BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13254/BGDĐT-KHCN | Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2007 |
Kính gửi: | - Các đại học, các trường đại học và cao đẳng |
Căn cứ Thông tư số 530/TT-KHTC ngày 04 tháng 8 năm 1994 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) hướng dẫn tạm thời việc quản lý và sử dụng kinh phí sửa chữa, tăng cường trang thiết bị cho các cơ quan khoa học, công nghệ và môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn việc xây dựng và quy trình thực hiện dự án tăng cường năng lực nghiên cứu bằng kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ giai đoạn 2008-2010 như sau:
I. Xây dựng và đề xuất dự án:
1. Các tổ chức khoa học và công nghệ (sau đây gọi là các đơn vị) chủ động xây dựng quy hoạch phòng thí nghiệm phù hợp với quy hoạch phát triển tổng thể của đơn vị.
2. Các đơn vị chủ động xây dựng dự án tăng cường năng lực nghiên cứu (sau đây gọi là dự án) phù hợp với quy hoạch phòng thí nghiệm. Các dự án cần nằm trong quy hoạch phòng thí nghiệm của đơn vị trong thời gian 3 năm.
3. Các đơn vị sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án và đề xuất trong kế hoạch khoa học công nghệ hàng năm.
4. Các dự án cần được xây dựng theo mẫu đính kèm công văn này (kèm theo Tờ trình về việc xin phê duyệt dự án) và ghi rõ nguồn vốn là kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ. Các đơn vị chủ động trong việc đào tạo cán bộ sử dụng thiết bị, bảo đảm cấp kinh phí từ nguồn vốn hợp pháp của đơn vị cho việc sửa chữa phòng thí nghiệm, thiết bị văn phòng phục vụ cho việc lắp đặt, duy trì bảo dưỡng thiết bị của dự án, khi dự án được đầu tư.
5. Ưu tiên đầu tư các dự án nằm trong chuỗi phòng thí nghiệm phục vụ các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm ưu tiên của Nhà nước và phục vụ nhu cầu xã hội.
II. Phê duyệt dự án:
1. Căn cứ vào kế hoạch khoa học công nghệ 5 năm và hàng năm và việc xây dựng đề xuất, thẩm định các dự án của các đơn vị, Bộ Giáo dục và Đào tạo lập danh mục các dự án và đưa vào kế hoạch khoa học công nghệ của Bộ.
2. Các đơn vị đề xuất và nộp hồ sơ đề nghị xét duyệt dự án bao gồm tờ trình xin phê duyệt dự án và thuyết minh dự án đóng quyển (15 bản) về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước tháng 6 của năm trước năm kế hoạch.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo xét duyệt và phê duyệt dự án vào tháng 7 của năm trước năm kế hoạch để làm căn cứ xem xét đưa vào kế hoạch khoa học công nghệ.
4. Hội đồng tư vấn xét duyệt dự án:
a. Hội đồng tư vấn xét duyệt dự án được thành lập theo quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Hội đồng tư vấn xét duyệt dự án gồm 7 - 9 thành viên là các chuyên gia trong lĩnh vực của dự án, đại diện các Vụ chức năng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ và công khai. Các thành viên Hội đồng làm việc khách quan và chịu trách nhiệm về đánh giá của mình.
- Phiên họp Hội đồng phải có ít nhất 2/3 số thành viên có mặt mới có giá trị. Nhận xét, đánh giá bằng văn bản của thành viên Hội đồng vắng mặt chỉ có giá trị tham khảo.
- Chủ tịch Hội đồng chủ trì buổi làm việc.
- Thành viên Hội đồng nhận đầy đủ hồ sơ họp hội đồng xét duyệt dự án trước ngày họp hội đồng 1 tuần để phục vụ cho việc nghiên cứu và đánh giá. Hồ sơ họp hội đồng xét duyệt dự án bao gồm:
+ Quyết định thành lập hội đồng kèm theo danh sách thành viên và danh mục dự án đề nghị tư vấn đánh giá.
+ Thuyết minh các dự án đề nghị tư vấn đánh giá.
+ Lịch làm việc của hội đồng (ghi trong giấy mời).
- Thành viên hội đồng cần chuẩn bị trước các ý kiến đánh giá để buổi làm việc của hội đồng có hiệu quả.
b. Hội đồng nhận xét đánh giá và cho điểm căn cứ theo mục tiêu chung nêu tại Thông tư số 530/TT-KHTC và các tiêu chí nêu trong phiếu tư vấn xét duyệt dự án kèm theo công văn này.
c. Điểm đánh giá của hội đồng là điểm trung bình của các thành viên hội đồng có mặt.
d. Các đơn vị đề xuất dự án có trách nhiệm báo cáo về dự án trước Hội đồng tư vấn xét duyệt dự án.
5. Đối với các dự án được Hội đồng đề nghị phê duyệt, các đơn vị chỉnh sửa dự án theo yều cầu của Hội đồng và gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời gian 10 ngày kể từ ngày họp Hội đồng.
6. Căn cứ kết quả của Hội đồng tư vấn xét duyệt dự án, Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, phê duyệt dự án để đưa vào kế hoạch khoa học công nghệ của Bộ.
III. Triển khai thực hiện dự án:
1. Trên cơ sở kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ được Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ giao chỉ tiêu cụ thể cho các đơn vị được đầu tư.
2. Các đơn vị tiến hành lập dự toán chi tiết, tờ trình xin phê duyệt nội dung đầu tư của dự án hàng năm kèm theo danh mục thiết bị và dự toán chi tiết, gửi về Vụ Khoa học - Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Hồ sơ đề nghị lựa chọn thiết bị (15 bộ) do đơn vị chủ đầu tư gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo phục vụ cho cuộc họp Hội đồng tư vấn lựa chọn thiết bị bao gồm: danh mục thiết bị kèm theo dự toán chi tiết, bảng tổng hợp từ ba báo giá đối với thiết bị loại A.
4. Hội đồng khoa học tư vấn lựa chọn thiết bị:
a. Hội đồng khoa học tư vấn lựa chọn thiết bị được thành lập theo quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Hội đồng tư vấn lựa chọn thiết bị có trách nhiệm phản biện danh mục thiết bị đề nghị đầu tư và dự toán chi tiết, cũng như khẳng định được các thiết bị loại A trong danh mục về: tên thiết bị, kiểu loại, tính năng thông số kỹ thuật chi tiết, hãng, nước và năm sản xuất, mục đích sử dụng, giá cả
- Hội đồng khoa học tư vấn lựa chọn thiết bị gồm 7-9 thành viên, trong đó ít nhất 2/3 số thành viên là các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực thiết bị khoa học tương ứng.
- Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ và công khai. Các thành viên Hội đồng làm việc khách quan và chịu trách nhiệm về tư vấn lựa chọn thiết bị của mình.
- Phiên họp Hội đồng phải có ít nhất 2/3 số thành viên có mặt mới có giá trị. Ý kiến tư vấn lựa chọn thiết bị bằng văn bản của thành viên Hội đồng vắng mặt chỉ có giá trị tham khảo.
- Chủ tịch Hội đồng chủ trì buổi làm việc.
- Thành viên Hội đồng nhận đầy đủ hồ sơ họp hội đồng tư vấn lựa chọn thiết bị trước ngày họp hội đồng 1 tuần để phục vụ cho việc nghiên cứu và tư vấn lựa chọn thiết bị. Hồ sơ họp hội đồng tư vấn lựa chọn thiết bị bao gồm:
+ Quyết định thành lập hội đồng kèm theo danh sách thành viên và danh mục dự án đề nghị tư vấn lựa chọn thiết bị.
+ Danh mục thiết bị và dự toán chi tiết của đơn vị chủ đầu tư đề xuất.
+ Bảng tổng hợp từ ba báo giá đối với các thiết bị loại A trong Danh mục thiết bị đầu tư bao gồm tên thiết bị, tính năng thông số kỹ thuật chi tiết, hãng, nước và năm sản xuất, mục đích sử dụng, dự kiến kinh phí.
+ Lịch làm việc của hội đồng (ghi trong giấy mời).
- Thành viên hội đồng cần chuẩn bị trước các ý kiến tư vấn lựa chọn thiết bị để buổi làm việc của hội đồng có hiệu quả.
b. Những ý kiến phản biện của Hội đồng không thống nhất với đơn vị chủ đầu tư sẽ được báo cáo với Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định.
c. Đơn vị chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo về thiết bị lựa chọn trước Hội đồng tư vấn lựa chọn thiết bị.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét và phê duyệt danh mục thiết bị đầu tư hàng năm kèm theo dự toán chi tiết.
6. Đơn vị chủ đầu tư xây dựng hồ sơ mời thầu và kế hoạch đấu thầu theo Luật Đấu thầu và các quy định hiện hành của Nhà nước trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
7. Đơn vị chủ đầu tư tiến hành các thủ tục đấu thầu theo kế hoạch đã được phê duyệt, theo Luật Đấu thầu và các quy định hiện hành của Nhà nước và trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt kết quả đấu thầu.
8. Đơn vị chủ đầu tư thương thảo hoàn thiện hợp đồng, tiến hành lắp đặt thiết bị và đưa vào sử dụng.
IV. Kiểm tra và nghiệm thu:
1. Đơn vị chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra đôn đốc việc triển khai dự án theo đúng tiến độ, đảm bảo các chứng từ, hồ sơ tài liệu liên quan đến từng hạng mục và toàn bộ dự án theo đúng các quy định về tài chính kế toán, cũng như các quy định hiện hành của Nhà nước để thuận lợi cho việc quản lý, kiểm tra, nghiệm thu, thanh quyết toán dự án.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức các đoàn kiểm tra định kỳ và đột xuất việc thực hiện các dự án.
3. Tổ chức nghiệm thu dự án được tiến hành ở 2 cấp:
a. Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở: Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở do đơn vị chủ đầu tư thành lập và tổ chức nghiệm thu sau khi các thiết bị của dự án được lắp đặt và đưa vào sử dụng, có sự tham gia của các bộ phận chức năng thuộc đơn vị chủ đầu tư như khoa học công nghệ, kế hoạch tài chính và các bộ phận liên quan.
b. Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ: Khi dự án đã hoàn thành toàn bộ và đi vào hoạt động ổn định, đơn vị chủ đầu tư lập hồ sơ nghiệm thu bao gồm: biên bản nghiệm thu cấp cơ sở, báo cáo nghiệm thu dự án, các tài liệu liên quan của dự án theo trình tự thời gian, và đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ.
Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ gồm 7-9 thành viên bao gồm 2-3 chuyên gia về thiết bị khoa học đã tham gia Hội đồng khoa học tư vấn lựa chọn thiết bị tương ứng trước đây, đại diện các Vụ chức năng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ.
V. Báo cáo và thanh quyết toán:
1. Đơn vị chủ đầu tư lập báo cáo đầy đủ về tình hình thực hiện dự án hàng năm, về toàn bộ dự án và các kiến nghị (nếu có) gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Việc thanh quyết toán kinh phí dự án được thực hiện theo chế độ hiện hành đối với kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các đơn vị nghiên cứu và triển khai văn bản hướng dẫn này để xây dựng và thực hiện quy trình quản lý dự án tăng cường năng lực nghiên cứu.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
MẪU THUYẾT MINH
DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU
(Kèm theo Công văn số 13254/BGDĐT-KHCN ngày 19 tháng 12 năm 2007)
THUYẾT MINH DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU
I. Phần mở đầu:
1. Tên dự án:
2. Cơ quan chủ đầu tư:
3. Cơ quan chủ quản đầu tư:
4. Giới thiệu về cơ quan chủ đầu tư:
II. Chức năng và nhiệm vụ của cơ quan chủ đầu tư và cơ quan thực hiện dự án:
Trong đó nói rõ tình hình nghiên cứu khoa học, kết quả nổi bật,...
III. Sự cần thiết phải đầu tư tăng cường năng lực nghiên cứu:
- Tổng quan lĩnh vực cần đầu tư:
- Nhu cầu và các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đặt ra:
- Danh mục thiết bị hiện có
- Đội ngũ cán bộ khoa học hiện có:
- Đội ngũ cán bộ vận hành sử dụng hiện có:
IV. Nội dung dự án:
1. Mục tiêu: Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể
2. Nội dung dự án:
- Đầu tư trang thiết bị:
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nhiệm vụ khác:
3. Danh mục thiết bị cần đầu tư: Tên thiết bị, ký mã hiệu, nước và năm sản xuất, mục đích và nhu cầu sử dụng, số lượng, đơn giá dự kiến, thành tiền.
4. Sơ đồ thiết kế hoặc sơ đồ lắp đặt:
5. Tổng số vốn:
6. Nguồn vốn:
- Nhà nước
- Các nguồn vốn khác
7. Dự kiến tiến độ thực hiện dự án:
8. Dự kiến phương án cung ứng thiết bị của chủ đầu tư:
V. Một số thông tin khác:
1. Phương án bảo vệ môi trường:
2. Phương án về đào tạo cán bộ vận hành sửa chữa, bảo dưỡng:
3. Phương án về khả năng phối hợp sử dụng chung:
VI. Hiệu quả đạt được sau khi hoàn thành dự án và kiến nghị:
1. Hiệu quả phục vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ:
2. Hiệu quả phục vụ đào tạo sau đại học và đại học:
3. Hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế-xã hội:
4. Kiến nghị:
| Ngày tháng năm 2007 |
Ngày tháng năm
PHÊ DUYỆT CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
MẪU TỜ TRÌNH
XIN PHÊ DUYỆT DỰ ÁN HOẶC DỰ TOÁN CHI TIẾT DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU
(Kèm theo Công văn số 13254/BGDĐT-KHCN ngày 19 tháng 12 năm 2007)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ….., ngày tháng năm 2007 |
TỜ TRÌNH
XIN PHÊ DUYỆT DỰ ÁN HOẶC DỰ TOÁN CHI TIẾT DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU
Kính gửi: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Căn cứ vào sự cần thiết của dự án: (Nêu tóm tắt những căn cứ khoa học và sự cần thiết của dự án)
Tên dự án:
Mục tiêu dự án: (mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể)
Nội dung chủ yếu của dự án:
Địa điểm thực hiện dự án:
Thời gian thực hiện dự án:
Kinh phí:
- Nhà nước: nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ
- Các nguồn vốn khác:
Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt dự án hoặc dự toán chi tiết gửi kèm theo.
| Cơ quan chủ đầu tư |
MẪU PHIẾU TƯ VẤN
XÉT DUYỆT DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU
(Kèm theo Công văn số 13254/BGDĐT-KHCN ngày 19 tháng 12 năm 2007)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU TƯ VẤN XÉT DUYỆT DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU
1. Họ và tên thành viên Hội đồng:
2. Tên dự án:
3. Cơ quan chủ đầu tư:
4. Quyết định thành lập Hội đồng số , ngày
5. Ngày họp Hội đồng:
6. Địa điểm họp Hội đồng:
7. Ý kiến đánh giá theo các tiêu chí sau:
Các tiêu chí đánh giá | Điểm tối đa | Điểm đánh giá của thành viên Hội đồng |
Tính cấp thiết của dự án | 10 |
|
Mục tiêu của dự án | 10 |
|
Năng lực tiếp nhận dự án (khả năng sử dụng và khai thác thiết bị, ...) | 10 |
|
Danh mục thiết bị cần đầu tư | 10 |
|
Điều kiện lắp đặt thiết bị (nhà xưởng, điện, nước,...) | 5 |
|
Hiệu quả đầu tư | 15 |
|
Cộng | 60 |
|
8. Các ý kiến khác:
| Hà Nội, ngày tháng năm |
*Ghi chú: Điểm bình quân của Hội đồng: dưới 40 điểm: Đề nghị không phê duyệt; từ 40 điểm đến <55 điểm: Đề nghị phê duyệt; từ 55 điểm đến 60 điểm: Đề nghị ưu tiên phê duyệt.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.