BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1196/BXD-VLXD | Hà Nội, ngày 19 tháng 7 năm 2011 |
Kính gửi: Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An.
Bộ Xây dựng nhận được Công văn 135/UBND-KT ngày 14/1/2011 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An, báo cáo tình hình triển khai xây dựng các trạm nghiền xi măng trên địa bàn và đề nghị Bộ Xây dựng xem xét trình Thủ tướng Chính phủ cho phép bổ sung 4 trạm nghiền xi măng vào Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam. Sau khi xem xét, Bộ Xây dựng có ý kiến cụ thể đối với từng dự án như sau:
1/ Dự án trạm nghiền xi măng của Chi nhánh Công ty xi măng Phúc Sơn:
Theo Quy hoạch, Công ty xi măng Phúc Sơn được phép đầu tư 2 dây chuyền sản xuất xi măng với tổng công suất 3,6 triệu tấn xi măng/năm, tại huyện Kim Môn, tỉnh Hải Dương. Hiện nay, 2 dây chuyền đã được chủ đầu tư xây dựng hoàn chỉnh và đồng bộ tại Kim Môn, Hải Dương bao gồm 4 máy nghiền đứng nghiền xi măng, mỗi máy có công suất 150 tấn/h, tổng công suất đạt 3,6 triệu tấn xi măng/năm phù hợp với công suất 2 dây chuyền lò nung clinker; Năm 2010 Công ty xi măng Phúc Sơn sản xuất và tiêu thụ 3,2 triệu tấn; kế hoạch năm 2011 sản xuất và tiêu thụ 4,0 triệu tấn. Như vậy, trạm nghiền xi măng của Chi nhánh Công ty xi măng Phúc Sơn công suất 1,0 triệu tấn/năm tại Long An không gắn với cơ sở sản xuất clinker của nhà máy xi măng Phúc Sơn, tỉnh Hải Dương do đó theo Quyết định số 108/2005/QĐ-TTg ngày 16/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, trạm nghiền này không được phép đầu tư.
2/ Dự án trạm nghiền xi măng của Chi nhánh Công ty hữu hạn xi măng Luks (Việt Nam):
Theo Quy hoạch, Công ty hữu hạn xi măng Luks được phép đầu tư 4 dây chuyền sản xuất xi măng với tổng công suất 2,4 triệu tấn xi măng/năm, tại Vân Xá, Thừa Thiên Huế. Hiện nay, 4 dây chuyền đã được chủ đầu tư xây dựng hoàn chỉnh và đồng bộ tại Thừa Thiên Huế bao gồm 4 máy nghiền xi măng tại Nhà máy chính và một trạm nghiền xi măng công suất 750.000 tấn/năm tại tỉnh Ninh Thuận, tổng công suất các máy nghiền đạt trên 2,5 triệu tấn xi măng/năm phù hợp với công suất 4 dây chuyền lò nung clinker; Năm 2010 Công ty hữu hạn xi măng Luks sản xuất và tiêu thụ 2,2 triệu tấn xi măng; kế hoạch năm 2011 sản xuất và tiêu thụ 2,4 triệu tấn. Như vậy, trạm nghiền xi măng của Chi nhánh Công ty hữu hạn xi măng Luks công suất 1,4 triệu tấn/năm tại Long An không gắn với cơ sở sản xuất clinker của nhà máy xi măng Luks (Việt Nam), tỉnh Thừa Thiên Huế do đó theo Quyết định số 108/2005/QĐ-TTg ngày 16/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, trạm nghiền này không được phép đầu tư.
3/ Dự án trạm nghiền xi măng của Công ty TNHH Công nghiệp FU-I:
Đây là trạm nghiền xi măng độc lập không gắn với cơ sở sản xuất clinker trong nước, theo Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thì dự án này không được phép đầu tư. Công ty xi măng Phúc Sơn đã đầu tư đồng bộ 2 dây chuyền sản xuất xi măng tại huyện Kim Môn, tỉnh Hải Dương với tổng công suất 3,6 triệu tấn xi măng/năm, do đó không còn clinker cung cấp để đáp ứng nhu cầu sản xuất của dự án này.
4/ Dự án trạm nghiền của chi nhánh Công ty cổ phần xi măng Hoà Phát:
Theo Quy hoạch, Công ty cổ phần xi măng Hoà Phát được phép đầu tư 1 dây chuyền sản xuất xi măng công suất 0,9 triệu tấn xi măng/năm, tại huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Dây chuyền đã được chủ đầu tư xây dựng hoàn chỉnh và đồng bộ, trong đó công suất nghiền xi măng phù hợp với công suất dây chuyền lò nung clinker. Như vậy, trạm nghiền xi măng của Chi nhánh Công ty cổ phần xi măng Hoà Phát công suất 1,4 triệu tấn/năm tại Long An không gắn với cơ sở sản xuất clinker của nhà máy xi măng Hoà Phát, tỉnh Hà Nam do đó theo Quyết định số 108/2005/QĐ-TTg ngày 16/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, trạm nghiền này không được phép đầu tư.
Ngày 16/5/2005, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Quyết định số 108/2005/QĐ-TTg , trong đó Thủ tướng Chính phủ đã quy định không đầu tư mới các nhà máy xi măng lò đứng, các trạm nghiền độc lập không gắn với cơ sở sản xuất clinker trong nước. Hiện nay Bộ Xây dựng đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030, trong đó vẫn giữ nguyên quan điểm không đầu tư mới các nhà máy xi măng lò đứng; các trạm nghiền độc lập không gắn với cơ sở sản xuất clinker trong nước; đồng thời yêu cầu Uỷ ban Nhân dân các tỉnh trước khi cấp phép đầu tư dự án xi măng cần lấy ý kiến thoả thuận của Bộ Xây dựng về sự phù hợp Quy hoạch phát triển xi măng. Với quan điểm nêu trên, Bộ Xây dựng không có cơ sở trình Thủ tướng chính phủ bổ sung 4 dự án trạm nghiền xi măng tại Long An vào Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng.
Trên đây là ý kiến của Bộ Xây dựng về 4 trạm nghiền xi măng tại Long An, Bộ Xây dựng đề nghị Uỷ ban Nhân dân tỉnh Long An xem xét, nghiên cứu chuyển đổi 4 dự án nêu trên sang sản xuất các loại sản phẩm khác nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.