BỘ THƯƠNG MẠI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1424TM-ĐT | Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 2001 |
Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Trả lời đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 1936/BKH-KCN ngày 03/4/2001 về đề án cổ phần hóa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
Bộ Thương mại có ý kiến như sau:
1. Về cơ sở pháp lý: Cổ phần hóa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và đồng thời vẫn phải theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhưng lại chưa được Quốc hội bổ sung hai Bộ Luật trên. Vì vậy, thiếu cơ sở pháp lý để góp ý kiến cho dự thảo.
2. Về nội dung cụ thể của dự thảo cần lưu ý các vấn đề sau đây ở phần quy chế:
2.1. Điều 1 thêm: “Quy chế tạm thời...”. “Tạm thời...” để chờ quốc hội chính thức sửa Luật.
2.2. Điều 2: Mục tiêu cần lấy lại nguyên văn Điều 3 Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1996).
2.3. Điều 3: Nên gộp làm một, ghi gọn lại: “... từ doanh nghiệp hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (chương IV).
2.4. Điều 4: Cần ghi rõ “... được nhà nước bảo hộ theo quy định của luật nào, điều bao nhiêu, quốc hội thông qua ngày nào tạo thuận lợi cho việc thực hiện.
2.5. Điều 5: Nên ghi ngắn theo “Luật Lao động Việt Nam”. Thực tế nhiều doanh nghiệp FDI đang còn tranh chấp với người lao động.
2.6. Điều 6: Cần cân nhắc theo điều 16 của Luật Đầu tư nước ngoài hay nên theo điều 58 của chương IV Luật Doanh nghiệp. Ngay cả điều 16 như dẫn chiếu trên còn quy định: “Tỷ lệ này có thể thấp hơn 30%...”. Theo Luật Doanh nghiệp thì: “Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần phổ thông được quyền chào bán”.
2.7. Điều 7: Nên quy định cụ thể: “Cơ quan có thẩm quyền chuẩn y” là cơ quan nào?
2.8. Điều 8: Thay từ “thoả thuận” bằng từ “chấp thuận bằng văn bản”. Cũng tại đoạn dưới của điều 8 bỏ đoạn “giá trị thực tế... nợ phải trả. Vì điều 20 đã có ghi: “Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa”.
2.9. Điều 9: Nên thêm: tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đôla Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định.
2.10. Bỏ điều 10 vì Tờ trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại trang 5 đã khẳng định: “thí điểm 4-5 doanh nghiệp” và trang 9 đã lập luận “Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất rất phức tạp”. Chờ quyết định của quốc hội.
2.11. Điều 11: bổ sung thêm điều kiện:
- Không vi phạm Luật Lao động Việt Nam;
- Không làm thay đổi tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm của dự án.
2.12. Điều 12 và Điều 13 nên gộp thành một điều và viết gọn dưới dạng hồ sơ xin cổ phần hóa gồm có những văn bản gì.
2.13. Điều 15: chờ ý kiến của quốc hội về các ưu đãi cho loại hình mới này. Tránh gây mâu thuẫn giữa các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp FDI và loại hình mới này. Điều này cần cân nhắc kỹ (ví dụ còn được miễn thuế nhập đối với nguyên vật liệu trong thời hạn 5 năm không?).
2.14. Điều 17: Chọn phương án 2.
2.15. Điều 19: Cần ghi rõ “Lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan”, như đã thẩm định dự án FDI.
Trên đây là một số ý kiến đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân nhắc trình Chính phủ.
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.