BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11124/TCHQ-PC | Hà Nội, ngày 12 tháng 09 năm 2014 |
Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.
Ngày 09/7/2014, Tổng cục Hải quan có Công văn số 8582/TCHQ-PC gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố yêu cầu triển khai công tác đối thoại với doanh nghiệp năm 2014. Qua thực hiện, các Cục Hải quan địa phương báo cáo có 06 nội dung vướng mắc của doanh nghiệp vượt thẩm quyền giải quyết của đơn vị.
Tổng cục đã tổng hợp, giải đáp vướng mắc đối với 06 nội dung này (Phụ lục đính kèm), gửi các đơn vị để thông báo cho doanh nghiệp biết và thực hiện.
Quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn vướng mắc, các đơn vị báo cáo Tổng cục (qua đơn vị nghiệp vụ liên quan đến nội dung vướng mắc) để tiếp tục xem xét giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU GIẢI ĐÁP VƯỚNG MẮC CỦA CÁC CỤC HẢI QUAN ĐỊA PHƯƠNG
(Ban hành kèm theo công văn: 11124/TCHQ-PC ngày 12 tháng 9 năm 2014 của Tổng cục Hải quan)
Câu 1. Cục Hải quan Đắklắk
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ và Thông tư số 04/2007/TT-BTM ngày 04/4/2007 của Bộ Thương mại thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được trực tiếp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư và hàng hóa khác để triển khai hoạt động đầu tư phù hợp với mục tiêu dự án đầu tư trong giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư (Trường hợp hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành, thực hiện theo quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 201/11/2013 của Chính phủ).
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về điều kiện nhập khẩu phân bón phải có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về kinh doanh phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp; có Giấy chứng nhận hợp quy lô phân bón nhập khẩu do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp.
Tại Chi cục Hải quan Đà Lạt - Cục Hải quan Đắklắk phát sinh trường hợp doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhập khẩu phân bón này thuộc Danh mục được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc có Giấy phép của Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp. Khi nhập khẩu, các doanh nghiệp đều khai báo chỉ sử dụng trong phạm vi sản xuất của Công ty, không mua bán kinh doanh.
Như vậy, trường hợp này doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được nhập khẩu phân bón phục vụ dự án đầu tư phù hợp với mục tiêu dự án đầu tư theo Giấy chứng nhận đầu tư hay phải thỏa mãn cả điều kiện nhập khẩu phân bón theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ.
Đề xuất xử lý đối với trường hợp nêu trên không áp dụng theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về kinh doanh phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp; Giấy chứng nhận hợp quy lô phân bón nhập khẩu do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp.
Trả lời
Căn cứ đối tượng điều chỉnh và phạm vi áp dụng của Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ thì điều kiện kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu.... phân bón quy định tại Nghị định này áp dụng với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phân bón và các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lĩnh vực phân bón tại Việt Nam, không phân biệt đối tượng là cá nhân, tổ chức trong nước hay có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời tại điểm 3 Điều 5 về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón có quy định phải tuân thủ các điều kiện về xuất khẩu, nhập khẩu phân bón tại Điều 16, Điều 17 Nghị định này.
Do vậy, đối với trường hợp vướng mắc theo phản ánh của Cục Hải quan tỉnh Đăk Lăk, đề nghị hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP nêu trên.
Câu 2. Cục Hải quan Hà Nội
1. Sắp tới kho của Công ty Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài ngừng khai thác tại Chi cục Hải quan Gia Lâm, việc mở tờ khai tại Chi cục Hải quan Gia Lâm sẽ gặp khó khăn gì? Trong trường hợp hàng hóa bị luồng đỏ, doanh nghiệp có phải mang hàng hóa đi kiểm hóa tại Chi cục Hải quan Nội Bài và thông quan tại Chi cục Hải quan Gia Lâm hay không? Nếu kho của Công ty Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài ngừng khai thác tại Chi cục Hải quan Gia Lâm, kho nào sẽ mở ở Gia Lâm để doanh nghiệp chuyển hàng về.
2. Đơn giản hóa các bước trong giám sát tại cửa khẩu xuất: quy định rõ tối đa thực hiện các bước trong quy trình xử lý để giảm chi phí và thời gian.
3. Cần có bước xác nhận cửa khẩu xuất chính thức sau khi mở tờ khai
4. Đơn giản hóa thủ tục lấy mẫu hàng nhập với cơ quan liên quan trong việc thực hiện Thông tư số 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN với hàng SXXK.
- Việc cắt mẫu, thử nghiệm hàng hóa đối với tờ khai luồng đỏ, phía hải quan và phía tổ chức kiểm định, đánh giá sự phù hợp thép nhập khẩu đều có yêu cầu cắt mẫu để giám định. Việc này khiến doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian, chi phí và ảnh hưởng trực tiếp đến hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp. Ví dụ mặt hàng tấm thép cán nóng (thường có kích thước chuẩn khổ dày x rỗng x dài), nếu bắt buộc phải cắt mẫu thì sau khi cắt xong những mẫu này không thể sử dụng như ban đầu dẫn đến giá trị bị giảm sút, gây thiệt hại không nhỏ cho doanh nghiệp.
- Về thời gian, chi phí thực hiện việc kiểm định đánh giá sự phù hợp của thép nhập khẩu: chi phí thực hiện kiểm định, đánh giá thép nhập khẩu còn cao, chưa có sự thống nhất giữa các trung tâm kiểm định do chưa có quy định rõ ràng từ Bộ Tài chính. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải thực hiện nhiêu thủ tục, văn bản giấy tờ, thời gian từ khi hàng về đến khi doanh nghiệp được đưa vào sản xuất, lưu thông trên thị trường dẫn đến tình trạng ứ đọng hàng ở kho bãi (bãi phát sinh chi phí lưu kho), hàng tồn khi không được sử dụng gây ứ đọng vốn, quay vòng vốn kém hiệu quả...
(Công ty CP Kim khí Thăng Long, Công ty ITC JSC, Công ty Cp SMC Hà Nội)
Trả lời
1. Đối với doanh nghiệp: Khi Công ty Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài ngừng hoạt động tại kho hàng hóa Gia Lâm, Chi cục Hải quan Gia Lâm chỉ thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa còn lại trong kho Gia Lâm. Theo trường hợp tờ khai phân luồng đỏ việc kiểm hóa thực hiện tại Chi cục Hải quan Gia Lâm.
Việc đơn vị nào được chuyển về kho Gia Lâm khi Công ty Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài ngừng khai thác thì phải đợi quyết định của Thủ tướng Chính phủ có cho phép đơn vị khác khai thác tại kho Gia Lâm hay không.
2. Về việc đơn giản hóa các bước trong giám sát tại cửa khẩu xuất
- Đối với đường biển: các bước giám sát tại cửa khẩu xuất đã được quy định tại Thông tư số 22/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014 của Bộ Tài chính. Hiện nay, Tổng cục Hải quan đang trình Bộ Tài chính ban hành quy trình giám sát cảng biển theo VNACCS/VCIS. Theo đó, quy trình giám sát dựa trên việc xác nhận phần mềm, giảm các giấy tờ xuất trình, tận dụng phần mềm quản lý cảng của doanh nghiệp kinh doanh cảng. Trong tương lai gần, Tổng cục Hải quan sẽ đưa vào áp dụng mã vạch trong quy trình giám sát hải quan giảm thiểu tối đa các bước giám sát. Tuy nhiên, Tổng cục Hải quan luôn tiếp thu ý kiến phản ánh tích cực từ cộng đồng doanh nghiệp để xây dựng quy trình giám sát minh bạch và hiệu quả.
- Đối với đường không: đã soạn thảo Quy trình giám sát hàng không theo VNACCS đang hoàn chỉnh để ban hành.
3. Nội dung nêu không rõ nên Tổng cục Hải quan không có cơ sở để trả lời.
4. Về việc đơn giản hóa thủ tục lấy mẫu hàng nhập:
- Việc phải lấy nhiều mẫu thép nhập khẩu để thử nghiệm khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian, chi phí và ảnh hưởng đến hàng hóa: đây là những quy định quản lý nhà nước hiện hành, do đó doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng thép phải nghiên cứu kỹ trước khi nhập khẩu để đáp ứng yêu cầu.
- Về chi phí đánh giá chất lượng thép còn cao, chưa thống nhất giữa các tổ chức kiểm định: đề nghị đơn vị cung cấp thông tin đầy đủ, cụ thể (có chứng từ kèm theo) để Tổng cục Hải quan báo cáo Bộ Tài chính chỉ đạo xử lý.
- Về việc có nhiều thủ tục, giấy tờ và mất nhiều thời gian mới được đưa hàng ra sử dụng: đề nghị đơn vị lấy ý kiến doanh nghiệp để góp ý cho từng khâu thủ tục cần rút ngắn, loại giấy tờ nào cần loại bỏ để Tổng cục Hải quan kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét cải tiến thủ tục đã ban hành.
Về thủ tục hải quan trong khâu lấy mẫu, đề nghị Cục Hải quan Hà Nội chỉ đạo Chi cục Hải quan trực thuộc tổ chức lấy mẫu một lô hàng/một lần cùng với các tổ chức đánh giá sự phù hợp để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Câu 3. Cục Hải quan Hà Nộì
1. Về thuế bảo vệ môi trường: Theo công văn số 6048, doanh nghiệp nội địa bán cho doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp nội địa phải nộp thuế bảo vệ môi trường. Tuy nhiên hệ thống VNACCS lại không có chức năng cho doanh nghiệp xuất khẩu được nộp thuế dẫn đến doanh nghiệp chế xuất phải nộp thuế thì mới được thông quan. Doanh nghiệp đề nghị cơ quan Hải quan tác động để hệ thống mở chức năng này cho doanh nghiệp xuất khẩu được nộp thuế theo đúng quy định.
2. Đề nghị giãn thời hạn nộp thuế nhập khẩu đối với các lô hàng nhập khẩu SXXK đến hạn nộp thuế 275 ngày nhưng chưa xuất hết nguyên liệu do khách hàng kéo dài thời gian thực hiện đơn hàng.
(Công ty CP Kim khí Thăng Long, Công ty TNHH Canon Việt Nam)
Trả lời
1. Nội dung câu hỏi không rõ nên Tổng cục Hải quan không có cơ sở để trả lời cụ thể. Tuy nhiên, theo quy định tại Luật thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 và các văn bản hướng dẫn thực hiện thì:
- Trường hợp doanh nghiệp nội địa nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế Bảo vệ môi trường thì phải nộp thuế bảo vệ môi trường tại thời điểm nhập khẩu, khi bán hàng hóa (đã nộp thuế bảo vệ môi trường) cho doanh nghiệp chế xuất không phải nộp thuế bảo vệ môi trường.
- Trường hợp doanh nghiệp nội địa tự sản xuất hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường, sau đó bán cho doanh nghiệp chế xuất thì doanh nghiệp nội địa phải nộp thuế bảo vệ môi trường cho cơ quan thuế nội địa. Do đó không liên quan đến hệ thống VNACCS.
2. Đề nghị Cục Hải quan TP. Hà Nội căn cứ vào vụ việc và quy định tại điểm C.3 khoản 1 Điều 20 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/09/2014 của Bộ Tài chính để xem xét giải quyết.
Câu 4. Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh
Hiện nay, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được hưởng ưu đãi đầu tư theo Giấy chứng nhận đầu tư do Ban Quản lý Khu công nghệ cao cấp quy định tại khoản 6 Điều 12 Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: “6. Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư vào lĩnh vực được ưu đãi về thuế nhập khẩu theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định này hoặc địa bàn được ưu đãi về thuế nhập khẩu... ”
- Tuy nhiên, tại khoản 9 Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định: “9. Miễn thuế lần đầu đối với hàng hóa là trang thiết bị nhập khẩu theo danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này để tạo tài sản cố định của dự án được ưu đãi về thuế nhập khẩu, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đầu tư về khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, nhà ở; trung tâm thương mại, dịch vụ kỹ thuật, siêu thị, sân golf, khu du lịch, khu thể thao, khu vui chơi giải trí, cơ sở khám, chữa bệnh, đào tạo, văn hóa, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, dịch vụ tư vấn. Các dự án có hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế lần đầu quy định tại khoản này thì không được miễn thuế theo quy định tại các khoản khác Điều này”.
- Ngày 09/7/2014, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao có công văn số 673/KCNC-DN về việc hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định phục vụ xây dựng nhà máy sản xuất của Công ty: “...Hiện nay, công ty Sanofi đang trong quá trình triển khai xây dựng nhà máy sản xuất dược, cần nhập khẩu những hàng hóa là hệ thống cung cấp nước, hệ thống điều hòa và thông gió, hệ thống phòng cháy và chống cháy chuyên dùng trong ngành dược để xây dựng nhà máy, do đó Ban Quản lý xác nhận việc Công ty Sanofi nhập khẩu các hàng hóa trên nhằm mục đích xây dựng nhà máy tạo tài sản cố định của Công ty Sanofi”
Căn cứ quy định nêu trên việc ưu đãi về thuế nhập khẩu quy định tại Khoản 6 và Khoản 9 Điều 12 Nghị định 87/2010/NĐ-CP bị chồng chéo, trùng lặp và được hiểu các dự án áp dụng quy định tại Khoản 9 thì không áp dụng cho các khoản khác của điều này của Nghị định.
Kiến nghị: Đề nghị cho phép doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được ưu đãi thuế nhập khẩu theo quy định Khoản 6 Điều 12 Nghị định 87/2010/NĐ-CP theo Giấy chứng nhận đầu tư và Khoản 9 Điều 12 Nghị định 87/2010/NĐ-CP sau khi được Ban Quản lý Khu Công nghệ cao xác nhận nhập khẩu để tạo tài sản cố định miễn thuế lần đầu.
Trả lời
Để Tổng cục có hướng dẫn cụ thể, đề nghị Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh tập hợp toàn bộ hồ sơ liên quan đến vướng mắc báo cáo Tổng cục Hải quan.
Câu 5. Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh
Nghị định 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định 164/2013/NĐ-CP: “Doanh nghiệp chế xuất được cấp Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam phải thành lập chi nhánh riêng nằm ngoài doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất để thực hiện hoạt động này. Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn cụ thể Điều này”.
- Ngày 18/4/2014, Tổng cục Hải quan có công văn số 4184/TCHQ-GSQL về việc thực hiện quy định tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định 164/2013/NĐ-CP: “Doanh nghiệp chế xuất được tiếp tục thực hiện việc mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo quy định tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ đến hết ngày 30/6/2014. Trong thời gian này, đề nghị Cục Hải quan các tỉnh, thành phố hướng dẫn doanh nghiệp chế xuất hoàn thiện thủ tục thành lập chi nhánh theo quy định.
Từ ngày 01/7/2014, hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định 164/2013/NĐ-CP”.
Tuy nhiên, các Bộ chưa có văn bản hướng dẫn việc thành lập chi nhánh, điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp chế xuất trong hoạt động mua bán hàng hóa, phát sinh thêm chi phí cho việc thành lập chi nhánh.
Kiến nghị: Đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp để sớm ban hành hướng dẫn việc thành lập chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất để doanh nghiệp thực hiện.
Trả lời
- Đối với việc thành lập chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ: Tổng cục Hải quan đã có công văn số 9089/TCHQ-GSQL ngày 22/7/2014 hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện. Theo đó, căn cứ chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại công văn số 5078/VPCP-KTTH ngày 8/7/2014 thì doanh nghiệp chế xuất được tiếp tục thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/2/2008 của Chính phủ đến khi có hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Đối với kiến nghị sớm ban hành hướng dẫn thành lập chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất: Vấn đề này do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, Tổng cục Hải quan ghi nhận và sẽ báo cáo Bộ kiến nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét về vấn đề này theo đúng chức năng, thẩm quyền.
Câu 6. Cục Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Cà Mau, Khánh Hòa, Long An
Văn bản báo cáo vướng mắc vượt thẩm quyền giải quyết của Hải quan địa phương Tổng cục đã có công văn hướng dẫn xử lý, cụ thể như sau:
1. Công văn số 990/HQBRVT-GSQL ngày 08/4/2014 của Cục Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu về đăng ký Danh mục miễn thuế của Công ty cả phần kỹ thuật Ngôi sao.
- Công văn hướng dẫn số 9110/TCHQ-TXNK ngày 23/07/2014.
2. Công văn số 1330/HQBD-GSQL ngày 02/6/2014 của Cục Hải quan Bình Dương về vướng mắc thực hiện Thông tư 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN .
- Công văn hướng dẫn số 880/GSQL-GQ1 ngày 27/06/2014.
3. Công văn số 1596/HQBD-GSQL ngày 30/6/2014 của Cục Hải quan Bình Dương về vướng mắc thủ tục xuất khẩu nguyên liệu, bán thành phẩm để bảo hành cho khách hàng ở nước ngoài.
- Công văn hướng dẫn số 9224/TCHQ-GSQL ngày 30/06/2014.
4. Công văn số 1649/HQBD-GSQL ngày 04/7/2014 của Cục Hải quan Bình Dương về vướng mắc kiểm tra chất lượng nhà nước đối với loại hình nhập nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu.
- Công văn hướng dẫn số 9090/TCHQ-GSQL ngày 22/07/2014.
5. Công văn số 1226/HQĐNa-GSQL ngày 18/6/2014 của Cục Hải quan Đồng Nai về vướng mắc thực hiện Thông tư 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN đối với mặt hàng thép nhập khẩu.
- Công văn hướng dẫn số 880/GSQL-GQ1 ngày 27/06/2014.
6. Công văn số 1438/HQLA-NV ngày 09/7/2014 của Cục Hải quan Long An về việc quyết toán hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế nợ chứng từ thanh toán của hàng hóa xuất khẩu.
- Công văn hướng dẫn số 9722/TCHQ-TXNK ngày 4/8/2014.
7. Công văn số 550/HQKH-NV ngày 06/6/2014 của Cục Hải quan Khánh Hòa về vướng mắc về thủ tục xuất nhập xăng dầu qua kho Ngoại quan xăng dầu Vân Phong.
- Hiện Tổng cục đang lấy ý kiến các đơn vị liên quan.
8. Công văn số 562/HQKH-NV ngày 09/6/2014 của Cục Hải quan Khánh Hòa về báo cáo và đề nghị giải quyết vướng mắc liên quan đến điều chỉnh định mức hàng gia công sau khi xuất khẩu sản phẩm.
- Công văn hướng dẫn số 9233/TCHQ-GSQL ngày 24/07/2014.
9. Công văn số 1317/HQLA-NV ngày 23/6/2014 và công văn số 1372/HQLA-NV ngày 01/7/2014 của Cục Hải quan Long An về vướng mắc thực hiện công văn số 7924/BTC-TCHQ của Bộ Tài chính.
- Tổng cục đã báo cáo Bộ Tài chính, đang chờ hướng dẫn, chỉ đạo.
10. Công văn số 1370/HQLA-NV ngày 01/7/2014 của Cục Hải quan Long An về vướng mắc kiểm tra an toàn thực phẩm.
- Công văn hướng dẫn số 976/GSQL-GQ1 ngày 18/07/2014.
11. Công văn số 780/HQĐNa-TXNK ngày 24/4/2014 của Cục Hải quan Đồng Nai về hồ sơ yêu cầu phân tích gửi Trung tâm Phân tích Phân loại bị trả lại.
- Công văn hướng dẫn số 9634/TCHQ-TXNK ngày 01/08/2014 và công văn số 2190/TXNK-PL ngày 07/08/2014 hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện.
12. Công văn số 1422/HQĐNa-TXNK ngày 04/7/2014 của Cục Hải quan Đồng Nai về kiến nghị thủ tục xác nhận tờ khai sao y.
- Công văn hướng dẫn số 9666/TCHQ-TXNK ngày 1/8/2014.
13. Công văn số 1538/HQĐNa-TXNK ngày 15/7/2014 của Cục Hải quan Đông Nai về phân loại mặt hàng bích (bằng sắt) 400*240*12mm.
- Công văn hướng dẫn số 9894/TCHQ-TXNK ngày 07/08/2014 hướng dẫn phân loại “mặt bích” theo mã số 7208.90.00, thuế suất 0%.
14. Công văn số 950/HQCM-NV ngày 30/10/2013 của Cục Hải quan Cà Mau gửi Cục Thuế xuất nhập khẩu về vướng mắc thuế nhập khẩu mặt hàng nhập khẩu tạo tài sản cố định của dự án đầu tư.
- Công văn số 1429/TXNK-CST ngày 18/11/2013 chuyển Thanh tra Tổng cục xử lý.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.