BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12474/BTC-QLCS | Hà Nội, ngày 08 tháng 09 năm 2015 |
Kính gửi: Bộ Thông tin và Truyền thông
Thời gian vừa qua, Bộ Tài chính nhận được phản ánh của một số cơ quan, doanh nghiệp địa phương đề nghị xác định phạm vi áp dụng giữa Thông tư số 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan của Bộ Tài chính và Thông tư liên tịch số 03/2004/TTLT-BBCVT-BTC ngày 29/11/2004 của Bộ Bưu chính Viễn thông và Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý thư, bưu phẩm, bưu kiện vô thừa nhận.
Căn cứ Luật Hải quan năm 2014, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 về hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan. Hiện nay các đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông đang phối hợp với các đơn vị có liên quan của Bộ Tài chính để xây dựng Thông tư thay thế Thông tư liên tịch số 03/2004/TTLT-BBCVT-BTC ngày 29/11/2004.
Trong thời gian Thông tư thay thế Thông tư liên tịch số 03/2004/TTLT-BBCVT-BTC ngày 29/11/2004 chưa được ban hành, Bộ Tài chính dự kiến trả lời các địa phương, đơn vị có liên quan như sau:
- Đối với hàng hóa tồn đọng là thư, bưu phẩm, bưu kiện vô thừa nhận ngoài địa bàn hoạt động hải quan thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư liên tịch số 03/2004/TTLT-BBCVT-BTC ngày 29/11/2004.
- Đối với hàng hóa tồn đọng là thư, bưu phẩm, bưu kiện vô thừa nhận thuộc địa bàn hoạt động hải quan thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính.
Bộ Tài chính đề nghị Bộ Thông tin và truyền thông có ý kiến bằng văn bản về dự kiến nêu trên và gửi về Bộ Tài chính (Cục Quản lý công sản) trước ngày 20/9/2015 để hướng dẫn thực hiện.
Mong nhận được sự quan tâm, phối hợp của Quý Bộ./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.