ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1060/UBND-TNMT | Hà Nội, ngày 01 tháng 02 năm 2013 |
Kính gửi: | - Các Sở, Ban, ngành; |
Để chuẩn bị xây dựng Danh mục dự án kêu gọi nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2013-2015 và các năm tiếp theo, qua đó tăng cường vận động tài trợ từ các Tổ chức phi chính phủ nước ngoài (TCPCPNN), Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị:
1. Căn cứ nhu cầu của ngành và địa phương cần hỗ trợ bằng nguồn vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài, các đơn vị đăng ký dự án, lập đề cương dự án theo mẫu gửi kèm. Các chương trình, dự án nên tập trung ưu tiên vào các lĩnh vực như sau:
- Các chương trình, dự án trong lĩnh vực y tế: xây dựng, nâng cấp, cung cấp trang thiết bị, xử lý chất thải cho các bệnh viện, trung tâm y tế quận, huyện và các trạm y tế xã, phường; nâng cao năng lực và đào tạo cho cán bộ y tế, hỗ trợ phòng chống HIV/AIDS, hỗ trợ và điều trị cho người có HIV/AIDS; hỗ trợ giải quyết các dịch bệnh.
- Các chương trình, dự án trong lĩnh vực giáo dục: xây dựng, nâng cấp, hỗ trợ trang thiết bị cho các trường học, các trường nội trú, đặc biệt là các trường ở vùng nghèo, vùng dân tộc thiểu số; hỗ trợ đào tạo giáo viên, dạy ngoại ngữ, công nghệ thông tin; tài trợ học bổng khuyến học.
- Các chương trình, dự án trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề: đào tạo dạy nghề gắn với tìm việc làm cho các đối tượng khó khăn, người tàn tật, đặc biệt là thanh niên vùng ven đô chịu tác động của đô thị hóa; hỗ trợ cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị cho đào tạo, dạy nghề của hệ thống các trường, trung tâm dạy nghề
- Các chương trình, giải quyết các vấn đề xã hội: giáo dục, giúp đỡ nâng cao điều kiện sống cho trẻ em khó khăn, phụ nữ nghèo, người già neo đơn; phòng chống, buôn bán phụ nữ và trẻ em; quản lý và hạn chế di dân vào thành phố; tuyên truyền, phòng ngừa và giảm thiểu tai nạn giao thông, hút thuốc lá,...
- Các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế: dự án tín dụng cho người nghèo, tạo công ăn việc làm, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ...
- Các chương trình, dự án môi trường: bảo vệ và cải thiện môi trường sống, môi trường thiên nhiên, nâng cao hiệu quả sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên...
- Các chương trình, dự án ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường: bảo vệ và cải thiện môi trường sống, môi trường thiên nhiên, nâng cao hiệu quả sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên...
- Các chương trình, dự án tập trung vào các vùng ngoại thành, nông thôn: phát triển nông thôn tổng hợp, nước sạch nông thôn, xử lý nước thải ô nhiễm, làng nghề gắn với chương trình nông thôn mới của Thành phố giai đoạn 2010-2020.
- Các chương trình, dự án trong lĩnh vực văn hóa: bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, giữ gìn và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa.
- Các chương trình, dự án khác theo nhu cầu của các ngành, địa phương.
Các chương trình, dự án đăng ký kêu gọi nguồn vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư, 16 Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội, ĐT: 04 37347605, Fax: 04 38251733, email: Phanthuynga1l@yahoo.com trước ngày 28/2/2013 để tổng hợp và lập Danh mục dự án kêu gọi viện trợ phi chính phủ nước ngoài. Trong quá trình lập, đề xuất dự án, nếu có khó khăn vướng mắc hoặc chưa rõ thông tin, xin liên hệ với Phòng Hợp tác và TTQT -Sở Kế hoạch và Đầu tư theo địa chỉ trên để được hướng dẫn cụ thể.
2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp các chương trình, dự án kêu gọi nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài từ các đơn vị; biên tập theo mẫu quy định; dịch sang tiếng Anh và đóng Quyển "Danh mục dự án kêu gọi viện trợ phi chính phủ nước ngoài".
Kinh phí xây dựng Danh mục dự án kêu gọi viện trợ phi chính phủ nước ngoài được lấy từ nguồn xúc tiến đầu tư của Thành phố giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị các đơn vị nghiêm túc thực hiện để công tác xúc tiến viện trợ đạt hiệu quả tốt.
(Xin gửi kèm mẫu đề cương dự án kêu gọi viện trợ phi chính phủ nước ngoài).
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
(Phụ lục)
ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN KÊU GỌI VỐN VIỆN TRỢ PCPNN
1. Tên dự án:
2. Cơ quan chủ quản:
a) Địa chỉ liên lạc:...................................... b) số điện thoại/Fax:
3. Đơn vị thực hiện dự án:
a) Địa chỉ liên lạc:........................................ b) số điện thoại/Fax:
4. Thời gian dự kiến thực hiện dự án:
5. Địa điểm thực hiện dự án:
6. Tổng vốn của dự án:............................ USD
Trong đó:
Vốn viện trợ PCPNN không hoàn lại:........... nguyên tệ, tương đương….USD
- Vốn đối ứng:
+ Tiền mặt: VND tương đương với …USD
+ Hiện vật: tương đương…VND tương đương với…USD
I. Bối cảnh, sự cần thiết của dự án và cơ sở đề xuất nhà tài trợ.
1. Mô tả tóm tắt quy hoạch, kế hoạch phát triển của đơn vị thụ hưởng (cơ quan, ngành, lĩnh vực) liên quan đến nội dung của dự án và sự cần thiết, vai trò, vị trí của dự án trong quy hoạch, kế hoạch đó.
2. Khái quát các chương trình, dự án khác đã và đang thực hiện bằng những nguồn vốn khác nhau nhằm mục đích hỗ trợ giải quyết các vấn đề có liên quan của đơn vị đề xuất dự án.
3. Tính phù hợp của mục tiêu dự án với chính sách và định hướng ưu tiên hiện nay.
4. Khái quát những vấn đề cần giải quyết trong phạm vi của dự án đề xuất.
5. Nêu rõ những đối tượng thụ hưởng trực tiếp của dự án đề xuất.
II. Các mục tiêu của dự án
1. Mục tiêu dài hạn:
2. Mục tiêu ngắn hạn:
III. Các kết quả chủ yếu của dự án
Kết quả dự kiến đạt được của dự án và các chỉ số đo lường các kết quả đó (theo từng cấu phần, hạng mục nếu có).
IV. Hạng mục, hoạt động chủ yếu và dự kiến phân bổ nguồn lực của dự án
Mô tả tóm tắt các cấu phần, hạng mục, hoạt động chủ yếu theo từng kết quả dự kiến của dự án (trong đó nêu rõ từng kết quả theo từng cấu phần, hạng mục) và nguồn lực dự kiến tương ứng.
V. Cơ chế tài chính trong nước đối với dự án
1. Vốn viện trợ PCPNN:
- Vốn viện trợ PCPNN:....................................... nguyên tệ, tương đương...................... USD
2. Vốn đối ứng:
Vốn đối ứng:.................................. VND
Trong đó: -Hiện vật: tương đương.................................... VND Tiền mặt:.......................... VND
VI. Tổ chức quản lý thực hiện dự án
1. Phương thức tổ chức quản lý thực hiện dự án.
2. Khái quát cơ chế làm việc, quan hệ giữa các cơ quan: cơ quan chủ quản, chủ dự án, Ban quản lý dự án, nhà tài trợ và các bên tham gia khác để thực hiện và quản lý dự án.
3. Năng lực tổ chức, quản lý thực hiện của chủ dự án dự kiến sẽ được giao thực hiện dự án, bao gồm cả năng lực tài chính.
VII. Phân tích sơ bộ tính khả thi của dự án (về kinh tế, tài chính, công nghệ, năng lực tổ chức thực hiện)
VIII. Phân tích sơ bộ hiệu quả dự án
1. Đánh giá hiệu quả trực tiếp đối với đơn vị thực hiện.
2. Đánh giá tác động kinh tế, xã hội và môi trường đối với ngành, lĩnh vực và địa phương,
3. Đánh giá tính bền vững của dự án sau khi kết thúc.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.