BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1279/TCHQ-GSQL | Hà Nội, ngày 23 tháng 02 năm 2016 |
Kính gửi: Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa.
Trả lời công văn số 1636/HQTH-TTr ngày 24/12/2015 của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa nêu vướng mắc khi thực hiện Kết luận thanh tra số 9670/KL-TCHQ ngày 19/10/2015 của Tổng cục Hải quan tại Công ty TNHH Anh Cường, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Về xử lý vi phạm hành chính:
a) Đối với hành vi vi phạm về lưu mẫu, lưu hồ sơ, chứng từ: Yêu cầu Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa căn cứ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP để chỉ đạo Chi cục Hải quan Nam Định thực hiện.
b) Đối với hành vi không khai 5 mã nguyên phụ liệu chuyển giao từ hợp đồng gia công HUE20120812-2 sang hợp đồng HUE20120812-3: Yêu cầu Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa căn cứ hồ sơ thực tế và giải trình của doanh nghiệp, trường hợp xác định giải trình của doanh nghiệp về lượng nguyên liệu theo 5 mã tại tờ khai xuất chuyển giao số 53 đã được chuyển giao hoàn toàn sang hợp đồng gia công HUE20120812-3 theo tờ khai nhập chuyển giao số 90 theo đúng quy định tại Thông tư số 117/2011/TT-BTC ngày 25/3/2011 của Bộ Tài chính thì không xử lý vi phạm hành chính và không ấn định thuế.
c) Về hành vi khai khống tờ khai xuất khẩu, tờ khai nhập khẩu nguyên phụ liệu từ hợp đồng AC-LAND20130401 sang hợp đồng 01/JP-AC/2015: Yêu cầu Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa căn cứ theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 13 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP và quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP để chỉ đạo Chi cục Hải quan Nam Định xử lý vi phạm.
2. Về tính ấn định thuế và tính phạt chậm nộp:
a) Tính ấn định thuế: Yêu cầu Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa thực hiện theo quy định tại Điều 21 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, khoản 1 Điều 40, điểm c.2.2.2 khoản 6 Điều 48 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính. Theo đó, trường hợp cơ quan hải quan không xác định được hàng hóa đó thuộc tờ khai nào, mỗi tờ khai có mức thuế suất khác nhau, tỷ giá khác nhau thì thực hiện ấn định thuế theo mức trung bình bằng cách lấy tổng số tiền thuế của mặt hàng đó thuộc tất cả các tờ khai chia cho tổng lượng hàng hóa nhân với số lượng mặt hàng thay đổi mục đích sử dụng. Trường hợp phát sinh nhiều mặt hàng thì tính lần lượt từng mặt hàng theo cách nêu trên.
Ví dụ: Mặt hàng A nhập khẩu miễn thuế tại 10 tờ khai với số lượng nhập khẩu là 100kg. Khi mặt hàng này chuyển đổi mục đích sử dụng với số lượng là 30kg, thuộc trường hợp cơ quan Hải quan thực hiện thủ tục ấn định thuế nhưng không xác định được thời điểm tính thuế và/hoặc các căn cứ tính thuế của mặt hàng này thì số tiền thuế ấn định được xác định như sau:
Số tiền thuế ấn định của 30kg | = | Tổng số tiền thuế của mặt hàng A tại 10 tờ khai (tính theo thời điểm đăng ký tờ khai hải quan) | x | 30 |
100 |
Cách xác định thuế trung bình khi ấn định thuế đã được Tổng cục Hải quan hướng dẫn tại công văn số 1048/TCHQ-TXNK ngày 14/3/2011, số 2956/TCHQ-TXNK ngày 24/3/2014 (gửi kèm theo).
b) Cách xác định thời điểm tính phạt chậm nộp: Yêu cầu Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo Chi cục Hải quan Nam Định thực hiện như sau:
- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có tờ khai đăng ký trước ngày 01/07/2013, thời hạn nộp tiền thuế ấn định là ngày cơ quan hải quan ban hành quyết định ấn định thuế, do đó, nếu chậm nộp so với ngày ra quyết định ấn định thì thời gian tính chậm nộp là ngày ra quyết định đến ngày nộp thuế.
- Đối với hàng hóa có tờ khai đăng ký từ ngày 01/07/2013, thời gian tính chậm nộp là ngày thông quan hoặc giải phóng hàng đến ngày nộp thuế.
Doanh nghiệp có trách nhiệm tự xác định, tự nộp tiền chậm nộp tương ứng với số tiền thuế đã ấn định.
Tổng cục Hải quan trả lời để Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa được biết, thực hiện./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.