BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1405/QLCL-CL2 | Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2014 |
Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng tại tờ trình số 1287/QLCL-CL2 ngày 16/7/2014, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản tiếp thu điều chỉnh dự thảo Thông tư quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ và tổ chức cuộc họp lấy ý kiến các đơn vị tham gia xây dựng dự thảo (Vụ Pháp chế, Tổng Cục Thủy sản, Cục Trồng trọt, Cục Chăn nuôi, Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối).
Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản xin gửi bảng tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến của Bộ và dự thảo 3 Thông tư.
Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản kính trình Bộ trưởng xem xét và cho lấy ý kiến góp ý rộng rãi đối với dự thảo Thông tư./.
| KT. CỤC TRƯỞNG |
BẢNG TỔNG HỢP TIẾP THU, GIẢI TRÌNH Ý KIẾN CỦA BỘ TRƯỞNG
(kèm theo công văn 1405/QLCL-CL2 ngày 04/8/2014 )
Dự thảo 2 | Ý kiến của Bộ trưởng | Dự thảo 3 | ||
Điều | Nội dung quy định | Điều | Cục QLCL NLS&TS tiếp thu/giải trình | |
Điều 4 Khoản 3 | Sử dụng vật tư nông nghiệp theo đúng quy định, quy chuẩn kỹ thuật đảm bảo an toàn thực phẩm tương ứng với từng loại vật tư nông nghiệp và từng loại hình sản xuất. | Nêu quy định cụ thể để dân biết và thực hiện khi sử dụng các loại vật tư nông nghiệp |
| Xin tiếp thu và sẽ bỏ các nội dung quy định không phù hợp, khó kiểm soát. Bỏ toàn bộ nội dung Điều 4 Dự thảo hiện tại và quy định cụ thể tại các Điều tiếp sau, tương ứng với từng loại hình cơ sở sản xuất ban đầu (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản,...) nhỏ lẻ. |
Điều 4 Khoản 4, Khoản 6 | 4. Người trực tiếp tham gia sản xuất được phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn. Người trực tiếp thu hái, khai thác, bảo quản, vận chuyển sản phẩm đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định của Bộ Y tế. 6. Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán đảm bảo truy xuất được nguồn gốc thực phẩm. | Cân nhắc tính khả thi của quy định đối với yêu cầu người lao động không mắc các bệnh truyền nhiễm, yêu cầu truy xuất được nguồn gốc thực phẩm |
| |
Điều 5 Khoản 3 | 3. Sử dụng phân bón của các đơn vị được cấp giấy phép sản xuất kinh doanh. Phân hữu cơ (phân chuồng, phân gia súc, gia cầm,...) phải được xử lý hoai mục trước khi sử dụng. | Nêu quy định cụ thể để dân biết và thực hiện khi sử dụng phân bón | Điều 4 Khoản 4 | Xin tiếp thu và viết lại cụ thể hơn trong dự thảo. Cụ thể: Sử dụng phân bón có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đúng liều lượng, đúng cách theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì, tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật trồng trọt, cán bộ khuyến nông. |
Điều 5 Khoản 6 | Chất thải từ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón phải được thu gom để chờ xử lý hoặc tiêu hủy theo quy định. | Nêu quy định cụ thể để dân biết và thực hiện khi xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng | Điều 4 Khoản 7 | Xin tiếp thu và viết lại cụ thể hơn trong dự thảo. Cụ thể: Vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật, phân bón phải được thu gom trong các vật chứa kín, đúng nơi quy định để chờ xử lý hoặc tiêu hủy tránh gây ô nhiễm cho sản phẩm và khu vực sản xuất. |
Điều 6 Khoản 3 | 3. Thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi: có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và không chứa chất trong danh mục chất cấm sử dụng. | Nêu quy định cụ thể để dân biết và thực hiện khi sử dụng vật tư nông nghiệp | Điều 5 Khoản 3, 4 | Xin tiếp thu và viết lại cụ thể hơn tương ứng từng loại vật tư nông nghiệp sử dụng tại mỗi loại hình cơ sở sản xuất 3. Thức ăn và nước uống dùng trong chăn nuôi phải bảo đảm không gây độc hại cho vật nuôi và người sử dụng sản phẩm động vật. a) Thức ăn chăn nuôi công nghiệp phải có bao bì, trên bao bì phải có nhãn mác ghi đầy đủ các thông tin của nhà sản xuất. b) Thức ăn là phụ phẩm trồng trọt, rơm, cỏ, ngũ cốc không nhiễm thuốc trừ sâu, chất gây hại vật nuôi; thức ăn thu gom từ các bếp ăn phải được xử lý bằng nhiệt (nấu chín). c) Nước uống dùng trong chăn nuôi phải là nước sạch. 4. Thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi phải theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì, tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn của cán bộ chăn nuôi thú y, cán bộ khuyến nông. |
Điều 6 Khoản 6 | 6. Chất thải rắn và chất thải lỏng từ hoạt động chăn nuôi phải được thu gom, xử lý đáp ứng theo quy định hiện hành | Nêu quy định cụ thể để dân biết và thực hiện khi xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng | Điều 5 Khoản 1 | Xin tiếp thu và viết lại cụ thể hơn trong dự thảo Phải có nơi để chứa, ủ chất thải rắn, có hố để xử lý chất thải lỏng, đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường. |
Điều 7 | 2. Sử dụng con giống có trong danh mục được phép sản xuất kinh doanh và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. 3. Thức ăn thủy sản, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường: có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và không chứa chất trong danh mục cấm sử dụng. 5. Tuân thủ quy định về thu gom, xử lý chất thải: a) Xử lý nước ao nuôi trước khi xả thải ra môi trường xung quanh. b) Bùn thải phải được thu gom, xử lý không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. | Nêu quy định cụ thể để dân biết và thực hiện | Điều 6 Khoản 3, 4, 5 | Xin tiếp thu và viết lại cụ thể hơn trong dự thảo 3. 3. Thức ăn dùng cho nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm không gây hại cho thủy sản nuôi và người sử dụng sản phẩm thủy sản. Không sử dụng chất thải động vật và con người để nuôi thủy sản. 4. Thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, chất xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản phải theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì, tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, cán bộ khuyến nông. 5. Nước ao nuôi phải được xử lý trước khi xả thải ra môi trường xung quanh nếu thủy sản bị bệnh trong quá trình nuôi. Bùn thải từ ao nuôi phải được thu gom, xử lý không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. |
Điều 8 | Tuân thủ các quy định chung nêu tại các Khoản 2, 4, 6 Điều 4 Thông tư này. | Nêu quy định cụ thể để dân biết và thực hiện | Điều 7 | Xin tiếp thu và viết lại cụ thể hơn trong dự thảo phù hợp với từng loại hình cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ: 1. Địa điểm sản xuất, khai thác muối nằm trong vùng quy hoạch của địa phương, có hệ thống giao thông vận chuyển muối. 2. Có hệ thống kênh đảm bảo việc cấp nước mặn cho sản xuất, tiêu thoát nước mưa và không gây nhiễm mặn môi trường xung quanh. 3. Nguồn nước biển và nguồn nước mặn sử dụng để sản xuất muối không bị ô nhiễm, đảm bảo an toàn thực phẩm. 4. Không sử dụng chung hệ thống cấp nước biển cho đồng muối với hệ thống thoát nước thải sinh hoạt hoặc nước thải của các công trình khác. 5. Có trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện để sản xuất, thu hoạch, vận chuyển và bảo quản muối phù hợp, đảm bảo không gây ô nhiễm vào muối. 6. Người sản xuất, khai thác muối nhỏ lẻ được phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn. 7. Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán thực phẩm. |
Điều 9, Điều 10 | 1. Tuân thủ các quy định chung nêu tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều 4 Thông tư này. 2. Tuân thủ các quy định về bảo quản sản phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm. | Nêu quy định cụ thể để dân biết và thực hiện | Điều 8 | Xin tiếp thu, ghép 2 loại hình cơ sở thu hái, khai thác nông lâm sản - thủy sản và viết lại dự thảo phù hợp với loại hình cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ. Cụ thể: 1. Trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng, phương tiện phù hợp để thu hái, đánh bắt, khai thác, bảo quản và vận chuyển sản phẩm, đảm bảo không gây độc hại, không gây ô nhiễm cho thực phẩm. 2. Sản phẩm thu hái, đánh bắt, khai thác phải được bảo quản phù hợp với tính chất của từng loại sản phẩm: tươi, sống, sơ chế, đông lạnh, sản phẩm khô. Trường hợp có sử dụng phụ gia thực phẩm trong bảo quản, xử lý sản phẩm phải tuân thủ quy định tại Thông tư 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm. 3. Người thu hái, đánh bắt, khai thác, bảo quản, vận chuyển sản phẩm được phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn. 4. Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm. |
Điều 12 Khoản 1 | bản cam kết thực hiện các quy định của pháp Iuật về an toàn thực phẩm | Làm rõ yêu cầu quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm | Điều 10 Khoản 1 | Xin tiếp thu và viết chỉnh sửa lại quy định trong dự thảo, cụ thể: ... ký bản cam kết sản xuất thực phẩm an toàn. |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.