ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 155/GD-ĐT-TC | TP. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 01 năm 2008 |
Kính gởi : | -Hiệu trưởng các trường THPT; |
Căn cứ Nghị định số 132/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế và Thông tư số 02/TTLT-BNV-BTC ngày 24 tháng 9 năm 2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 132/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế;
Căn cứ văn bản số 3752/BHXH-CĐCS ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 132/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ; Văn bản số 1515/SNV-SN ngày 13 tháng 11 năm 2007 của Sở Nội vụ về xây dựng đề án tinh giản biên chế;
Căn cứ Quyết định số 5298/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố về thành lập Ban chỉ đạo thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và chính sách tinh giản biên chế; Chỉ thị số 28/2007/CT-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố về triển khai thực hiện Nghị định số 132/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ;
Căn cứ văn bản số 13200/STC-HCSN ngày 19 tháng 12 năm 2007 của Sở tài chính về dự toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định số 132/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố hướng dẫn các đơn vị xây dựng đề án thực hiện tinh giản biên chế như sau :
I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ :
1. Đối tượng tinh giản biên chế :
Những cán bộ, công chức, viên chức dôi dư trong đơn vị sự nghiệp công lập do sắp xếp lại tổ chức, biên chế để thực hiện chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức, biên chế và tài chính mà không thể bố trí công việc khác phù hợp tại đơn vị;
Những cán bộ, công chức, viên chức chưa đạt trình độ chuẩn theo quy định của vị trí công việc đang đảm nhận nhưng không có vị trí công tác khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại được để chuẩn hóa về chuyên môn; những cán bộ, công chức, viên chức dôi dư do cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị không hợp lý và không thể bố trí, sắp xếp được công việc khác;
Những người không hoàn thành nhiệm vụ đối với công việc được giao hai năm liền kề gần đây do năng lực chuyên môn nghiệp vụ yếu hoặc sức khỏe không đảm bảo hoặc do thiếu tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật kém nhưng chưa đến mức buộc thôi việc theo đánh giá của đơn vị;
2. Đối tượng chưa áp dụng chính sách tinh giản biên chế :
Đang trong thời gian điều trị, điều dưỡng tại bệnh viện có xác nhận của Giám đốc bệnh viện;
Đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự;
Phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
3. Đối tượng không được áp dụng chính sách tinh giản biên chế :
Những cán bộ, công chức, viên chức tự ý bỏ việc hoặc đi học tập, công tác, nghỉ phép ở nước ngoài quá thời hạn từ 30 ngày trở lên không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
Những cán bộ, công chức, viên chức không trong diện tinh giản biên chế nhưng tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc hoặc chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước do nhu cầu cá nhân;
Những cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.
II. NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN TINH GIẢN BIÊN CHẾ :
1. Việc tinh giản biên chế được thực hiện trên cơ sở sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức bộ máy, bố trí lại lại lao động trong đơn vị.
2. Việc tinh giản biên chế phải được thực hiện công khai, dân chủ theo quy định của pháp luật.
3. Không làm ảnh hưởng, xáo trộn lớn đến tư tưởng, đời sống của cán bộ, công chức, viên chức. Việc chi trả chế độ, chính sách cho các đối tượng tinh giản biên chế phải bảo đảm kịp thời, đầy đủ và đúng đối tượng.
4. Việc lập danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán số tiền trợ cấp cho từng đối tượng phải bảo đảm chính xác, trung thực, rõ ràng.
5. Không áp dụng chính sách tinh giản biên chế đối với những người vì lý do cá nhân xin được vận dụng chính sách tinh giản biên chế.
III. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN TINH GIẢN BIÊN CHẾ :
Thủ trưởng đơn vị tổ chức triển khai tinh giản biên chế theo các trình tự sau :
1. Phối hợp với tổ chức công đoàn trong đơn vị phổ biến, quán triệt chính sách tinh giản biên chế quy định tại Nghị định số 132/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế đến cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý.
2. Rà soát chức năng, nhiệm vụ để xác định rõ những nhiệm vụ không còn phù hợp cần loại bỏ, những nhiệm vụ trùng lắp cần phải sắp xếp lại.
3. Sắp xếp lại các tổ chuyên môn theo hướng tinh gọn, gắn với cải tiến quy chế làm việc, cải cách thủ tục hành chính.
Sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức theo các nội dung sau :
a) Xác định cơ cấu, số lượng cán bộ, công chức, viên chức và tiêu chuẩn nghiệp vụ cho từng vị trí công việc trong đơn vị.
b) Phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo tiêu chuẩn, nghiệp vụ đối với ngạch công chức, viên chức gắn với đánh giá trình độ, năng lực, kết quả công tác và phẩm chất đạo đức, sức khỏe của từng người.
c) Lựa chọn những người có năng lực, phẩm chất để đưa vào quy hoạch ổn định lâu dài.
d) Có kế hoạch tinh giản theo từng kỳ/năm (06 tháng một lần)
e) Xây dựng đề án tinh giản biên chế trình Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, thời gian chậm nhất nộp đề án là ngày 31/01/2008. (mẫu đính kèm)
f) Lập danh sách và dự toán số tiền trợ cấp cho từng đối tượng tinh giản biên chế theo định kỳ 06 tháng một lần trong năm trình Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
(hồ sơ xét duyệt trợ cấp tinh giản biên chế theo mẫu đính kèm)
g) Thanh toán chế độ, chính sách cho đối tượng tinh giản biên chế và thực hiện quyết toán kinh phí chi trả trợ cấp cho đối tượng tinh giản biên chế theo quy định.
IV. CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ :
Chính sách tinh giản biên chế thực hiện theo điều. 5, 6, 7, 8, 9, 10, chương II của Nghị định số 132/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.
Trong quá trình thực hiện đề án tinh giản biên chế, nếu có vấn đề gì vướng mắc xin liên hệ với Phòng Tổ chức cán bộ để được tiếp tục hướng dẫn giải quyết./.
Nơi nhận : | GIÁM ĐỐC |
HỒ SƠ XÉT DUYỆT TINH GIẢN BIÊN CHẾ
I. THÀNH PHẦN HỒ SƠ DUYỆT TRỢ CẤP :
1. Công văn đề nghị của đơn vị;
2. Danh sách tính trợ cấp cho đối tượng theo biểu số 1A, 1B, 1C, 1D, 2,3,4 lập định kỳ 6 tháng một lần để tổng hợp báo cáo Trung ương theo quy định; (kèm theo đĩa vi tính hiệu Maxcell)
3. Quyết định nghỉ hưu, nghỉ việc theo tinh giản biên chế của đơn vị;
4. Quyết định lương trong 05 năm cuối (60 tháng) tính từ thời điểm nghỉ trở về trước;
5. Bản sao sổ Bảo hiểm xã hội hoặc tờ khai quá trình công tác được bảo hiểm xã hội xác nhận;
6. Đối với đối tượng do năng lực chuyên môn, nghiệp vụ yếu hoặc sức khỏe không đảm bảo hoặc do thiếu tinh thần trách nhiệm phải có Bản nhận xét đánh giá 02 năm gần nhất về việc không hoàn thành nhiệm vụ của đối tượng;
7. Đối với đối tượng đi học nghề để tìm việc làm mới phải có biên nhận tiền học phí của khóa học.
II. CÁCH TÍNH TOÁN :
Thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/2007/TTLT-BNV-BTC ngày 24 tháng 9 năm 2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 132/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế;
Lưu ý : Vì mức lương làm căn cứ tínhtrợ cấp là mức lương bình quân của 05 năm cuối trước khi nghỉ (60 tháng tính từ thời điểm nghỉ trở về trước) nên sẽ dễ sai sót cần tính toán chính xác thời gian (số tháng) hưởng từng hệ số lương trong từng thời điểm hưởng mức lương tối thiểu chung theo quy định;
1. Mức lương tối thiểu 210.000 đ từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/12/2002 (theo Nghị định số 77/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 của Chính phủ) áp dụng mức lương này cho thời gian công tác trước ngày 01/01/2003;
2. Mức lương tối thiểu 290.000 đ từ ngày 01/01/2003 đến ngày 30/9/2005 (theo Nghị định số 03/2003/NĐ-CP ngày 15/01/2003 của Chính phủ và theo Nghị định số 203/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ;
3. Mức lương tối thiểu 350.000 đ từ ngày 01/10/2005 đến ngày 30/9/2006 (theo Nghị định số 118/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 của Chính phủ);
4. Mức lương tối thiểu 450.000 đ từ ngày 01/10/2006 đến ngày 31/12/2007 (theo Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ);
5. Mức lương tối thiểu 540.000 đ từ ngày 01/01/2008 (theo Nghị định số 166/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007 của Chính phủ;
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.