BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1028/QLCL-CL1 | Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2011 |
Kính gửi: | - Các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu; |
Từ đầu năm 2011 đến nay, nhiều lô hàng tôm và cá tra/basa của Việt Nam tiếp tục bị Cơ quan thẩm quyền Nhật Bản cảnh báo do phát hiện dư lượng hóa chất cấm Trifluralin và Cơ quan thẩm quyền Nhật Bản đã áp dụng chế độ kiểm tra tăng cường 100% đối với các lô hàng tôm và 30% đối với các lô hàng cá tra/basa. Từ ngày 10/6/2011, do phát hiện 02 lô hàng tôm của Việt Nam có dư lượng Enrofloxacin vượt mức giới hạn cho phép, Cơ quan thẩm quyền Nhật Bản đã áp dụng chế độ kiểm tra tăng cường về dư lượng Enrofloxacin đối với 100% các lô hàng tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Đặc biệt tại thị trường EU, Cơ quan thẩm quyền các nước Đức và Italia cũng đã cảnh báo 04 lô cá tra của Việt Nam do phát hiện hóa chất cấm Trifluralin và chất diệt mối Chlorpyriphos.
Việc nhiều lô hàng của tôm và cá tra của Việt Nam bị các thị trường lớn như: EU, Nhật Bản … cảnh báo sẽ ảnh hưởng rất lớn tới uy tín sản phẩm thủy sản của Việt Nam. Để sớm khắc phục tình trạng trên và giữ vững uy tín sản phẩm thủy sản của Việt Nam tại các thị trường quan trọng này, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã có văn bản gửi Tổng cục Thủy sản và Cục Thú y đề nghị tăng cường thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng các hóa chất, kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản cũng đã chủ động tăng cường giám sát các hóa chất, kháng sinh nêu trên trong Chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi. Đồng thời, Cục yêu cầu các đơn vị thực hiện như sau:
1. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu:
- Chủ động rà soát Chương trình quản lý chất lượng theo HACCP để nhận diện và kiểm soát các mối nguy về hóa chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thủy sản, trong đó đặc biệt lưu ý việc kiểm soát mối nguy về dư lượng Trifluralin, Enrofloxacin trong sản xuất sản phẩm cá tra/basa và tôm xuất khẩu vào thị trường EU và Nhật Bản (tham khảo hướng dẫn của Cục tại các công văn số 2197/QLCL-CL1 ngày 12/11/2010 và công văn số 505/QLCL-CL1 ngày 04/4/2011).
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến tới cơ sở nuôi, cơ sở cung cấp nguyên liệu thủy sản cho doanh nghiệp về tác hại của việc sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm (Trifluralin, …) trong nuôi trồng thủy sản; yêu cầu các cơ sở nuôi ngừng sử dụng hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng (Enrofloxacin, …) đúng thời gian quy định trước khi thu hoạch. Lưu ý: Doanh nghiệp không mua nguyên liệu từ cơ sở nuôi có sử dụng Enrofloxacin/Ciprofloxacin khi chế biến thủy sản xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản và Bắc Mỹ.
- Cung cấp thông tin về cơ sở nuôi có thủy sản bị phát hiện nhiễm hóa chất, kháng sinh về Cục hoặc Cơ quan Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Trung bộ, Nam bộ (theo địa bàn hoạt động của doanh nghiệp) để phối hợp với cơ quan chức năng địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm.
2. Các Trung tâm Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản vùng 1-6:
- Chuyển tiếp nội dung công văn này tới các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn phụ trách.
- Hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp trong việc nhận diện, xây dựng và thực hiện các biện pháp kiểm soát mối nguy về hóa chất, kháng sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh thủy sản khi được yêu cầu.
Yêu cầu các đơn vị lưu ý thực hiện.
Nơi nhận: | KT. CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.