năng n (công việc n). | Lựa chọn các hoạt động phù hợp | Lựa chọn các hoạt động phù hợp |
| |
| Giải quyết vấn đề |
|
|
|
1. Tiểu kỹ năng 1 (công việc 1): a. Lý thuyết liên quan: (chỉ dạy những kiến thức liên quan đến Tiểu kỹ năng 1). b. Trình tự thực hiện: (hướng dẫn ban đầu thực hiện Tiểu kỹ năng 1) c. Thực hành (hướng dẫn thường xuyên thực hiện Tiểu kỹ năng 1) | Lựa chọn các hoạt động phù hợp | Lựa chọn các hoạt động phù hợp |
| |
2. Tiểu kỹ năng 2 (công việc 2): (các phần tương tự như thực hiện Tiểu kỹ năng 1) | Lựa chọn các hoạt động phù hợp | Lựa chọn các hoạt động phù hợp |
| |
……………………………………… |
|
|
| |
n. Tiểu kỹ năng n (công việc n): (các phần tương tự như thực hiện Tiểu kỹ năng 1) | Lựa chọn các hoạt động phù hợp | Lựa chọn các hoạt động phù hợp |
| |
4. | Kết thúc vấn đề |
|
|
|
- Củng cố kiến thức (nhấn mạnh các kiến thức lý thuyết liên quan cần lưu ý) - Củng cố kỹ năng: (củng cố các kỹ năng cần lưu ý; các sai hỏng thường gặp và các khắc phục…) - Nhận xét kết quả học tập: (Đánh giá về ý thức và kết quả học tập) - Hướng dẫn chuẩn bị cho buổi học sau: (về kiến thức, về vật tư, dụng cụ…) | Lựa chọn các hoạt động phù hợp | Lựa chọn các hoạt động phù hợp |
| |
5. | Hướng dẫn tự học |
|
|
|
- Hướng dẫn các tài liệu liên quan đến nội dung của bài học để học sinh tham khảo. - Hướng dẫn tự rèn luyện. | Lựa chọn các hoạt động phù hợp | Lựa chọn các hoạt động phù hợp |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.