BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11381/BCT-XNK | Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2009 |
Kính gửi: | - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; |
Bộ Công Thương xin trao đổi với các Bộ về việc xác định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu năm 2010 như sau:
Trong năm 2009 diễn biến thị trường về cân đối cung cầu và giá cả đối với các mặt hàng trứng gà, trứng vịt, thuốc lá nguyên liệu và muối về cơ bản không có vấn đề gì đặc biệt.
Đối với mặt hàng muối, nhu cầu nhập khẩu muối để phục vụ sản xuất công nghiệp năm 2010 tăng cao do một số doanh nghiệp sản xuất hóa chất đã đầu tư nâng công suất, Công ty cổ phần Hữu hạn Vedan Việt Nam trở lại hoạt động bình thường vào năm 2010 (đầu năm 2009, Công ty ngừng sản xuất để khắc phục sự cố ô nhiễm môi trường). Dự kiến nhu cầu nhập khẩu để phục vụ sản xuất công nghiệp năm 2010 là 260.000 tấn.
Đối với mặt hàng đường, từ quý II năm 2009 thị trường diễn biến khá phức tạp: thiếu hụt nguồn cung do sản lượng mía đường trong nước giảm, giá bán tăng cao, các doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn trong việc bảo đảm đường làm nguyên liệu, hàng nhập lậu chưa được ngăn chặn v.v… Sang năm 2010 dự báo tình hình cung cầu đường tiếp tục diễn biến phức tạp: giá mía nguyên liệu tăng cao, sản xuất đường trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng, giá đường thế giới dự báo ở mức cao. Ngoài ra, chênh lệch thuế suất thuế nhập khẩu trong HNTQ (25% và 40%), ngoài HNTQ (80%, 91%) và thuế ưu đãi theo lộ trình cắt giảm thuế CEPT/AITA (năm 2010 chỉ còn 5%) cũng là những vấn đề phức tạp trong công tác điều hành năm 2010 đối với mặt hàng này.
Căn cứ nguyên tắc quản lý hạn ngạch thuế quan nhập khẩu của WTO, căn cứ quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 1 năm 2006 của Chính phủ, tình hình diễn biến thị trường và ước thực hiện nhập khẩu theo HNTQ năm 2009 (Biểu thống kê chi tiết gửi kèm theo), Bộ Công Thương đề xuất tổng lượng HNTQ nhập khẩu các mặt hàng năm 2010 như sau:
1. Trứng gà, vịt: 36.000 tá – tăng 5% so với lượng công bố năm 2009.
2. Thuốc lá nguyên liệu: 47.500 tấn – tăng 5% so với lượng công bố năm 2009.
3. Muối: 260.000 tấn – tăng 4% so với năm 2009 (muối để phục vụ sản xuất công nghiệp).
Ngoài số lượng nêu trên, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có ý kiến cụ thể về nhu cầu nhập khẩu muối để sản xuất, chế biến muối ăn, muối i ốt (nếu cần thiết).
4. Đường tinh luyện, đường thô:
Phương án 1: 64.000 tấn – tăng 5% so với lượng HNTQ nhập khẩu công bố ban đầu năm 2009 (không tính số lượng bổ sung trong năm).
Nhằm phối hợp điều hành bảo đảm bình ổn nguồn cung nguyên liệu đường phục vụ sản xuất công nghiệp, bình ổn giá cả trên thị trường, đồng thời bảo bộ ngành sản xuất mía đường trong nước, trên cơ sở thông tin về đánh giá nguồn cung, dự kiến cân đối cung cầu năm 2010 của Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các Bộ ngành thống nhất biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế và diễn biến thị trường (có thể sử dụng công cụ thuế để điều chỉnh linh hoạt nguồn cung như đối với các mặt hàng khác).
Phương án 2: Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đánh giá cân đối cung cầu đường năm 2010, xác định lượng thiếu hụt cần phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng, bình ổn giá cả. Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương công bố lượng HNTQ phù hợp cho cả năm 2009 (công bố 1 lần) và phân giao cho các doanh nghiệp trực tiếp sử dụng đường làm nguyên liệu sản xuất, tránh lặp lại tình trạng điều chỉnh bổ sung nhiều lần, gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất.
Văn bản tham gia ý kiến xin được gửi về Bộ Công Thương (Vụ Xuất nhập khẩu) trước ngày 17 tháng 11 năm 2009. Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các Bộ. Bộ Công Thương sẽ chính thức công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 4 mặt hàng trên trong năm 2009 và triển khai cấp giấy phép nhập khẩu theo quy định.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.