UBND TỈNH LÀO CAI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1207/SLĐTBXH-ATLĐ | Lào Cai, ngày 10 tháng 9 năm 2012 |
Kính gửi: | - Các sở, ban, ngành, đoàn thể; |
Thực hiện Công văn số 2836/LĐTBXH-ATLĐ ngày 15 tháng 8 năm 2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc tổng kết, đánh giá thi hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và Công văn số 2490/UBND-VX ngày 29 tháng 8 năm 2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai về việc giao cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan xây dựng dự thảo báo cáo của Uỷ ban nhân dân tỉnh về tổng kết, đánh giá 18 năm thi hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 1995 – 2012 trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; các doanh nghiệp triển khai tổng kết, đánh giá và báo cáo kết quả 18 năm (1995 – 2012) thi hành pháp luật an toàn, vệ sinh lao động, cụ thể như sau:
1. Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ: Tổng kết, đánh giá, báo cáo kết quả 18 năm (1995 - 2012) thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động của doanh nghiệp, cơ sở theo nội dung đề cương trong Phụ lục 1. Những doanh nghiệp, cơ sở thành lập sau năm 1995 tổng kết, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện từ năm doanh nghiệp, cơ sở thành lập, hoạt động.
2. Đối với các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố: Tổng kết, đánh giá, báo cáo kết quả 18 năm (1995 – 2012) thi hành pháp luật về an toàn vệ sinh lao động trong phạm vi sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương theo nội dung đề cương trong Phụ lục 2.
Việc tổng kết, đánh giá kết quả 18 năm (1995 - 2012) thi hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động là hết sức quan trọng và cần thiết để mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp,… nhanh chóng khắc phục những tồn tại, hạn chế (nếu có), nâng cao chất lượng và hiệu quả thi hành trong thời gian tới; đặc biệt là làm cơ sở để tham gia, đóng góp ý kiến xây dựng Luật An toàn, vệ sinh lao động. Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, đề nghị việc tổng kết, đánh giá phải được triển khai, thực hiện nghiêm túc cả về số liệu và nhận xét, đánh giá; chỉ ra được nguyên nhân của kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế; đưa ra được những giải pháp thực hiện thời gian tới của địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và những đề xuất, kiến nghị.
Đề cương tổng kết, đánh giá, báo cáo đăng tải trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai. Đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể; ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các doanh nghiệp vào Công thông tin điện tử tỉnh Lào Cai theo đường dẫn: www.laocai.gov.vn, chọn Sở Lao động – TBXH, vào mục văn bản hướng dẫn và chọn Huong dan tong ket 18 nam ATVSLD - 2012 để tải về.
Báo cáo gửi về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trước ngày 30 tháng 9 năm 2012 để tổng hợp, dự thảo báo cáo trình Ủy ban nhân dân tỉnh. Báo cáo gửi bằng văn bản qua đường bưu điện hoặc gửi qua địa chỉ email: phongatldlc@gmail.com hoặc fax qua số: 0203.820.968. Mọi chi tiết xin liên hệ qua phòng An toàn lao động, số điện thoại: 0203.820.953.
Nhận được Công văn này, đề nghị Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; Giám đốc các doanh nghiệp, chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC |
PHỤ LỤC 1
ĐỀ CƯƠNG TỔNG KẾT, BÁO CÁO KẾT QUẢ 18 NĂM (1995 – 2012) THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
(Áp dụng cho các doanh nghiệp)
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Đánh giá tổng quan kết quả thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động quy định tại Điều 13, 14, 14 và 16 Nghị định 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ, cụ thể:
1. Thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng lao động
a) Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và cải thiện ĐKLĐ.
b) Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về ATVSLĐ đối với người lao động theo qui định của Nhà nước.
c) Cử người giám sát việc thực hiện các qui định, nội qui, biện pháp ATVSLĐ trong doanh nghiệp; phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì sự hoạt động của màng lưới an toàn và vệ sinh viên.
d) Xây dựng nội qui, qui trình ATVSLĐ phù hợp với từng loại máy, thiết bị, vật tư kể cả khi đổi mới công nghệ, máy, thiết bị, vật tư và nơi làm việc theo tiêu chuẩn qui định của Nhà nước.
đ) Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, qui định, biện pháp ATVSLĐ đối với người lao động.
e) Khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn chế độ qui định.
g) Chấp hành nghiêm chỉnh qui định khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả tình hình thực hiện ATVSLĐ, cải thiện điều kiện lao động với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp hoạt động.
2. Thực hiện quyền của người sử dụng lao động
a) Buộc người lao động phải tuân thủ các qui định, nội qui, biện pháp ATVSLĐ.
b) Khen thưởng, kỷ luật người vi phạm trong việc thực hiện ATVSLĐ.
c) Khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quyết định của thanh tra viên về ATVSLĐ nhưng vẫn phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định đó.
3. Thực hiện nghĩa vụ của người lao động
a) Chấp hành các qui định, nội qui về ATVSLĐ có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.
b) Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết bị ATVS nơi làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường.
c) Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả TNLĐ khi có lệnh của người sử dụng lao động.
4. Thực hiện quyền của người lao động
a) Yêu cầu người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, cải thiện điều kiện lao động; trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện, thực hiện biện pháp ATVSLĐ.
b) Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe doạ nghiêm trọng tính mạng, sức khoẻ của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp; từ chối trở lại làm việc nơi nói trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục.
c) Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng lao động vi phạm qui định của Nhà nước hoặc không thực hiện đúng các giao kết về ATVSLĐ trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Thực hiện các chế độ, chính sách bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động
a) Thực hiện trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.
b) Thực hiện chế độ bồi dưỡng chống độc hại bằng hiện vật.
c) Thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
d) Thực hiện việc quản lý và chăm sóc sức khỏe người lao động:
- Khám sức khỏe định kỳ, khám và điều trị bệnh nghề nghiệp;
- Chế độ nghỉ dưỡng, phục hồi chức năng lao động...;
- Thực hiện việc bố trí, sử dụng người lao động vào các dây truyền, công đoạn sản xuất và công việc cụ phù hợp với phân loại sức khoẻ người lao động sau khám sức khoẻ định kỳ hàng năm.
đ) Thực hiện các chế độ đặc thù về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong việc đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động, chú ý nêu rõ việc thực hiện đối với người lao động làm nghề, công việc thuộc danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
e) Thực hiện các chế độ bảo hộ lao động đặc thù cho lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động là người lao động, người tàn tật,...
g) Thực hiện chế độ làm thêm giờ của người lao động.
h) Thực hiện các chế độ khác có liên quan.
2. Thực hiện các quy định về kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động
a) Thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao động đối với các máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
b) Thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về vệ sinh lao động và môi trường, điều kiện lao động, trong đó nêu rõ:
- Những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động có trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cơ sở cần phải định kỳ hàng năm đo kiểm tra môi trường, điều kiện lao động, như: ồn, rung, bụi, nóng,…
- Tổng số mẫu đo kiểm tra hàng năm, trong đó số mẫu trong chỉ tiêu cho phép và số mẫu vượt chỉ tiêu cho phép phải thực hiện hành động khắc phục, cụ thể mẫu đo kiểm tra không đạt đó là mẫu (yếu tố" nào.
c) Thực hiện các quy trình kiểm định, kiểm tra chất lượng sản phẩm và đánh giá hợp quy chất lượng sản phẩm hàng hóa đặc thù an toàn lao động.
d) Thực hiện xây dựng luận chứng về các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động (ATVSLĐ).
e) Thực hiện đăng ký, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
3. Xây dựng và triển khai các biện pháp phòng ngừa sự cố, tai nạn
a) Xây dựng các biện pháp phòng ngừa sự cố, tai nạn trong sản xuất.
b) Xây dựng các phương án, biện pháp khẩn cấp khi xảy ra sự cố, tai nạn.
c) Trang bị các phương tiện kỹ thuật ứng cứu khi xảy ra sự cố.
4. Thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện
a) Hướng dẫn, phổ biến, thông báo về những biện pháp làm việc ATVSLĐ và những khả năng gây sự cố, tai nạn cần đề phòng.
b) Tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật về ATVSLĐ.
c) Huấn luyện ATVSLĐ, phòng cháy chữa cháy cho người lao động.
d) Đào tạo, huấn luyện về ATVSLĐ, phòng cháy chữa cháy cho người sử dụng lao động, cán bộ quản lý ATVSLĐ của doanh nghiệp.
5. Tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
a) Tổ chức bộ máy (thành lập phòng, ban làm công tác ATVSLĐ; số lượng cán bộ làm công tác an toàn, y tế chuyên trách, bán chuyên trách;…).
b) Phân cấp và phân định trách nhiệm.
c) Xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động, ATVSLĐ.
d) Tự kiểm tra, giám sát, đánh giá và hành động cải thiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác ATVSLĐ, chú ý làm rõ việc chấp hành qui định đánh giá, ghi phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động, trong đó có nội dung ATVSLĐ.
6. Khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
a) Thực hiện khai báo, điều tra tai nạn lao động.
b) Thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
7. Thực hiện các nội dung khác
III. ĐÁNH GIÁ, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Những kết quả đã đạt được
2. Những khó khăn, tồn tại
3. Những đề xuất, kiến nghị
Khi tổng kết, đánh giá cần chú ý:
- Chỉ ra được nguyên nhân, bài học của kết quả đã đạt được và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại; đưa ra được những giải pháp thực hiện thời gian để phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục nhanh chóng những hạn chế, tồn tại và khó khăn trong triển khai, tổ chức thực hiện pháp luật ATVSLĐ của doanh nghiệp, cơ sở.
- Những đề xuất, kiến nghị về cải cách hành chính, cụ thể là cải cách, nâng cao chất lượng và tiện ích của các quy trình, thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực ATVSLĐ; đề xuất, kiến nghị về sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hay dỡ bỏ nhưng qui định không phù hợp của chính sách, chế độ và qui định của pháp luật về ATVSLĐ./.
PHỤ LỤC 2
ĐỀ CƯƠNG TỔNG KẾT, BÁO CÁO KẾT QUẢ 18 NĂM (1995 – 2012) THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
(Áp dụng cho các sở, ban, ngành, đoàn thể và huyện, thành phố)
I. CÔNG TÁC THAM MƯU, TRIỂN KHAI, CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
1. Công tác xây dựng và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động
a) Tình hình xây dựng và tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động (ATVSLĐ).
b) Công tác triển khai, thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ.
2. Công tác chỉ đạo, điều hành
a) Các hoạt động chỉ đạo, hướng dẫn của sở, ban, ngành, đoàn thể.
c) Các hoạt động hướng dẫn, chỉ đạo, điều hành của huyện, thành phố.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Công tác phổ biến, tuyên truyền, đào tạo và huấn luyện
a) Phổ biến, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ.
b) Tuyên truyền nâng cao hiểu biết, nhận thức pháp luật về ATVSLĐ.
c) Tham dự các lớp tập huấn, huấn luyện và tổ chức theo thẩm quyền các lớp tập huấn, huấn luyện ATVSLĐ cho cấp dưới.
d) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ kỹ thuật ATVSLĐ cho cán bộ quản lý, cná bộ kỹ thuật và cán bộ làm công tác ATVSLĐ chuyên trách, bán chuyên trách.
2. Công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học về ATVSLĐ (nếu có)
a) Nghiên cứu khoa học và hành động cải thiện công tác ATVSLĐ:
- Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học và hành động cải thiện đã, đang thực hiện;
- Tên (nội dung) hoạt động nghiên cứu và hành động cải thiện;
- Lĩnh vực nghiên cứu, lĩnh vực hành động cải thiện;
- Phạm vi và thời gian thực hiện;
- Kinh phí thực hiện;
- Hiệu quả mang lại.
c) Khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học về ATVSLĐ.
3. Hợp tác, hội nhập quốc tế về ATVSLĐ (nếu có)
a) Các nội dung, lĩnh vực hợp tác quốc tế về ATVSLĐ.
b) Vai trò, hiệu quả mang lại của hoạt động hợp tác quốc tế về ATVSLĐ.
4. Hoạt động thanh tra, kiểm tra của các sở, ngành, địa phương về ATVSLĐ
a) Tổng số cuộc thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ, trong đó: toàn diện về ATVSLĐ-PCCN và chuyên đề ATLĐ, VSLĐ, PCCN.
b) Tổng số đơn vị được thanh tra, kiểm tra.
e) Các nội dung khác có liên quan đến thanh tra, kiểm tra.
5. Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về ATVSLĐ
a) Tổng số hành vi vi phạm đã lập biên bản, chia ra chủ yếu ở loại hành vi và nội dung cụ thể nào trong công tác ATVSLĐ.
b) Số hành vi vi phạm đã được xử lý, tập trung ở loại hành vi vi phạm nào.
b) Các hình thức xử lý đã được áp dụng, chủ yếu ở hình thức nào.
c) Mức xử lý đã thực hiện.
d) Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý vi phạm (nếu có).
6. Khen thưởng về công tác ATVSLĐ
a) Khen thưởng của Nhà nước, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương.
b) Khen thưởng của các sở, ngành, địa phương.
7. Vai trò và sự tham gia của các đoàn thể chính trị, xã hội trong công tác ATVSLĐ
a) Liên đoàn Lao động tỉnh và Công đoàn các cấp.
b) Liên minh Hợp tác xã tỉnh.
c) Các tổ chức chính trị - xã hội khác (Hội Nông dân, Đoàn thanh niên,….).
III. ĐÁNH GIÁ, KHUYẾN NGHỊ
1. Những kết quả đã đạt được
2. Những khó khăn, tồn tại
3. Đề xuất, khuyến nghị (nếu có)
Khi tổng kết, đánh giá cần chú ý:
- Chỉ ra được nguyên nhân, bài học của kết quả đã đạt được và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại; đưa ra được những giải pháp thực hiện thời gian để phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục nhanh chóng những hạn chế, tồn tại và khó khăn trong triển khai, tổ chức thực hiện pháp luật ATVSLĐ ở ngành, địa phương,...
- Những đề xuất, kiến nghị về cải cách hành chính, cụ thể là cải cách, nâng cao chất lượng và tiện ích của các quy trình, thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực ATVSLĐ; đề xuất, kiến nghị về sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hay dỡ bỏ nhưng qui định không phù hợp của chính sách, chế độ và qui định của pháp luật về ATVSLĐ, nhất là những qui định về nghĩa vụ, quyền và phân cấp quản lý, giám sát, kiểm tra, tuyên truyền, phổ biến pháp luật ATVSLĐ và kinh phí.
- Trách nhiệm quản lý, tổng hợp, công bố kết quả các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học về ATVSLĐ của cơ quan, tổ chức được giao thực hiện hoạt động nghiên cứu để các ngành, địa phương, doanh nghiệp biết và áp dụng; đề xuất kinh phí triển khai hoạt động này.
- Về tổ chức các đoàn sở, ngành, địa phương tham quan học tập kinh nghiệm ở nước ngoài trong xây dựng văn bản pháp luật, qui chuẩn, qui phạm ATVSLĐ và kinh nghiệm quản lý, triển khai, tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ; đề xuất kinh phí triển khai hoạt động này.
- Các đề xuất, kiến nghị khác.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.