BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1329/BTC-TCHQ | Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2015 |
Kính gửi: Công ty TNHH Lê Hiệp.
(Số 32-Đường 2-Khu A Nam Thành Công-Đống Đa-Hà Nội)
Trả lời công văn số 05/2014/CV-LH ngày 24/11/2014 của Công ty TNHH Lê Hiệp về việc đề nghị miễn khoản nợ tiền phạt chậm nộp tiền thuế nhập khẩu, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
1. Căn cứ Điều 65 Luật Quản lý thuế và khoản 20 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, thì:
“1. Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt.
2. Cá nhân được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt còn nợ.
3. Các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 65 Luật này mà cơ quan quản lý thuế đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quy định tại khoản 1 Điều 93 của Luật này và các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt này đã quá mười năm, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nhưng không có khả năng thu hồi.”
Căn cứ khoản 1 Điều 111 Luật Quản lý thuế, thì:
“Người bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế có quyền đề nghị miễn xử phạt vi phạm pháp luật về thuế trong trường hợp gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc trường hợp bất khả kháng khác”.
2. Trường hợp của Công ty TNHH Lê Hiệp không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 111 Luật Quản lý thuế nên Công ty không được miễn tiền phạt chậm nộp và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều 65 Luật Quản lý thuế về xóa nợ tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng.
Đề nghị Công ty TNHH Lê Hiệp nộp đủ tiền phạt chậm nộp vào Ngân sách nhà nước theo quy định.
3. Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 92 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 25 Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11; Điều 39 Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày 22/07/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, thì:
- “Chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế thuế đối với trường hợp người nộp thuế được cơ quan quản lý thuế cho phép nộp dần tiền nợ thuế trong thời hạn không quá mười hai tháng, kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thuế. Việc nộp dần tiền nợ thuế được xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế và phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng. Người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp”.
- “Người nộp thuế thuộc trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, nhưng không có khả năng nộp đủ số thuế nợ trong một lần thì được nộp dần tiền thuế nợ trong thời hạn tối đa không quá 12 tháng kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế nếu có bảo lãnh của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật về số tiền thuế nợ đề nghị nộp dần và cam kết tiến độ thực hiện nộp dần tiền thuế nợ, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước”.
Theo quy định trên, trường hợp Công ty đang có nợ tiền chậm nộp (trước đây là tiền phạt chậm nộp) nhưng không có khả năng nộp 1 lần tiền chậm nộp và có đề nghị nộp dần tiền chậm nộp thì được nộp dần tiền chậm nộp tiền thuế. Hồ sơ, thẩm quyền giải quyết thực hiện theo quy định tại Điều 132 Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Bộ Tài chính thông báo để Công ty TNHH Lê Hiệp biết và thực hiện./.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.