ỦY BAN DÂN TỘC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1029/UBDT-CSDT | Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2012 |
Kính gửi: Bộ Tư pháp
Thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011 đến 2020; Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 4/5/2012 của Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011- 2016 và Văn bản số 122/VPCP-TH ngày 07/02/2012 của Văn phòng Chính phủ về việc Danh mục các đề án trong chương trình công tác năm 2012 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Ủy ban Dân tộc chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương nghiên cứu xây dựng chính sách đặc thù đầu tư hỗ trợ định canh, định cư cho đồng bào ở xã, thôn có nhiều núi đá, độ dốc lớn thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai. Trên cơ sở ý kiến tham gia của các Bộ, ngành bằng văn bản, Ủy ban Dân tộc đã tiếp thu để hoàn chỉnh dự thảo (xin gửi kèm văn bản tham gia góp ý của các Bộ ngành và dự thảo Tờ trình, Quyết định, Đề án và bản tổng hợp ý kiến của các Bộ ngành).
Ủy ban Dân tộc trân trọng đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định chính sách nêu trên. Ý kiến thẩm định của Quý Bộ xin gửi về Ủy ban Dân tộc để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ.
Rất mong sự hợp tác của Quý Bộ.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
BÁO CÁO TỔNG HỢP Ý KIẾN
CỦA CÁC BỘ, NGÀNH THAM GIA GÓP Ý CHO DỰ THẢO TỜ TRÌNH VÀ QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ ĐẦU TƯ, HỖ TRỢ ĐỊNH CANH, ĐỊNH CƯ CHO ĐỒNG BÀO Ở XÃ THÔN, BẢN CÓ NHIỀU NÚI ĐÁ, ĐỘ DỐC LỚN THƯỜNG XUYÊN BỊ ẢNH HƯỞNG THIÊN TAI
Thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020; thực hiện chương trình công tác năm 2012 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Ủy ban Dân tộc đã chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương liên quan nghiên cứu xây dựng chính sách đặc thù đầu tư hỗ trợ định canh, định cư cho đồng bào ở xã, thôn bản có nhiều núi đá, độ dốc lớn thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai.
Quá trình xây dựng chính sách, Ủy ban Dân tộc đã tiếp thu kiến nghị của các địa phương, của các cử tri đại biểu quốc hội tại các kỳ họp quốc hội khoá XI; Ủy ban Dân tộc đã thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập xây dựng chính sách, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khảo sát, nghiên cứu để xây dựng chính sách tại một số địa phương (Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Quảng Nam...). Đã ban hành văn bản đề nghị các địa phương (gửi 32 tỉnh) rà soát chính sách, đánh giá hiệu quả việc thực hiện chính sách và đề xuất nhu cầu thực hiện chính sách đặc thù. Tất cả các tỉnh đều đề nghị cần thiết phải xây dựng chính sách đặc thù cho vùng có nhiều núi đá, độ dốc lớn với cơ chế chính sách đặc thù riêng. Ban soạn thảo đã tổ chức 2 cuộc hội thảo vùng (phía Bắc và miền Trung và Tây Nguyên) với đại diện của 29 tỉnh (mỗi tỉnh gồm Đại diện Lãnh đạo các sở ngành như Ban Dân tộc, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động Thương binh và Xã hội mỗi tỉnh chọn đại diện lãnh đạo của 01 huyện vùng có nhiều núi, độ dốc lớn- Các đại biểu tham dự hội thảo đều nhất trí về chủ trương xây dựng chính sách đặc thù là rất cần thiết
Ủy ban Dân tộc đã tổ chức 02 cuộc hội thảo với các Bộ ngành liên quan. Tại các cuộc hội thảo với Bộ, ngành, các đại biểu đều tán thành xây dựng chính sách đặc thù thực hiện tại vùng có nhiều núi đá, độ dốc lớn...
Sau khi tổng hợp ý kiến tại các cuộc hội thảo và hoàn thiện các văn bản dự thảo, cơ quan soạn thảo đã gửi xin ý kiến các Bộ, ngành liên quan bằng văn bản, đã đăng tải dự thảo Tờ trình và Quyết định chính sách trên trang tin điện tử của Ủy ban Dân tộc. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các Bộ, ngành và ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, Ủy ban Dân tộc đã hoàn thiện các văn bản dự thảo và báo cáo giải trình những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, kính trình Thủ tướng Chính phủ.
1. Những ý kiến thống nhất
Ủy ban Dân tộc gửi xin ý kiến một số bộ, ngành như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội. Cơ bản các Bộ, ngành gửi xin ý kiến đều nhất trí việc xây dựng, ban hành triển khai thực hiện chính sách đặc thù và đồng tình với các văn bản do Ủy ban Dân tộc dự thảo.
2. Một số ý kiến còn khác nhau
Bộ Tài chính đề nghị Ủy ban Dân tộc chưa trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách này với lý do ngân sách nhà nước năm 2013 rất khó khăn và dự toán 2013 chưa bố trí kinh phí để thực hiện chính sách này. Mặt khác, đối tượng của Bộ Tài chính cho rằng đối tượng của chính sách này là một phần của đối tượng quy định tại Quyết định 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Ủy ban Dân tộc cân nhắc việc trùng lắp chính sách này với các chính sách khác đang thực hiện trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi, đối tượng quy định rõ là đồng bào dân tộc thiểu số và chỉ áp dụng cho hộ nghèo và cận nghèo, tiêu chí để xác định xã thôn bản có nhiều núi đá độ, đốc lớn cần quy định rõ hơn (thiếu nước đối với xã, thôn bản có nhiều núi đá, tiêu chí hạn hán lũ ống lũ quét..), về nội dung hỗ trợ chỉ hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho cộng đồng hoặc các điểm tái định cư mới, nội dung hỗ trợ gạo thường xuyên chỉ quy định trong trong thời gian ngắn (3-6 tháng) không hỗ trợ thường xuyên như đề nghị của Ủy ban Dân tộc, đề nghị bổ sung hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm; cần tính toán sơ bộ kinh phí dự kiến để thực hiện giai đoạn 2012- 2020, quy định rõ nguồn vốn từ ngân sách địa phương bố trí đối ứng từ 10 - 20%.
Hội đồng Dân tộc về tên gọi chính sách đề nghị sửa lại: « Chính sách đặc thù đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào ở xã thôn bản có nhiều núi đá, độ dốc lớn thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai giai đoạn 2012- 2020 »
Về đối tượng phạm vi cần phải đánh giá phân loại cụ thể để làm rõ tính đặc thù của chính sách và cho rằng đây là chính sách đầu tư cho cộng đồng đối tượng đề cập đến hộ và nhóm hộ là chưa đủ
Về nội dung chính sách: cần bổ sung kết quả khảo sát tại các địa phương vùng có vùng núi đá, độ dốc lớn thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai, đồng thời làm rõ tính đặc thù trong chính sách và dự toán kinh phí để thực hiện
Chính sách nên thiết kế theo hướng: về thời gian để thực hiện chính sách, về đất ở, về nguồn nước, về đất sản xuất, về hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề nâng cao đời sống.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cần bổ sung làm rõ việc hỗ trợ, bố trí, sắp xếp tái định cư đối với hộ ở xã, thôn bản có nhiều núi đá, độ dốc lớn thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai như hạn hán, lũ ống lũ quét, rét đậm, rét hại, nguy cơ sạt lở cao, không thể si chuyển được phải di chuyển đến nơi ở mới.
3. Ý kiến giải trình và tiếp thu của Ủy ban Dân tộc
Ủy ban Dân tộc đã nghiêm túc tiếp thu ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, hoàn thiện dự thảo Tờ trình và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Về các ý kiến còn khác nhau, Ủy ban Dân tộc xin giải trình như sau:
- Về tên gọi (ý kiến của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội): Ủy ban Dân tộc xây dựng chính sách Thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011 đến 2020 và Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 04/3/2012 của Chính phủ về Ban hành chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016.
- Về Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (ý kiến của Bộ Tư pháp): Chỉnh lý lại tên gọi và nội dung dự thảo Quyết định theo hướng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Ủy ban Dân tộc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chính sách đặc thù đầu tư hỗ trợ định canh định cư cho đồng bào ở xã thôn bản có nhiều núi đá độ dộc lớn thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai để thực hiện (kèm theo Quyết định và Đề án).
- Về tính đặc thù của văn bản và cân nhắc sự trùng lặp của chính sách vùng có nhiều núi đá, độ dốc lớn thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai: Ủy ban Dân tộc đã nghiên cứu, khảo sát lựa chọn những vùng có điều kiện địa hình tự nhiên, khí hậu rất khắc nghiệt thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai, những vùng khó khăn hơn trong những vùng khó khăn để xây dựng và thực hiện chính sách đặc thù. Khó khăn do địa hình, điều kiện tự nhiên, do khí hậu nên những vùng núi đá, độ dốc lớn thiếu đất sản xuất, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất nghiêm trọng (không có nguồn nước) Thời gian qua những vùng này tuy đã có nhiều chương trình chính sách đầu tư cho vùng dân tộc và miền núi, nhưng do nguồn vốn từ ngân sách Trung ương cấp hàng năm thấp, nên nhiều công trình cơ sở hạ tầng, nhiều chính sách chỉ mới xây dựng đến huyện, đến trung tâm xã, chưa đến được các thôn, bản, các nhóm hộ ở vùng sâu vùng xa; các chính sách thực hiện ở vùng khó khăn còn mang tính bình quân, các vùng địa bản rộng hơn, đi lại khó hơn chưa được ưu tiên đầu tư cao hơn nên đời sống của đồng bào còn hết sức khó khăn, nếu tiếp tục thực hiện chính sách như hiện nay khoảng cách giữa các vùng dân tộc tại các địa bàn này có nguy cơ ngày một gia tăng.
Ủy ban Dân tộc cho rằng rất cần thiết phải thực hiện chính sách này nhằm phát triển kinh tế xã hội, ổn định đời sống cho đồng bào các dân tộc (cả dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số), đảm bảo an sinh xã hội và an ninh chính trị cho vùng dân tộc và miền núi. Ủy ban Dân tộc trân trọng đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo cân đối nguồn kinh phí để thực hiện chính sách đặc thù này vì đây là những vùng còn khó khăn nhất trong cả nước.
Về các ý kiến cần tính toán sơ bộ kinh phí để thực hiện chính sách (Hội đồng dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư), dự kiến có bao nhiêu hộ, bao nhiêu thôn bản, xã Hội đồng Dân tộc), làm rõ phương dự kiến huy động vốn (Bộ Tư pháp): Trong dự thảo tờ trình và Quyết định đã đưa ra bộ tiêu chí để lựa chọn các xã, thôn, bản có nhiều núi đá, độ dốc lớn gắn với ảnh hưởng của thiên tai để thực hiện chính sách. Sau khi Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành (đây có thể coi là chính sách khung) các địa phương tổ chức rà soát, khảo sát xây dựng các dự án cụ thể, tổng hợp và phê duyệt đề án để thực hiện, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các bộ ngành liên quan sẽ tổng hợp các đề án của địa phương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch để thực hiện. Vì vậy tại Quyết định này chưa dự toán kinh phí và dự kiến các xã, thôn bản vùng có nhiều núi đá, độ dốc lớn.
Vì tính đặc thù của chính sách này là: Chỉ được thực hiện chính sách cho những vùng khó khăn nhất (theo tiêu chí quy định). Đầu tư hỗ trợ theo thực tế dự án của địa phương được tổng hợp phê duyệt. Nếu trên cùng một địa bàn thực hiện nhiều chính sách có cùng nội dung thì chỉ thực hiện một chính sách với định mức cao hơn, sẽ không có sự trùng lắp chính sách.
Về ý kiến không hỗ trợ gạo ăn thường xuyên cho đồng bào dân tộc, chỉ quy định hỗ trợ gạo ăn trong thời gian bị thiên tai từ 3-6 tháng (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Ủy ban Dân tộc cho rằng việc hỗ trợ gạo ăn thường xuyên cho đồng bào ở vùng nhiều núi đá, độ dốc lớn là rất cần thiết để đồng bào yên tâm định cư, không di dân đi nơi khác đảm bảo ổn định đời sống vì những lý do sau:
Thứ nhất, những vùng này thiếu đất sàn do điều kiện tự nhiên là vùng núi đá, độ dốc lớn không có khả năng canh tác, lương thực chính chủ yếu là ngô (trồng 1 vụ);
Thứ hai, những vùng này thường xuyên bị ảnh hưởng của khí hậu khắc nghiệt rất khó khăn cho sản xuất;
Thứ ba, chỉ hỗ trợ cho đồng bào từ 10-13kg/người/tháng để đảm bảo ổn định đời sống, để đồng bào không bị đói đứt bữa, đói giáp hạt, số lương thực còn thiếu cho 1 người/tháng đồng bào tự sản xuất.
Trên đây là báo cáo tổng hợp ý kiến tham gia của các Bộ, ngành, Ủy ban Dân tộc đã tiếp thu chỉnh sửa, hoàn thiện văn bản.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.