BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1037/BXD-HĐXD | Hà Nội, ngày 08 tháng 6 năm 2010 |
Kính gửi: Công ty TNHH GAMUDA LAND VIETNAM
Bộ Xây dựng đã nhận văn bản số GLVN/YS/PMDT/C2/1.01/ MOC/027/10 ngày 26/4/2010 văn bản số GLVN/YS/PMDT/C2/1.01/ MOC/LYK/034/10 ngày 13/5/2010 của Công ty TNHH GAMUDA LAND VIETNAM trình xin ý kiến về hồ sơ thiết kế cơ sở hệ thống hạ tầng kỹ thuật Dự án Khu đô thị mới C2- GAMUDA GARDENS tại phường Trần Phú và phường Yên Sở, quận Hoàng Mai –TP Hà Nội kèm theo hồ sơ thiết kế cơ sở của Dự án .
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009.
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Sau khi nghiên cứu hồ sơ, Bộ Xây dựng có ý kiến về thiết kế cơ sở của Dự án như sau:
I. Thông tin chung về Công trình .
1. Tên công trình: Hạ tầng kỹ thuật Dự án Khu đô thị mới C2- GAMUDA GARDENS;
2. Chủ đầu tư: Công ty TNHH GAMUDA LAND VIETNAM
3. Nhà thầu thiết kế: Tổng công ty Tư vấn xây dựng Việt Nam
4. Nhà thầu khảo sát xây dựng: Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON và Công ty TNHH nhà nước một thành viên Khảo sát và đo đạc Hà Nội
5. Địa điểm xây dựng: Tại phường Trần Phú và phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Tổng diện tích đất theo quy hoạch chi tiết 1/500: 84.2719 ha; tổng diện tích nghiên cứu của dự án khoảng 74.11 ha và diện tích đất do GAMUDA LAND VIETNAM đầu tư khoảng 65,69 (ha).
6. Tiêu chuẩn áp dụng: Hồ sơ thiết kế áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam và tiêu chuẩn Mỹ, Anh, Quốc tế CIE, Nhật, Malaysia. Việc sử dụng tiêu chuẩn trong thiết kế đã được Chủ đầu tư thống nhất với Nhà thầu thiết kế.
II. Hồ sơ thiết kế cơ sở trình xin ý kiến.
1. Văn bản pháp lý:
Quyết định số 1222/QĐ-UBND ngày 15/03/2010 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu đô thị mới C2.
Văn bản số 161/ BXD-KHCN ngày 17/04/2009 của Bộ Xây dựng về việc cho phép áp dụng các tiêu chuẩn nước ngoài vào các dự án thành phần thuộc dự án Công viên Yên Sở - Quận Hoàng Mai – Hà Nội.
Văn bản số 9767/DLHN-P04 ngày 29/10/2009 của Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội về việc cung cấp điện khu C2 giai đoạn 1, 2.
Văn bản số 019/NSHN-KT ngày 05/01/2010 của Công ty nước sạch Hà Nội về việc thỏa thuận cấp nước dự án ĐTXD Khu đô thị C2 Công viên Yên Sở tại phường Yên Sở, Quận Hoàng Mai, Thanh Trì, Hà Nội.
Quyết định số 628/ QĐ-UBND ngày 02/02/2010 của UBND TP Hà Nội về việc phê duyệt đánh giá tác động môi trường của dự án Khu đô thị mới C2 tại quận Hoàng Mai, Thanh Trì, Hà Nội.
Biên bản nghiệm thu thiết kế cơ sở ngày 21/5/2010 của Chủ đầu tư và tư vấn thiết kế.
Chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm và các chủ trì thiết kế.
2. Tài liệu thiết kế:
- Báo cáo khảo sát xây dựng (địa hình và địa chất công trình);
- Bản vẽ thiết kế cơ sở;
- Thuyết minh thiết kế cơ sở.
III. Phương án thiết kế:
1. Phương án thiết kế san nền
Nền đắp dốc về phía hồ và mương bằng cát sông Hồng. Xử lý nền tại những khu vực đất yếu với các ống PVD, tải chất thêm. Cao độ thiết kế nền hoàn thiện tối thiểu Hmin= 6,30m và tối đa Hmax = 6,60m (trong quy hoạch thấp nhất 6,0m). Bề dày của lớp đắp nền thay đổi từ 1.37m đến 4.02m.
2. Phương án thiết kế hệ thống giao thông
Mạng lưới giao thông nội bộ khu đô thị mới C2 bao gồm đường chính Bắc Nam, Đông Tây; một hệ thống các đường phố trong khu dân cư và thiết kế kết nối với giao thông bên ngoài và đường vào khu đô thị gồm lối vào từ đường gom phía bên trái đường vành đai 3; Lối vào từ đường nối phía Bắc; Lối vào từ đường phía Tây khu đô thị mới C2.
- Đường chính Bắc Nam, Đông Tây
Mặt cắt điển hình đường chính Bắc Nam (Mặt cắt 2 – 2 và mặt cắt 3 – 3); Mặt cắt điển hình đường chính Đông Tây (Mặt cắt 4 – 4 mặt cắt 9 – 9).
Mặt cắt 2-2, B=48m = 1,75+6+6+(11,25x2)+6,75+2,5+(0,5x5)
+ Lộ giới : 48m
+ Đường đi bộ : 1.75m
+ Đường nối : 6m
+ Bãi đỗ xe : 6m
+ Lòng đường xe chạy : 11.25x2=22.5m
+ Vỉa hè : 6.75m
+ Giải phân cách giữa : 2+0.5=2.5m
+ Giải giới hạn đường xe chạy : 0.5x5=2.5m
Mặt cắt 3-3, 4-4, B=40m = (6,75x2)+(11,25x2)+2+(0,5x4)
+ Lộ giới : 40m
+ Vỉa hè : 6.75mx2=13.5m
+ Lòng đường xe chạy : 11.25mx2=22.5m
+ Giải phân cách giữa : 2m
+ Giải giới hạn đường xe chạy : 0.5x4=2m
Mặt cắt 9-9, B=30m = (6x2)+(7x2)+2+(0,5x4)
+ Lộ giới : 30m
+ Vỉa hè : 6mx2=12m
+ Lòng đường xe chạy : 7mx2=14m
+ Giải phân cách giữa : 2m
+ Giải giới hạn đường xe chạy : 0.5x4=2m
- Đường trong khu dân cư
Khu đô thị C2 mới có hai khu dân cư là khu chung cư và khu nhà thấp tầng có cổng rào bảo vệ.
Khối nhà ở được bao bởi đường VĐ3 và đường chính Bắc Nam. Các phố nối vào khu chung cư là đường nhỏ hai làn với bán kính quay là 8-10m.
Khu nhà dân có cổng rào bảo vệ bao gồm hệ thống đường nội bộ hoàn chỉnh. Toàn bộ đường phố là đường nhỏ hai làn. Có một số đoạn vỉa hè rộng hơn để quay trong ngõ cụt, bán kính quay của đường nhỏ khoảng 6m.
Mặt cắt điển hình đường trong khu dân cư C2
B=12m; 13,5m; 15m; 17m; 20m; 22m; 22,5m;
- Đường đi bộ.
Đường dành cho người đi bộ thiết kế dọc các đường chính và đường dân cư trong khu đô thị C2. Chiều rộng của đường đi bộ khoảng 1,20m tại khu dân cư và rộng hơn ở khu công cộng như trường học và khu vực thương mại.
- Thiết kế trắc dọc đường
Đường được thiết kế với độ dốc dọc tối đa là 4% và độ dốc ngang trung bình 2,5%.
- Kết cấu mặt đường: gồm 4 loại
Loại 1: kết cấu mặt đường Bê tông Atsfan dày 62cm dùng cho các tuyến đường cấp đô thị và cấp khu vực có mặt cắt ngang rộng B=20; 22; 22; 2,5; 30; và 40m, kết cấu được tính toán theo tiêu chuẩn 22TCN 211- 06. Các thông số kỹ thuật để tính toán :
+ Eyc = 153Mpa
+ Tải trọng trục P=120KN
+ Đường kính vệt bánh xe D=36cm
+ Áp lực tính toán lên mặt đường ptt= 0,6Mpa
Kết cấu gồm các lớp sau:
- Bê tông atsfan hạt mịn dày 5cm
- Bê tông atsfan hạt thô dày 7cm
- Cấp phối đá dăm loại 1 dày 20cm
- Cấp phối đá dăm loại 2 dày 30cm
- Đất nền đầm chặt k=0,98 dày 90cm
Loại 2: kết cấu mặt đường Bê tông Atsfan dày 50cm dùng cho các tuyến đường cấp nội bộ, có mặt cắt ngang rộng B=17m, 15m; 13,5m; 12m, kết cấu được tính toán theo tiêu chuẩn 22TCN 211-06. Các thông số kỹ thuật để tính toán :
+ Eyc = 122Mpa
+ Tải trọng trục P=120KN
+ Đường kính vệt bánh xe D=36cm
+ Áp lực tính toán lên mặt đường ptt= 0,6Mpa
Kết cấu gồm các lớp sau:
- Bê tông atsfan hạt mịn dày 4cm
- Bê tông atsfan hạt thô dày 6cm
- Cấp phối đá dăm loại 1 dày 15cm
- Cấp phối đá dăm loại 2 dày 25cm
- Đất nền đầm chặt k=0,98 dày 30cm
Loại 3: kết cấu mặt đường lát gạch Block dày 8cm dùng cho các đoạn đường vào khu vực dự án , kết cấu gồm các lớp sau:
- Lát gạch Block(200x100) dày 8 cm
- Cát đệm dày 4cm
- Đá dăm loại 1 dày 15cm
- Đá dăm loại 2 dày 35cm
Loại 4: kết cấu mặt đường lát gạch Block dày 6cm dùng cho các vị trí quay xe, kết cấu gồm các lớp sau:
- Lát gạch Block(200x100) dày 6 cm
- Cát đệm dày 4cm
- Đá dăm loại 1 dày 15cm
- Đá dăm loại 2 dày 35cm
3. Phương án thiết kế thoát nước mưa
Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế độc lập với hệ thống thoát nước thải và thoát ra Kênh Trần.
Thoát nước thứ cấp
Mương thoát nước thứ cấp bao gồm cống hộp bê tông cốt thép có nắp và cống bán nguyệt xây gạch dọc thoát nước nội bộ khu vực vành đai công trình và cống thoát nước bên lề đường ở khu vực nhà ở, sau đó nước sẽ chảy đến đường thoát nước chính.
Cống thoát nước chính gồm các cống hộp bê tông cốt thép có nắp (cống đơn hoặc đôi hoặc ba) thoát ra các khu lớn hơn như kênh/mương, hồ hiện có.
Kích thước đường ống thoát nước chính:
- Trong khu đô thị C2
Tối thiểu : 1,2m (rộng) x 0,9m (cao) cống hộp (1 ô)
Tối đa : 3,0m (rộng) x 1,5m (cao) cống hộp (1 ô)
- Dọc đường phía Tây khu đô thị C2
Tối thiểu : 2,1m (rộng) x 1,5m (cao) cống hộp (2 ô)
Tối đa : 3,6m (rộng) x 1,8m (cao) cống hộp (2 ô)
- Dọc đường nối phía Bắc khu C2
Tối thiểu : 1,2m (rộng) x0,9m (cao) cống hộp (1 ô)
Tối đa : 2,4m (rộng) x 1,5mm (cao) cống hộp (1 ô)
- Cửa xả
- Cửa xả 03 cống bản tiết diện 3,3m (rộng) x 1,8m (cao) cống hộp (3 ô)
- Cửa xả 02 cống bản tiết diện 1,8m (rộng) x 1,5m (cao) cống hộp (1 ô)
- Cửa xả 01 cống bản tiết diện 2,1m (rộng) x 1,5m (cao) cống hộp (1 ô)
4. Phương án thiết kế cấp điện:
Hệ thống cấp nguồn
- Ban đầu xây dựng tạm tuyến cáp ngầm trung thế 22KVCu/XLPE/DSTA/PVC loại chống thấm dọc từ mạng lưới phân phối 22KV hiện có của Tổng công ty điện lực Hà Nội dẫn đến một số trạm biến áp 22/0,4KV trong khu đô thị mới C2.
- Sau đó sẽ xây dựng mới trạm biến áp công suất 2x63MVA-110/22KV ở phía Tây Nam trong công viên Yên Sở để phân phối và cấp điện cho các trạm điện 22/0,4KV của khu đô thị mới C2. Dự kiến trạm biến áp 110/22KV Yên Sở sẽ được đưa vào vận hành đồng bộ vào năm 2010- 2011.
Thiết kế mạng lưới Hạ thế
- Thiết kế tuyến cáp ngầm trung thế 22KV- Cu/XLPE/DSTA/PVC loại chống thấm dọc có ống nhựa HDPE bảo vệ từ 02 trạm cắt HPC/C2/A và bố trí ngầm dọc theo đường quy hoạch đến các trạm biến áp 22/0,4KV của khu đô thị C2.
- Thiết kế lưới hạ thế có cấp điện điện áp 380/220V từ các trạm biến áp 22/04KV đến các tủ điện hạ áp 0,4KV và từ các tủ điện hạ áp 0,4 KV nêu trên đến các tủ phân phối điện tổng (MSB) trong công trình và các tủ điện chiếu sáng đèn đường trong khu đô thị . Mạng lưới điện hạ thế sử dụng cáp ngầm chống thấm dọc có ống nhựa HDPE bảo vệ. Tuyến cáp điện đến các cột đèn đường cũng sử dụng cáp ngầm chống thấm dọc có ống nhựa HDPC bảo vệ.
- Thiết kế chiếu sáng bên trong công trình thuộc khu đô thị C2 kết hợp với thiết kế chiếu sáng cảnh quan chung quanh công trình. Để cấp điện chiếu sáng cảnh quan công trình thiết kế sử dụng cáp ngầm chống thấm dọc có ống nhựa HDPE bảo vệ.
5. Phương án thiết kế mạng thông tin liên lạc
Ngoài thiết kế điện hạ thế nêu trên còn thiết kế mạng lưới thông tin điện thoại của khu đô thị C2 áp dụng phương thức đầu tiên là máy điện thoại để bàn truyền thống. Lưới hệ thống thông tin điện thoại sẽ sử dụng dây dẫn hoặc cáp quang. Thiết kế sử dụng cáp dây loại chôn ngầm đất có ống nhựa HDPC bảo vệ.
6. Phương án thiết kế cấp nước
- Nguồn cấp nước cho khu đô thị mới C2 ở giai đoạn đầu từ tuyến ống đường kính 800mm đặt dọc theo đường Vành Đai 3. Hiện tại, chưa thi công đường ống này nên lấy từ tuyến ống đường kính 600mm từ Nhà máy xử lý nước Nam Dư để cấp cho Khu đô thị mới C2, khu đô thị C2 và một phần khu A2.
- Nhu cầu sử dụng nước cho khu đô thị mới C2 được ước tính là 6.707m3/ng.đêm. Mạng lưới cấp nước được thiết kế theo kiểu mạch vòng và mạch nhánh. Sử dụng ống nhựa HDPE – PN với tất cả các loại ống có đường kính trong 250mm hoặc thấp hơn. Sử dụng Đường ống nước gang dẻo với tất cả các loại ống có đường kính trong 300mm hoặc lớn hơn.
7. Phương án thiết kế thoát nước thải
Khối lượng nước thải của khu đô thị C2 được ước tính là 5.850m3/ngày. Hệ thống thoát nước thải thiết kế là hệ thống riêng hoàn toàn. Nước thải sẽ được thu gom vào các hố ga dẫn đến các đường ống chính theo hệ thống cống riêng biệt. Sau khi thu gom nước thải được đưa về trạm xử lý nước thải.
Nước thải của khu này sẽ được thu về Trạm bơm nước thải (PS-C2) nằm ở góc phía Tây Bắc của khu đô thị C2. Từ trạm PS-C2, nước thải sẽ được bơm qua sông Kim Ngưu đến hố thu tại nhà máy xử lý nước thải. Sử dụng ống HDPE cho ống đường kính ngoài từ 250mm đến 355mm, ống bê tông cốt thép (RCP) cho ống đường kính trong từ 400mm trở lên. Đối với đường ống chính/chịu lực, dùng ống gang dẻo (DI) nối đến trạm bơm nước thải và đoạn nối hố ga với ống tự chảy. Trên mạng lưới thoát nước thải bố trí hố ga thăm.
8. Xử lý chất thải rắn và vệ sinh môi trường.
Đối với khu vực trường học và dịch vụ công cộng có bể rác hoặc bố trí các thùng rác lớn có nắp đậy kín và hợp đồng thu gom rác với Công ty môi trường đô thị. Ngoài ra các khu vực dịch vụ công cộng bố trí các nhà vệ sinh công cộng phục vụ khách vãng lai.
Với khu vực bệnh viện, rác thải được phân loại, thu gom và xử lý riêng theo quy định.
Đối với khu vực nhà cao tầng xây dựng hệ thống thu gom rác từ trên cao xuống bể rác cho từng đơn nguyên.
Đối với khu vực nhà ở thấp tầng tập trung rác vào thùng rác của từng hộ sau đó sẽ được xe chở rác đến thu gom theo thời gian biểu cố định.
Trên các trục đường chính, khu vực cây xanh đường dạo cần đặt các thùng rác công cộng dung tích 50l khoảng cách của các thùng từ 60 đến 100m/thùng.
IV. Ý kiến thiết kế cơ sở
1. Thiết kế cơ sở công trình hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới C2 về cơ bản phù hợp với quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 1222/QĐ-UBND ngày 15/03/2010. Một số vấn đề chưa phù hợp như:
- Trong hồ sơ quy hoạch chi tiết có mặt cắt ngang 28m nhưng trong thiết kế cơ sở không có mặt cắt ngang này. Chiều rộng lòng đường, vỉa hè một số tuyến đường có điều chỉnh bề rộng nhưng vẫn đảm bảo lộ giới theo quy hoạch chi tiết được duyệt;
- Chủ đầu tư và Tư vấn thiết kế cần rà soát các yêu cầu về quy hoạch kiến trúc của các hạng mục công trình trong quy hoạch chi tiết được duyệt và chịu trách nhiệm thiết kế phù hợp với Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết số 773/QĐ-UBND ngày 09/02/2010 của UBND TP Hà Nội. Trường hợp có điều chỉnh so với quy hoạch phải báo cáo UBND TP Hà Nội.
2. Thiết kế cơ sở áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam và các tiêu chuẩn nước ngoài Mỹ, Anh, Quốc tế CIE, Nhật, Malaysia.
Khi áp dụng các tiêu chuẩn nước ngoài, phải đảm bảo đồng bộ từ thiết kế, thi công đến nghiệm thu đối với từng công việc của công trình, phù hợp với quy định tại Thông tư số 40/2009/TT-BXD ngày 9/12/2009 của Bộ Xây dựng quy định việc áp dụng tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài.
3. Nhà thầu lập thiết kế cơ sở có đăng ký kinh doanh, chủ nhiệm và các chủ trì thiết kế có chứng chỉ hành nghề.
4. Một số vấn đề cần lưu ý
- Cần bổ sung lưu lượng nước dùng cho chữa cháy; Thiết kế trạm bơm nước thải của Khu C2; Bản vẽ tổng hợp đường dây đường ống kỹ thuật ngầm đảm bảo khoảng cách giữa các hệ thống kỹ thuật theo đúng tiêu chuẩn áp dụng.
- Nước thải sinh hoạt không được xử lý sơ bộ tại các bể tự hoại trước khi dẫn ra hệ thống thoát nước thải chung để bơm về trạm xử lý nước thải, vì vậy cần lưu ý phải tính toán đảm bảo vận tốc dòng chảy trong cống theo tiêu chuẩn được áp dụng. Khoảng cách giữa các hố ga lớn hơn tiêu chuẩn Việt Nam (thiết kế khoảng 80m, TCVN 40m đối với ống D400) cần điều chỉnh thiết kế cho phù hợp. Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn Malaysia cần lựa chọn thiết bị nạo vét đồng bộ để vận hành hệ thống an toàn.
- Bổ sung thiết kế đấu nối giữa hệ thống hạ tầng chung của Khu ở với hệ thống kỹ thuật cấp nước, thoát nước thải, cấp điện... với hộ dân đảm bảo mỹ quan và thuận lợi trong quản lý vận hành.
- Chủ đầu tư và Tư vấn thiết kế hoàn toàn chịu trách nhiệm về an toàn công trình, chất lượng xây dựng công trình.
- Cần thực hiện khảo sát các công trình ngầm, rà phá bom mìn và những công trình khác trong khu vực thực hiện dự án để có giải pháp xử lý hoặc di chuyển theo quy định, đảm bảo an toàn cho thi công và khôi phục các hoạt động bình thường tại khu vực.
- Trong quá trình thi công xây dựng và sử dụng công trình, phải có biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận. Nước thải sinh hoạt phải được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thoát ra hệ thống thoát nước chung của khu vực. Rác thải phải được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định.
Trên đây là ý kiến của Bộ Xây dựng về thiết kế cơ sở công trình hạ tầng kỹ thuật Dự án Khu đô thị mới C2, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Chủ đầu tư, Tư vấn thiết kế căn cứ vào ý kiến trên để hoàn thiện thiết kế cơ sở trước khi triển khai các bước tiếp theo phù hợp với các quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.